“Đừng quá lo lắng với khủng hoảng”
"Với Việt Nam lúc này, việc giữ vững niềm tin là điều quan trọng nhất, khi thị trường tài chính toàn cầu đang diễn biến phức tạp"
"Với Việt Nam lúc này, việc giữ vững niềm tin là điều quan trọng nhất, khi thị trường tài chính toàn cầu đang diễn biến phức tạp".
Đó là quan điểm của TS. Nguyễn Thị Mùi, Phó giám đốc Học viện Tài chính, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia. Trao đổi với VnEconomy xung quanh những diễn biến gần đây trên thị trường tài chính thế giới, bà nói:
- Những chấn động trên thị trường tài chính Mỹ những ngày vừa qua đã tác động có tính hệ thống đến thị trường tài chính toàn cầu. Là một siêu cường về kinh tế, Mỹ chiếm 15% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm của thế giới, nên sự biến động của nền kinh tế nước này có tác động đến nhiều nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam, trên các phương diện tài chính, tiền tệ, thương mại, đầu tư.
Mặc dù là một nền kinh tế nhỏ, mới nổi, nhưng Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập với thế giới. Do đó, những biến động của thế giới luôn có tác động nhất định đến Việt Nam ở các mức độ khác nhau.
Thực tế, với sự phá sản, đổ vỡ của những ngân hàng hàng đầu của Mỹ như Lehman Brothers, Merrill Lynch… trong những ngày qua có thể chưa tác động nhiều đến nền kinh tế Việt Nam, nhưng trước mắt, Đô la Mỹ đã có diễn biến phức tạp, tâm lý lo lắng của nhà đầu tư cũng đã thể hiện rõ trên thị trường chứng khoán và thị trường vàng Việt Nam.
Đáng ngại nhất là yếu tố tâm lý
Vậy theo bà, với sự phá sản, đổ vỡ của những ngân hàng hàng đầu của Mỹ: Lehman Brothers, Merrill Lynch… có tác động cụ thể như thế nào đến thị trường tài chính của Việt Nam?
Sự sụp đổ của một số ngân hàng lớn ở Mỹ, vốn có bề dày hoạt động hàng trăm năm, có thể gây nên tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư, khiến họ muốn chuyển các khoản tiền tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại ra vàng hay các tài sản có giá trị khác, trong khi năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng Việt Nam còn yếu.
Điều này nếu không được đánh giá đúng, có thể dẫn đến hiện tượng rút tiền gửi đột biến ở một số tổ chức tín dụng, khiến cho tình hình thanh khoản ở các ngân hàng thương mại gặp khó khăn.
Trong bối cảnh suy thoái đang lan rộng ra toàn cầu, các định chế tài chính sẽ phải xem xét lại chiến lược đầu tư và danh mục đầu tư của mình. Điều đó có thể sẽ diễn ra sự điều chỉnh nhất định của dòng đầu tư vào thị trường vốn Việt Nam.
Tuy nhiên, tác động lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam là xu hướng bán ra ồ ạt của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây chính là điều khiến VN-Index có thể sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trong những ngày tiếp theo.
Và theo tôi, hiện tại thì điều đáng lo ngại nhất hiện nay ở Việt Nam là yếu tố tâm lý.
Còn với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nói chung thì sao?
Hiện nay, Mỹ là nhà đầu tư lớn và cũng là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Vì thế, những biến động xấu của nền kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ có những tác động trực tiếp và gián tiếp đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.
Khủng hoảng tài chính Mỹ sẽ khiến sức mua, khả năng tiêu dùng trên thị trường này suy giảm. Điều này tất yếu sẽ tác động đến khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Một số mặt hàng lớn như dệt may, da giày, thủy sản... có thể sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể chậm lại, lạm phát dễ có nguy cơ bị đẩy lên.
Mặt khác, theo tôi cũng không nên quá lo lắng, bởi nền kinh tế nước ta có những quan hệ với nền kinh tế Mỹ, nhưng không sâu như các nước châu Âu. Mặt khác, trong thời gian qua không có biểu hiện các ngân hàng có liên quan đến cho vay cầm cố bất động sản dưới tiêu chuẩn ở Mỹ có chi nhánh tại Việt Nam rút vốn về nước. Hiện tại, cũng chưa có ngân hàng Việt Nam nào có hoạt động cho vay cầm cố bất động sản trên thị trường Mỹ.
Vậy giải pháp trước mắt để tránh hoặc giảm thiểu thấp nhất những tác động này là gì, theo bà?
Về phía cơ quan quản lý nhà nước: Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính… cần tăng cường giám sát chặt chẽ diến biến của thị trường tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại trong việc cho vay bất động sản, chứng khoán và tiêu dùng.
Chúng ta cần có gói giải pháp đồng bộ cho các bộ phận của thị trường tài chính, trong đó đặc biệt lưu tâm thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Cần củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư, bằng cách tạo sự nhất quán về chính sách trong chỉ đạo và thực hiện, thông tin kịp thời và đầy đủ diễn biến thị trường quốc tế và trong nước.
Về phía các định chế tín dụng, phải tăng cường năng lực quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động ngân hàng, tránh để xảy ra hiệu ứng bầy đàn, tạo niềm tin của các nhà đầu tư vào hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Việt Nam có được lợi từ khủng hoảng?
Có ý kiến cho rằng, với thị trường bất ổn, nhiều rủi ro của Mỹ hiện nay, dòng vốn nhiều khả năng sẽ được chuyển sang thị trường an toàn, có khả năng sinh lời cao, cụ thể là các thị trường mới nổi, ít liên thông với các thị trường phát triển như Việt Nam. Vì vậy, thậm chí Việt Nam còn có thể được hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, bởi thực tế, chênh lệch lãi suất USD giữa Việt Nam và Mỹ đã lên đến trên 4%. Bà đánh giá sao về nhận định này?
Theo tôi, nhận định này cũng có ý đúng, nhưng chưa đủ.
Trước hết, đồng ý rằng khi thị trường của quốc gia nào đó bất ổn, dòng vốn sẽ được chuyển sang thị trường có độ an toàn cao hơn, có khả năng sinh lời cao, cụ thể là các thị trường mới nổi, ít liên thông với các thị trường phát triển như Việt Nam, nếu đánh giá đúng tình hình.
Tuy nhiên, không thể nói rằng kinh tế Mỹ bất ổn thì Việt Nam đương nhiên có thể được hưởng lợi. Rõ ràng, đây là tình huống mà các nước không mong muốn. Bởi vì kinh tế Mỹ khủng hoảng sẽ kéo theo sự suy thoái của kinh tế toàn cầu.
Trong bối cảnh một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Việt Nam thì điều đó là không có lợi. Còn việc kiếm lợi nhờ chênh lệch tỷ giá thì hầu như không đáng kể, do thực tế tỷ giá đồng VND vẫn được Ngân hàng Nhà nước quản lý, kiểm soát trong biên độ cho phép. Và sự gia tăng tỷ giá 4% chỉ là thời điểm, không phải xu thế lâu dài.
Hơn nữa, đứng ở góc độ vĩ mô, thì đồng VND lên giá sẽ hạn chế xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu, như vậy sẽ bất lợi cho Việt Nam.
Công cụ hạn chế rủi ro còn thiếu!
Bà đánh giá sao về tính độc lập tự chủ và yếu tố kháng cự nội tại của hệ thống các ngân hàng thương mại trong nước?
Hệ thống ngân hàng Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, vốn tự có thấp, quản trị rủi ro còn bất cập, vì thế khả năng chống đỡ các “cú sốc” như hiện tượng đột biến rút tiền gửi, thiếu hụt thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam là yếu.
Mới đây khi trả lời báo chí, ông Ayumi Konishi, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định: các ngân hàng thương mại Việt Nam có hệ thống quản lý rủi ro chưa có căn bản và nền tảng. Bà nhận định như thế nào về quan điểm này?
Theo tôi, điều này là đúng. Mặc dù các ngân hàng Việt Nam đã nhận thức rõ vấn đề này, vì vậy đã chú trọng hơn rất nhiều, nhưng mới chỉ là bước đầu, phương pháp quản trị rủi ro chưa mang tính chủ động, tích cực, chưa thực sự trở thành công cụ phục vụ quản trị điều hành.
Hơn nữa, với một thị trường tài chính còn non trẻ như ở Việt Nam thì các công cụ thị trường được dùng để hạn chế rủi ro còn rất thiếu.
Vậy theo bà, hạn chế lớn nhất trong hệ thống quản lý rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay là gì?
Hạn chế lớn nhất trong hệ thống quản lý rủi ro của các ngân hàng Việt Nam là hệ thống thông tin quản lý và chất lượng nguồn nhân lực cho công việc này. Nếu thông tin về hoạt động ngân hàng không kịp thời, thiếu chính xác, trong khi tính tuân thủ không cao, thì không thể có được các quyết định đúng.
Kinh nghiệm cho Việt Nam
Theo bà, việc những ngân hàng hàng đầu của Mỹ phá sản, đổ vỡ đem lại những bài học, kinh nghiệm gì cho Việt Nam?
Thứ nhất, là lĩnh vực kinh doanh ngân hàng có tính đặc thù, nhạy cảm cao với những biến động thất thường của nền kinh tế, vì vậy cần có những qui định chặt chẽ về an toàn hoạt động ngân hàng, đặc biệt khi các ngân hàng mở rộng tín dụng vào bất động sản, chứng khoán và cho vay tiêu dùng.
Thứ hai, sự yếu kém của hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù đó là quốc gia phát triển, sẽ đe doạ đến sự ổn định về kinh tế và tài chính không chỉ ở quốc gia đó. Vì vậy, nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính là nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ.
Thứ ba, một sự quyết đoán kịp thời của Chính phủ: nên “cứu” tổ chức nào, tổ chức nào không “cứu”, được phân tích rõ ràng. Những gói giải pháp kèm theo một lượng tài chính nhất định là rất có ý nghĩa đối với thị trường tài chính Mỹ vừa qua.
Và cuối cùng là niềm tin của nhà đầu tư trong mọi hoàn cảnh đều được tính đến, bởi mất niềm tin, thì mức độ trầm trọng hơn rất nhiều.
Với những tác động từ bên trong và bên ngoài, cũng như để đáp ứng các mục tiêu kinh tế vĩ mô, theo bà, trong thời gian tới chính sách tiền tệ cần phải có những biện pháp gì?
Việc thực thi chính sách tiền tệ phải góp phần ổn định thị trường tài chính, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, lạm phát và nhập siêu trong nước vẫn cao, thì mục tiêu hàng đầu vẫn là ổn định vĩ mô, phải kiểm soát được lạm phát, nhưng nền kinh tế vẫn có điều kiện tăng trưởng.
Vì vậy, chính sách tiền tệ vẫn được điều hành theo hướng chặt chẽ, nhưng các công cụ được điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến của thị trường.
Cụ thể, bên cạnh việc tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc, để giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế như vừa qua đã thực hiện, Ngân hàng Nhà nước nên tính tới giảm lãi suất cơ bản trong trường hợp lạm phát có xu hướng giảm, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, tiếp cận được khoản tín dụng lành mạnh phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh.
Đó là quan điểm của TS. Nguyễn Thị Mùi, Phó giám đốc Học viện Tài chính, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia. Trao đổi với VnEconomy xung quanh những diễn biến gần đây trên thị trường tài chính thế giới, bà nói:
- Những chấn động trên thị trường tài chính Mỹ những ngày vừa qua đã tác động có tính hệ thống đến thị trường tài chính toàn cầu. Là một siêu cường về kinh tế, Mỹ chiếm 15% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm của thế giới, nên sự biến động của nền kinh tế nước này có tác động đến nhiều nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam, trên các phương diện tài chính, tiền tệ, thương mại, đầu tư.
Mặc dù là một nền kinh tế nhỏ, mới nổi, nhưng Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập với thế giới. Do đó, những biến động của thế giới luôn có tác động nhất định đến Việt Nam ở các mức độ khác nhau.
Thực tế, với sự phá sản, đổ vỡ của những ngân hàng hàng đầu của Mỹ như Lehman Brothers, Merrill Lynch… trong những ngày qua có thể chưa tác động nhiều đến nền kinh tế Việt Nam, nhưng trước mắt, Đô la Mỹ đã có diễn biến phức tạp, tâm lý lo lắng của nhà đầu tư cũng đã thể hiện rõ trên thị trường chứng khoán và thị trường vàng Việt Nam.
Đáng ngại nhất là yếu tố tâm lý
Vậy theo bà, với sự phá sản, đổ vỡ của những ngân hàng hàng đầu của Mỹ: Lehman Brothers, Merrill Lynch… có tác động cụ thể như thế nào đến thị trường tài chính của Việt Nam?
Sự sụp đổ của một số ngân hàng lớn ở Mỹ, vốn có bề dày hoạt động hàng trăm năm, có thể gây nên tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư, khiến họ muốn chuyển các khoản tiền tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại ra vàng hay các tài sản có giá trị khác, trong khi năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng Việt Nam còn yếu.
Điều này nếu không được đánh giá đúng, có thể dẫn đến hiện tượng rút tiền gửi đột biến ở một số tổ chức tín dụng, khiến cho tình hình thanh khoản ở các ngân hàng thương mại gặp khó khăn.
Trong bối cảnh suy thoái đang lan rộng ra toàn cầu, các định chế tài chính sẽ phải xem xét lại chiến lược đầu tư và danh mục đầu tư của mình. Điều đó có thể sẽ diễn ra sự điều chỉnh nhất định của dòng đầu tư vào thị trường vốn Việt Nam.
Tuy nhiên, tác động lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam là xu hướng bán ra ồ ạt của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây chính là điều khiến VN-Index có thể sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trong những ngày tiếp theo.
Và theo tôi, hiện tại thì điều đáng lo ngại nhất hiện nay ở Việt Nam là yếu tố tâm lý.
Còn với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nói chung thì sao?
Hiện nay, Mỹ là nhà đầu tư lớn và cũng là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Vì thế, những biến động xấu của nền kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ có những tác động trực tiếp và gián tiếp đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.
Khủng hoảng tài chính Mỹ sẽ khiến sức mua, khả năng tiêu dùng trên thị trường này suy giảm. Điều này tất yếu sẽ tác động đến khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Một số mặt hàng lớn như dệt may, da giày, thủy sản... có thể sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể chậm lại, lạm phát dễ có nguy cơ bị đẩy lên.
Mặt khác, theo tôi cũng không nên quá lo lắng, bởi nền kinh tế nước ta có những quan hệ với nền kinh tế Mỹ, nhưng không sâu như các nước châu Âu. Mặt khác, trong thời gian qua không có biểu hiện các ngân hàng có liên quan đến cho vay cầm cố bất động sản dưới tiêu chuẩn ở Mỹ có chi nhánh tại Việt Nam rút vốn về nước. Hiện tại, cũng chưa có ngân hàng Việt Nam nào có hoạt động cho vay cầm cố bất động sản trên thị trường Mỹ.
Vậy giải pháp trước mắt để tránh hoặc giảm thiểu thấp nhất những tác động này là gì, theo bà?
Về phía cơ quan quản lý nhà nước: Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính… cần tăng cường giám sát chặt chẽ diến biến của thị trường tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại trong việc cho vay bất động sản, chứng khoán và tiêu dùng.
Chúng ta cần có gói giải pháp đồng bộ cho các bộ phận của thị trường tài chính, trong đó đặc biệt lưu tâm thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Cần củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư, bằng cách tạo sự nhất quán về chính sách trong chỉ đạo và thực hiện, thông tin kịp thời và đầy đủ diễn biến thị trường quốc tế và trong nước.
Về phía các định chế tín dụng, phải tăng cường năng lực quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động ngân hàng, tránh để xảy ra hiệu ứng bầy đàn, tạo niềm tin của các nhà đầu tư vào hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Việt Nam có được lợi từ khủng hoảng?
Có ý kiến cho rằng, với thị trường bất ổn, nhiều rủi ro của Mỹ hiện nay, dòng vốn nhiều khả năng sẽ được chuyển sang thị trường an toàn, có khả năng sinh lời cao, cụ thể là các thị trường mới nổi, ít liên thông với các thị trường phát triển như Việt Nam. Vì vậy, thậm chí Việt Nam còn có thể được hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, bởi thực tế, chênh lệch lãi suất USD giữa Việt Nam và Mỹ đã lên đến trên 4%. Bà đánh giá sao về nhận định này?
Theo tôi, nhận định này cũng có ý đúng, nhưng chưa đủ.
Trước hết, đồng ý rằng khi thị trường của quốc gia nào đó bất ổn, dòng vốn sẽ được chuyển sang thị trường có độ an toàn cao hơn, có khả năng sinh lời cao, cụ thể là các thị trường mới nổi, ít liên thông với các thị trường phát triển như Việt Nam, nếu đánh giá đúng tình hình.
Tuy nhiên, không thể nói rằng kinh tế Mỹ bất ổn thì Việt Nam đương nhiên có thể được hưởng lợi. Rõ ràng, đây là tình huống mà các nước không mong muốn. Bởi vì kinh tế Mỹ khủng hoảng sẽ kéo theo sự suy thoái của kinh tế toàn cầu.
Trong bối cảnh một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Việt Nam thì điều đó là không có lợi. Còn việc kiếm lợi nhờ chênh lệch tỷ giá thì hầu như không đáng kể, do thực tế tỷ giá đồng VND vẫn được Ngân hàng Nhà nước quản lý, kiểm soát trong biên độ cho phép. Và sự gia tăng tỷ giá 4% chỉ là thời điểm, không phải xu thế lâu dài.
Hơn nữa, đứng ở góc độ vĩ mô, thì đồng VND lên giá sẽ hạn chế xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu, như vậy sẽ bất lợi cho Việt Nam.
Công cụ hạn chế rủi ro còn thiếu!
Bà đánh giá sao về tính độc lập tự chủ và yếu tố kháng cự nội tại của hệ thống các ngân hàng thương mại trong nước?
Hệ thống ngân hàng Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, vốn tự có thấp, quản trị rủi ro còn bất cập, vì thế khả năng chống đỡ các “cú sốc” như hiện tượng đột biến rút tiền gửi, thiếu hụt thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam là yếu.
Mới đây khi trả lời báo chí, ông Ayumi Konishi, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định: các ngân hàng thương mại Việt Nam có hệ thống quản lý rủi ro chưa có căn bản và nền tảng. Bà nhận định như thế nào về quan điểm này?
Theo tôi, điều này là đúng. Mặc dù các ngân hàng Việt Nam đã nhận thức rõ vấn đề này, vì vậy đã chú trọng hơn rất nhiều, nhưng mới chỉ là bước đầu, phương pháp quản trị rủi ro chưa mang tính chủ động, tích cực, chưa thực sự trở thành công cụ phục vụ quản trị điều hành.
Hơn nữa, với một thị trường tài chính còn non trẻ như ở Việt Nam thì các công cụ thị trường được dùng để hạn chế rủi ro còn rất thiếu.
Vậy theo bà, hạn chế lớn nhất trong hệ thống quản lý rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay là gì?
Hạn chế lớn nhất trong hệ thống quản lý rủi ro của các ngân hàng Việt Nam là hệ thống thông tin quản lý và chất lượng nguồn nhân lực cho công việc này. Nếu thông tin về hoạt động ngân hàng không kịp thời, thiếu chính xác, trong khi tính tuân thủ không cao, thì không thể có được các quyết định đúng.
Kinh nghiệm cho Việt Nam
Theo bà, việc những ngân hàng hàng đầu của Mỹ phá sản, đổ vỡ đem lại những bài học, kinh nghiệm gì cho Việt Nam?
Thứ nhất, là lĩnh vực kinh doanh ngân hàng có tính đặc thù, nhạy cảm cao với những biến động thất thường của nền kinh tế, vì vậy cần có những qui định chặt chẽ về an toàn hoạt động ngân hàng, đặc biệt khi các ngân hàng mở rộng tín dụng vào bất động sản, chứng khoán và cho vay tiêu dùng.
Thứ hai, sự yếu kém của hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù đó là quốc gia phát triển, sẽ đe doạ đến sự ổn định về kinh tế và tài chính không chỉ ở quốc gia đó. Vì vậy, nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính là nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ.
Thứ ba, một sự quyết đoán kịp thời của Chính phủ: nên “cứu” tổ chức nào, tổ chức nào không “cứu”, được phân tích rõ ràng. Những gói giải pháp kèm theo một lượng tài chính nhất định là rất có ý nghĩa đối với thị trường tài chính Mỹ vừa qua.
Và cuối cùng là niềm tin của nhà đầu tư trong mọi hoàn cảnh đều được tính đến, bởi mất niềm tin, thì mức độ trầm trọng hơn rất nhiều.
Với những tác động từ bên trong và bên ngoài, cũng như để đáp ứng các mục tiêu kinh tế vĩ mô, theo bà, trong thời gian tới chính sách tiền tệ cần phải có những biện pháp gì?
Việc thực thi chính sách tiền tệ phải góp phần ổn định thị trường tài chính, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, lạm phát và nhập siêu trong nước vẫn cao, thì mục tiêu hàng đầu vẫn là ổn định vĩ mô, phải kiểm soát được lạm phát, nhưng nền kinh tế vẫn có điều kiện tăng trưởng.
Vì vậy, chính sách tiền tệ vẫn được điều hành theo hướng chặt chẽ, nhưng các công cụ được điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến của thị trường.
Cụ thể, bên cạnh việc tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc, để giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế như vừa qua đã thực hiện, Ngân hàng Nhà nước nên tính tới giảm lãi suất cơ bản trong trường hợp lạm phát có xu hướng giảm, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, tiếp cận được khoản tín dụng lành mạnh phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh.