Khủng hoảng tài chính toàn cầu và rủi ro thanh toán
Nhiều người nghĩ, Việt Nam không bị tác động nhiều, nhưng một nỗi lo từ khu vực xuất khẩu đang dần hiện hữu
Nguy cơ một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tồi tệ nhất kể từ những năm 30 của thế kỷ trước đang lồ lộ trước mắt.
Nhiều người nghĩ, Việt Nam không bị tác động nhiều, nhưng một nỗi lo từ khu vực xuất khẩu đang dần hiện hữu.
Tại hội nghị giao ban trực tuyến bàn về giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu những tháng cuối năm, Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu xuất khẩu cả năm tương đương 61,2 tỷ USD. Đến nay, xuất khẩu đã đi được 2/3 chặng đường nhưng điều muốn nói ở đây không phải vấn đề doanh số mà là câu chuyện rủi ro thanh toán xuất khẩu cho cả doanh nghiệp và ngân hàng.
Theo bà Nguyễn Thanh Sơn, trợ lý đầu tư Ngân hàng Liên Việt, trong bối cảnh phức tạp của thị trường tài chính hiện nay, xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố cung cầu khi người dân nước nhập khẩu giảm chi tiêu.
Tuy nhiên, một loại rủi ro khác nguy hiểm hơn, đó là rủi ro thanh toán.
Hiện tại, một tỷ trọng khá lớn doanh số xuất khẩu Việt Nam thực hiện thông qua thanh toán thư tín dụng L/C theo hình thức tương đối chắc ăn là “không hủy ngang, có xác nhận”.
Theo đó, để tham gia vào hoạt động thanh toán xuất khẩu thì phải có 4 bên: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, ngân hàng bên xuất khẩu và ngân hàng bên nhập khẩu. Hình thức “không hủy ngang có xác nhận” được hiểu là bất cứ một điều khoản nào của hợp đồng thư tín dụng mà bên nhập khẩu thay đổi sẽ không có hiệu lực cho đến khi được sự đồng ý của bên xuất khẩu.
Trong trường hợp xuất khẩu vào những thị trường rủi ro thì ngoài 2 ngân hàng nói trên còn có sự hiện diện của một ngân hàng trung gian thứ 3 với vai trò “ngân hàng xác nhận”.
“Ngân hàng xác nhận” được coi gần như một công cụ bảo hiểm, có uy tín đối với ngân hàng của bên xuất khẩu và ngân hàng bên nhập khẩu. Ví dụ, khi xuất khẩu hàng sang Nga, một ngân hàng Nga nhận thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu Việt Nam nhưng nếu nhà xuất khẩu Việt Nam chưa yên tâm về ngân hàng đối tác, có thể yêu cầu ngân hàng Nga tìm một ngân hàng trung gian và độ tin cậy cao như HSBC xác nhận.
Giả định ngân hàng Nga vỡ nợ hoặc rơi vào tình trạng phá sản, không thanh toán được, thì HSBC phải thay mặt thanh toán cho bên Việt Nam.
Sẽ bớt lo nếu tất cả doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thực hiện thanh toán theo phương thức “không hủy ngang có xác nhận” nhưng thực tế, còn một tỷ lệ không nhỏ hàng xuất khẩu vẫn được thanh toán theo hình thức tín dụng thư thông thường hoặc thanh toán trực tiếp.
Điều này được hiểu là khi bán hàng, doanh nghiệp phó thác niềm tin vào đối tác và ít chú ý đến các biện pháp phòng tránh rủi ro. Giám đốc một ban của Tập đoàn Dệt may cho biết, khá nhiều doanh nghiệp vẫn thanh toán theo hình thức bên mua chuyển thẳng tiền vào tài khoản bên bán, không nhờ ngân hàng trả hộ, thu hộ và càng không bao giờ biết đến những phương thức thanh toán an toàn như “không hủy ngang có xác nhận”.
Vậy, doanh nghiệp xuất khẩu và ngân hàng phải làm gì trong bối cảnh hệ thống tài chính trên thế giới đang diễn ra vô cùng phức tạp?
Ông Phạm Văn Thành - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu (Eximbank) - cho biết: “Eximbank rất cảnh giác với những đối tác khi có thông tin không tốt và đương nhiên sẽ yêu cầu có ngân hàng thứ ba xác nhận dù phải trả phí xác nhận”.
Cùng với đó, Eximbank nhờ có một hệ thống đại lý rộng khắp trên thế giới nên việc luôn chuẩn bị phương án dự phòng khi đối tác gặp rủi ro. Ngoài ra, ngân hàng này còn theo dõi rất sát mọi nguồn tin về diễn biến tình hình trên thế giới, kết hợp với dự đoán của các nhà phân tích để có thể kết đưa ra quyết định nhanh nhất.
Nhưng để an toàn hơn và tránh rủi ro, ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam lưu ý đối với doanh nghiệp xuất khẩu rằng, khi thanh toán quốc tế phải lựa chọn ngân hàng đại diện cho hai bên thật uy tín và ràng buộc chặt vào hợp đồng.
Tiếp theo, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến tư vấn từ các ngân hàng trong nước để tìm hiểu rõ hơn về ngân hàng thanh toán mà đối tác đưa ra. Ngoài ra, doanh nghiệp nên sẵn sàng bỏ ra một khoản phí để trả cho ngân hàng xác nhận.
Để làm được việc này, theo ông Ân, các ngân hàng thương mại trong nước cho vay xuất khẩu cũng phải sát cánh với doanh nghiệp, để hỗ trợ doanh nghiệp.
Ngoài ra, một vấn đề khá nhạy cảm trong hoàn cảnh hiện nay là các ngân hàng thương mại trong nước có quan hệ tín dụng với khách hàng xuất khẩu, phục vụ đơn hàng xuất khẩu, cần rà soát các hợp đồng, kiểm tra kỹ tình hình thanh toán nợ, kiểm soát chặt chẽ các món vay, nhằm phòng tránh rủi ro một cách tốt nhất.
Và đương nhiên, sự cẩn trọng này cũng không thừa đối với các tập đoàn, tổng công ty trong nước trong các hợp đồng, giao dịch lớn với ngân hàng hay đối tác nước ngoài.
* Kết thúc 8 tháng đầu 2008, so với cùng kỳ năm trước, doanh số hàng xuất khẩu Việt Nam đạt 43,3 tỷ USD, tăng 39,1%. Không tính dầu thô và than đá, một số mặt hàng xuất khẩu đạt mức trên một tỷ USD như: dệt may đạt 6 tỷ USD, tăng 20%; giày dép đạt 3,2 tỷ USD, tăng 18,5%; hàng thủy sản đạt 2,9 tỷ USD, tăng 20,8%; gạo đạt 3,4 triệu tấn, tương đương 2,2 tỷ USD, giảm 4,8% về lượng và tăng 96,1% về kim ngạch; sản phẩm gỗ đạt 1,8 tỷ USD, tăng 20,5%; cà phê đạt 1,5 tỷ USD, tăng 9,2%; cao su đạt 1 tỷ USD, tăng 30,5%.
Nhiều người nghĩ, Việt Nam không bị tác động nhiều, nhưng một nỗi lo từ khu vực xuất khẩu đang dần hiện hữu.
Tại hội nghị giao ban trực tuyến bàn về giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu những tháng cuối năm, Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu xuất khẩu cả năm tương đương 61,2 tỷ USD. Đến nay, xuất khẩu đã đi được 2/3 chặng đường nhưng điều muốn nói ở đây không phải vấn đề doanh số mà là câu chuyện rủi ro thanh toán xuất khẩu cho cả doanh nghiệp và ngân hàng.
Theo bà Nguyễn Thanh Sơn, trợ lý đầu tư Ngân hàng Liên Việt, trong bối cảnh phức tạp của thị trường tài chính hiện nay, xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố cung cầu khi người dân nước nhập khẩu giảm chi tiêu.
Tuy nhiên, một loại rủi ro khác nguy hiểm hơn, đó là rủi ro thanh toán.
Hiện tại, một tỷ trọng khá lớn doanh số xuất khẩu Việt Nam thực hiện thông qua thanh toán thư tín dụng L/C theo hình thức tương đối chắc ăn là “không hủy ngang, có xác nhận”.
Theo đó, để tham gia vào hoạt động thanh toán xuất khẩu thì phải có 4 bên: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, ngân hàng bên xuất khẩu và ngân hàng bên nhập khẩu. Hình thức “không hủy ngang có xác nhận” được hiểu là bất cứ một điều khoản nào của hợp đồng thư tín dụng mà bên nhập khẩu thay đổi sẽ không có hiệu lực cho đến khi được sự đồng ý của bên xuất khẩu.
Trong trường hợp xuất khẩu vào những thị trường rủi ro thì ngoài 2 ngân hàng nói trên còn có sự hiện diện của một ngân hàng trung gian thứ 3 với vai trò “ngân hàng xác nhận”.
“Ngân hàng xác nhận” được coi gần như một công cụ bảo hiểm, có uy tín đối với ngân hàng của bên xuất khẩu và ngân hàng bên nhập khẩu. Ví dụ, khi xuất khẩu hàng sang Nga, một ngân hàng Nga nhận thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu Việt Nam nhưng nếu nhà xuất khẩu Việt Nam chưa yên tâm về ngân hàng đối tác, có thể yêu cầu ngân hàng Nga tìm một ngân hàng trung gian và độ tin cậy cao như HSBC xác nhận.
Giả định ngân hàng Nga vỡ nợ hoặc rơi vào tình trạng phá sản, không thanh toán được, thì HSBC phải thay mặt thanh toán cho bên Việt Nam.
Sẽ bớt lo nếu tất cả doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thực hiện thanh toán theo phương thức “không hủy ngang có xác nhận” nhưng thực tế, còn một tỷ lệ không nhỏ hàng xuất khẩu vẫn được thanh toán theo hình thức tín dụng thư thông thường hoặc thanh toán trực tiếp.
Điều này được hiểu là khi bán hàng, doanh nghiệp phó thác niềm tin vào đối tác và ít chú ý đến các biện pháp phòng tránh rủi ro. Giám đốc một ban của Tập đoàn Dệt may cho biết, khá nhiều doanh nghiệp vẫn thanh toán theo hình thức bên mua chuyển thẳng tiền vào tài khoản bên bán, không nhờ ngân hàng trả hộ, thu hộ và càng không bao giờ biết đến những phương thức thanh toán an toàn như “không hủy ngang có xác nhận”.
Vậy, doanh nghiệp xuất khẩu và ngân hàng phải làm gì trong bối cảnh hệ thống tài chính trên thế giới đang diễn ra vô cùng phức tạp?
Ông Phạm Văn Thành - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu (Eximbank) - cho biết: “Eximbank rất cảnh giác với những đối tác khi có thông tin không tốt và đương nhiên sẽ yêu cầu có ngân hàng thứ ba xác nhận dù phải trả phí xác nhận”.
Cùng với đó, Eximbank nhờ có một hệ thống đại lý rộng khắp trên thế giới nên việc luôn chuẩn bị phương án dự phòng khi đối tác gặp rủi ro. Ngoài ra, ngân hàng này còn theo dõi rất sát mọi nguồn tin về diễn biến tình hình trên thế giới, kết hợp với dự đoán của các nhà phân tích để có thể kết đưa ra quyết định nhanh nhất.
Nhưng để an toàn hơn và tránh rủi ro, ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam lưu ý đối với doanh nghiệp xuất khẩu rằng, khi thanh toán quốc tế phải lựa chọn ngân hàng đại diện cho hai bên thật uy tín và ràng buộc chặt vào hợp đồng.
Tiếp theo, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến tư vấn từ các ngân hàng trong nước để tìm hiểu rõ hơn về ngân hàng thanh toán mà đối tác đưa ra. Ngoài ra, doanh nghiệp nên sẵn sàng bỏ ra một khoản phí để trả cho ngân hàng xác nhận.
Để làm được việc này, theo ông Ân, các ngân hàng thương mại trong nước cho vay xuất khẩu cũng phải sát cánh với doanh nghiệp, để hỗ trợ doanh nghiệp.
Ngoài ra, một vấn đề khá nhạy cảm trong hoàn cảnh hiện nay là các ngân hàng thương mại trong nước có quan hệ tín dụng với khách hàng xuất khẩu, phục vụ đơn hàng xuất khẩu, cần rà soát các hợp đồng, kiểm tra kỹ tình hình thanh toán nợ, kiểm soát chặt chẽ các món vay, nhằm phòng tránh rủi ro một cách tốt nhất.
Và đương nhiên, sự cẩn trọng này cũng không thừa đối với các tập đoàn, tổng công ty trong nước trong các hợp đồng, giao dịch lớn với ngân hàng hay đối tác nước ngoài.
* Kết thúc 8 tháng đầu 2008, so với cùng kỳ năm trước, doanh số hàng xuất khẩu Việt Nam đạt 43,3 tỷ USD, tăng 39,1%. Không tính dầu thô và than đá, một số mặt hàng xuất khẩu đạt mức trên một tỷ USD như: dệt may đạt 6 tỷ USD, tăng 20%; giày dép đạt 3,2 tỷ USD, tăng 18,5%; hàng thủy sản đạt 2,9 tỷ USD, tăng 20,8%; gạo đạt 3,4 triệu tấn, tương đương 2,2 tỷ USD, giảm 4,8% về lượng và tăng 96,1% về kim ngạch; sản phẩm gỗ đạt 1,8 tỷ USD, tăng 20,5%; cà phê đạt 1,5 tỷ USD, tăng 9,2%; cao su đạt 1 tỷ USD, tăng 30,5%.