“Kích cầu” và bài toán chống thất nghiệp
Có chi tiết được chuyên gia đặt lên ưu tiên hàng đầu, nhưng còn khá mờ nhạt trong gói giải pháp kích cầu của Chính phủ
Mới đây, một số tổ chức trong và ngoài nước đã bắt tay vào thực hiện một dự án có tên “Máy xén chính sách”.
Nội dung của dự án là khảo sát và đề xuất những khả năng “xén” đi những thủ tục rườm rà, những gì không cần thiết gây phiền hà và làm tăng chi phí của doanh nghiệp.
Dự án nói trên ước tính, nếu “xén” được những điều đó, các doanh nghiệp sẽ có khoảng 12.000 tỷ đồng (khoảng 800 triệu USD) để thúc đẩy sản xuất kinh doanh…
Nói về chi tiết đó, TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc phụ trách nghiên cứu Chương trình Giảng dạy Fulbright, bình luận rằng: “Việc cải cách hành chính như dự án đó đề cập cũng có tác động tương tự, thậm chí còn trực tiếp hơn so với gói giải pháp kích cầu hiện nay, bởi vì đó là tiền thật, tiền của doanh nghiệp làm ra được để họ dùng vào thúc đẩy sản xuất kinh doanh”.
Cũng trong câu chuyện về kích cầu, một chi tiết trong gói giải pháp vĩ mô của Chính phủ trong hướng kích cầu đầu tư và tiêu dùng lần này, được TS. Tự Anh cũng như TS. Trần Đình Thiên, quyền Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng cần đặt lên ưu tiên hàng đầu, đó là tạo công ăn việc làm mới và chống thất nghiệp.
“Tôi đồng ý với quan điểm tạo ra công ăn việc làm cho 1,7 triệu lao động mới mỗi năm là ưu tiên số 1 hiện nay. Ưu tiên này một công đôi việc, một phần nó kích cầu. Một người có thu nhập và thu nhập ổn định thì họ sẽ tiêu dùng. Khi có công ăn việc làm thì sẽ tạo được niềm tin của người tiêu dùng, tạo được sự ổn định trong xã hội, đặc biệt là về mặt dư luận, tránh được những rủi ro và rạn nứt về mặt xã hội”, TS. Tự Anh phân tích.
Hiện Chính phủ chưa công bố cụ thể các dự án và phân bổ vốn trong kế hoạch kích cầu sắp tới, nhưng theo khuyến nghị của ông Tự Anh, trước mắt nếu sử dụng gói kích cầu đó vào những hạng mục đầu tư thâm dụng lao động thì sẽ tạo được nhiều giá trị tốt, kích thích cho nền kinh tế.
Ngược lại, nếu sử dụng cho những hạng mục đầu tư thâm dụng vốn thì đó là có thể là một sai lầm.
Ví dụ mà chuyên gia này đưa ra là với khoản đầu tư 1 tỷ USD đẩy vào 1 cảng biển, 1 sân bay, 1 con đường lớn, tất nhiên sẽ tạo ra nhu cầu, tạo ra việc làm, nhưng số tiền đó sẽ làm được bao nhiêu dự án?
Chẳng hạn như triển khai dự án 1 sân bay mất khoảng 500 triệu USD, 1 tỷ USD Chính phủ trích ra làm được 2 cái và chỉ có ích cho một khu vực nhỏ, lĩnh vực và phạm vi nhỏ; trong khi nhiều dự án cần vốn ít hơn, tạo được nhiều lao động hơn.
Cũng theo quan điểm của hai chuyên gia nói trên, trong bối cảnh kinh tế suy giảm, thất nghiệp là một vấn đề của kinh tế và kéo theo nhiều hệ lụy về xã hội. Đây là một trọng tâm cần ổn định để có những chính sách kịp thời, góp phần tạo hiệu quả khi triển khai những chính sách kích cầu vĩ mô khác.
Thế nhưng, đến thời điểm này, những đánh giá cụ thể, số liệu cụ thể và những dự báo chuyên ngành về thất nghiệp và yêu cầu tạo việc làm mới vẫn còn hạn chế, nhất là trước xu hướng thất nghiệp đang có dấu hiệu gia tăng.
“Rất tiếc là Tổng cục Thống kê có số liệu nhưng tôi tin là không hoàn toàn chính xác về tình trạng thất nghiệp tại Việt Nam hiện nay, như thế thì rất khó cho các nhà hoạch định chính sách”, TS. Tự Anh nói.
Tại một cuộc họp báo đầu tuần này, ông Nguyễn Đại Đồng, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), cũng cho biết hiện “các địa phương cũng chưa trực tiếp báo số người thất nghiệp cụ thể trong cả nước là bao nhiêu”.
Còn theo một tính toán mang tính kỹ thuật và tương đối mà ông Đồng đưa ra, cách tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cứ GDP tăng 1% thì sẽ có 0,33 - 0,34% lao động có việc làm. Với Việt Nam, GDP giảm khoảng 2% trong năm 2008 đồng nghĩa với khoảng 0,65% việc làm bị mất, khoảng 300 nghìn người.
Với tính toán và giả thiết đó, cộng thêm xu hướng thất nghiệp trong năm 2009, mục tiêu tạo 1,7 việc làm mới mà các chuyên gia kỳ vọng càng trở nên khó khăn.
Song, ở một phân tích khác, theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, mục tiêu tạo công ăn việc làm mới cũng đã được ngầm định trong các định hướng kích cầu của Chính phủ. Trong các dự án, ngoài phục vụ trực tiếp cho dự án đó còn gián tiếp thúc đẩy cho các ngành hàng, dịch vụ liên quan, qua đó sẽ duy trì lao động, tạo được công ăn việc làm mới…
Tuy nhiên, ông Tuyển đồng ý rằng trong gói giải pháp và định hướng kích cầu, mục tiêu tạo việc làm mới cần được đưa lên ưu tiên hàng đầu để xác định các chính sách xứng đáng.
“Hiện nay, mọi người đang tập trung nói về tăng trưởng GDP. Rõ ràng, trong suy thoái, giữ được tốc độ tăng trưởng GDP cao là tốt. Nhưng chỉ tăng trưởng sản lượng không thôi thì chưa đủ, nhất là khi tăng trưởng của ta chủ yếu gắn với tăng vốn đầu tư và dựa vào khai thác tài nguyên, ít gắn với tạo việc làm.
Trong thời buổi này, ta cần duy trì tăng trưởng, nhưng việc làm, thu nhập của nhóm người nghèo, lòng tin và sự ổn định xã hội còn quan trọng hơn và khó đạt được hơn”, TS. Trần Đình Thiên nhận định.
Nội dung của dự án là khảo sát và đề xuất những khả năng “xén” đi những thủ tục rườm rà, những gì không cần thiết gây phiền hà và làm tăng chi phí của doanh nghiệp.
Dự án nói trên ước tính, nếu “xén” được những điều đó, các doanh nghiệp sẽ có khoảng 12.000 tỷ đồng (khoảng 800 triệu USD) để thúc đẩy sản xuất kinh doanh…
Nói về chi tiết đó, TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc phụ trách nghiên cứu Chương trình Giảng dạy Fulbright, bình luận rằng: “Việc cải cách hành chính như dự án đó đề cập cũng có tác động tương tự, thậm chí còn trực tiếp hơn so với gói giải pháp kích cầu hiện nay, bởi vì đó là tiền thật, tiền của doanh nghiệp làm ra được để họ dùng vào thúc đẩy sản xuất kinh doanh”.
Cũng trong câu chuyện về kích cầu, một chi tiết trong gói giải pháp vĩ mô của Chính phủ trong hướng kích cầu đầu tư và tiêu dùng lần này, được TS. Tự Anh cũng như TS. Trần Đình Thiên, quyền Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng cần đặt lên ưu tiên hàng đầu, đó là tạo công ăn việc làm mới và chống thất nghiệp.
“Tôi đồng ý với quan điểm tạo ra công ăn việc làm cho 1,7 triệu lao động mới mỗi năm là ưu tiên số 1 hiện nay. Ưu tiên này một công đôi việc, một phần nó kích cầu. Một người có thu nhập và thu nhập ổn định thì họ sẽ tiêu dùng. Khi có công ăn việc làm thì sẽ tạo được niềm tin của người tiêu dùng, tạo được sự ổn định trong xã hội, đặc biệt là về mặt dư luận, tránh được những rủi ro và rạn nứt về mặt xã hội”, TS. Tự Anh phân tích.
Hiện Chính phủ chưa công bố cụ thể các dự án và phân bổ vốn trong kế hoạch kích cầu sắp tới, nhưng theo khuyến nghị của ông Tự Anh, trước mắt nếu sử dụng gói kích cầu đó vào những hạng mục đầu tư thâm dụng lao động thì sẽ tạo được nhiều giá trị tốt, kích thích cho nền kinh tế.
Ngược lại, nếu sử dụng cho những hạng mục đầu tư thâm dụng vốn thì đó là có thể là một sai lầm.
Ví dụ mà chuyên gia này đưa ra là với khoản đầu tư 1 tỷ USD đẩy vào 1 cảng biển, 1 sân bay, 1 con đường lớn, tất nhiên sẽ tạo ra nhu cầu, tạo ra việc làm, nhưng số tiền đó sẽ làm được bao nhiêu dự án?
Chẳng hạn như triển khai dự án 1 sân bay mất khoảng 500 triệu USD, 1 tỷ USD Chính phủ trích ra làm được 2 cái và chỉ có ích cho một khu vực nhỏ, lĩnh vực và phạm vi nhỏ; trong khi nhiều dự án cần vốn ít hơn, tạo được nhiều lao động hơn.
Cũng theo quan điểm của hai chuyên gia nói trên, trong bối cảnh kinh tế suy giảm, thất nghiệp là một vấn đề của kinh tế và kéo theo nhiều hệ lụy về xã hội. Đây là một trọng tâm cần ổn định để có những chính sách kịp thời, góp phần tạo hiệu quả khi triển khai những chính sách kích cầu vĩ mô khác.
Thế nhưng, đến thời điểm này, những đánh giá cụ thể, số liệu cụ thể và những dự báo chuyên ngành về thất nghiệp và yêu cầu tạo việc làm mới vẫn còn hạn chế, nhất là trước xu hướng thất nghiệp đang có dấu hiệu gia tăng.
“Rất tiếc là Tổng cục Thống kê có số liệu nhưng tôi tin là không hoàn toàn chính xác về tình trạng thất nghiệp tại Việt Nam hiện nay, như thế thì rất khó cho các nhà hoạch định chính sách”, TS. Tự Anh nói.
Tại một cuộc họp báo đầu tuần này, ông Nguyễn Đại Đồng, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), cũng cho biết hiện “các địa phương cũng chưa trực tiếp báo số người thất nghiệp cụ thể trong cả nước là bao nhiêu”.
Còn theo một tính toán mang tính kỹ thuật và tương đối mà ông Đồng đưa ra, cách tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cứ GDP tăng 1% thì sẽ có 0,33 - 0,34% lao động có việc làm. Với Việt Nam, GDP giảm khoảng 2% trong năm 2008 đồng nghĩa với khoảng 0,65% việc làm bị mất, khoảng 300 nghìn người.
Với tính toán và giả thiết đó, cộng thêm xu hướng thất nghiệp trong năm 2009, mục tiêu tạo 1,7 việc làm mới mà các chuyên gia kỳ vọng càng trở nên khó khăn.
Song, ở một phân tích khác, theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, mục tiêu tạo công ăn việc làm mới cũng đã được ngầm định trong các định hướng kích cầu của Chính phủ. Trong các dự án, ngoài phục vụ trực tiếp cho dự án đó còn gián tiếp thúc đẩy cho các ngành hàng, dịch vụ liên quan, qua đó sẽ duy trì lao động, tạo được công ăn việc làm mới…
Tuy nhiên, ông Tuyển đồng ý rằng trong gói giải pháp và định hướng kích cầu, mục tiêu tạo việc làm mới cần được đưa lên ưu tiên hàng đầu để xác định các chính sách xứng đáng.
“Hiện nay, mọi người đang tập trung nói về tăng trưởng GDP. Rõ ràng, trong suy thoái, giữ được tốc độ tăng trưởng GDP cao là tốt. Nhưng chỉ tăng trưởng sản lượng không thôi thì chưa đủ, nhất là khi tăng trưởng của ta chủ yếu gắn với tăng vốn đầu tư và dựa vào khai thác tài nguyên, ít gắn với tạo việc làm.
Trong thời buổi này, ta cần duy trì tăng trưởng, nhưng việc làm, thu nhập của nhóm người nghèo, lòng tin và sự ổn định xã hội còn quan trọng hơn và khó đạt được hơn”, TS. Trần Đình Thiên nhận định.