Kiềm chế lạm phát: “Giảm chi tiêu của Chính phủ”
“Điều tiết cầu của thị trường, chi tiêu của người dân thì rất khó nhưng điều tiết chi tiêu của Chính phủ là nằm trong tầm tay”
“Điều tiết cầu của thị trường, chi tiêu của người dân thì rất khó nhưng điều tiết chi tiêu của Chính phủ là nằm trong tầm tay.”
Đó là quan điểm của chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Thị Hiền, khi nói về các giải pháp kiềm chế việc lạm phát đang gia tăng hiện nay.
Bà có nhận xét gì về công tác kiểm soát giá năm 2007?
Năm ngoái, Bộ Tài chính có đối thoại với một số doanh nghiệp, yêu cầu không tăng giá, nhưng đấy chỉ là một đối phó “linh động”.
Cũng như những nền kinh tế khác, Bộ Tài chính có thể làm việc với một số doanh nghiệp lớn có khả năng quyết định giá cả thị trường. Ngay cả ở các nước lớn, Nhà nước hoàn toàn có khả năng kiểm soát được những tập đoàn lớn như Big C, Metro, Walmart.
Bộ Tài chính nên làm việc nghiêm túc với các doanh nghiệp lớn bằng những cam kết rõ ràng và chặt chẽ hơn. Tôi nghĩ là công tác quản lý giá trong thời gian tới cần phải có một sách lược như thế.
Năm 2008, Việt Nam nên áp dụng giải pháp kiềm chế lạm phát cần thiết nhất là gì, thưa bà?
Nguy cơ của lạm phát cao trong năm 2008 là có. Năm nay, những giải pháp truyền thống vẫn là chủ yếu mặc dù việc áp dụng cũng là rất khó khăn trong điều kiện kinh tế xã hội của chúng ta hiện nay.
Vấn đề quan trọng là liều lượng từng giải pháp. Trong đó, tiền tệ vẫn là giải pháp ưu tiên số một vì về cơ bản, lạm phát vẫn là một hiện tượng tiền tệ. Chính sách tiền tệ năm 2007 đã khó thì năm 2008 càng khó hơn khi dòng vốn đầu tư được dự báo là tiếp tục rất lớn.
Biện pháp truyền thống thứ hai là tăng cung hàng hóa. Đối với Việt Nam, lương thực thực phẩm vẫn là mặt hàng quan trọng vì vậy việc phục hồi khẩn cấp đàn gia cầm và tìm cách khắc phục tình trạng thời tiết khắc nghiệt để thúc đẩy sản xuất cũng rất quan trọng.
Những năm trước, các biện pháp về thuế vẫn có tác dụng khá tốt, vì thời điểm đó, giá cả hàng hóa từ bên ngoài thấp hơn hẳn giá hàng hóa trong nước. Tuy nhiên, mặt bằng giá cả trong và ngoài nước hiện nay không còn cách biệt quá lớn, nên các biện pháp giảm thuế để khuyến khích nhập khẩu hàng hóa từ bên ngoài cũng không còn tác dụng nhiều. Hơn nữa, thuế quan của nước ta cũng đã tiệm cận rất sát với các cam kết trong các hiệp định thương mại quốc tế.
Một yếu tố cũng góp phần kiềm chế lạm phát rất tích cực đã được nhiều nước áp dụng là giảm chi tiêu của Chính phủ. Điều tiết cầu của thị trường, chi tiêu của người dân thì rất khó nhưng điều tiết chi tiêu của Chính phủ là nằm trong tầm tay.
Đây cũng là thời điểm Nhà nước cần phải kiên quyết với những chi tiêu công, nhất là những công trình đầu tư kém hiệu quả, những công trình đọng vốn quá lâu hoặc những công trình mà thiết kế ban đầu không còn phù hợp nữa.
Việt Nam đã sa vào lạm phát phi mã “quá tam ba bốn bận”, các bài học về giải pháp tiền tệ, bài học tăng cung cũng đã tương đối rõ ràng nhưng việc kiểm soát chi tiêu công là vẫn chưa thành công và đấy có thể là “dư địa” để điều tiết cung cầu thị trường trong những năm tới.
Hơn nữa, Việt Nam vẫn cần chuẩn bị trước những biến động có thể có của thị trường thế giới, đặc biệt là chiến lược an toàn năng lượng và tiết kiệm năng lượng. Về vấn đề này, chúng ta vốn đã chậm hơn so với những nước khác.
Chúng ta nên “ứng xử” như thế nào với luồng vốn FDI hiện nay khi đây cũng chính là một nguyên nhân gây lạm phát?
Tôi cho rằng việc luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam nhiều cũng có phần do bế tắc đầu tư quốc tế khi môi trường đầu tư của Việt Nam khá hấp dẫn so với nhiều nước khác. Đối với Việt Nam hiện tại khi kinh nghiệm kiểm soát nguồn vốn nước ngoài còn thiếu, chúng ta không cần thiết phải thu hút đầu tư vốn nước ngoài bằng bất cứ giá nào.
Không nên có quan điểm “sợ không ưu đãi vốn đầu tư nước ngoài vào thì luồng vốn đấy sẽ chảy sang nước khác” mà nên cân nhắc giữa cái lợi và cái hại trong việc hấp thụ luồng vốn này.
Chất lượng dự báo cần được nâng cấp như thế nào để hỗ trợ tích cực cho công tác kiềm chế lạm phát?
Bài học kiểm soát lạm phát năm ngoái cũng cho chúng ta thấy rõ chất lượng của công tác dự báo khi thiếu hẳn sự phối hợp giữa các cơ quan, các bộ.
Vì thế, Chính phủ cần đầu tư mạnh cho các trung tâm dự báo về con người, phương tiện và công nghệ. Trong nước cũng cần có những trung tâm dự báo có uy tín để những nhà đầu tư, những người sản xuất định liệu được những kế hoạch kinh doanh của mình.
Hiện tại, tôi chưa thấy có định hướng đầu tư vào một trung tâm nào như vậy cả. Bộ nào cũng có trung tâm nhưng trung tâm nào mạnh và nổi trội vẫn còn chưa rõ.
Tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng trong năm nay nên như thế nào, thưa bà?
Giữa lạm phát và tăng trưởng, việc ưu tiên cái nào và hy sinh giữa cái gì với cái gì cần phải rất linh hoạt. Một khi lạm phát quá cao thì rõ ràng cần phải áp dụng các biện pháp kiềm chế lạm phát và tất nhiên khi đó, tăng trưởng sẽ bị chậm lại.
Theo tôi, không thể đưa ra một chủ trương dứt khoát là tăng trưởng ở một con số nào bất chấp lạm phát. Kiểm soát lạm phát và tăng trưởng phải hài hòa, điều này rất cần sự quan tâm của Chính phủ cũng như các cơ quan tham mưu Chính phủ.
Đó là quan điểm của chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Thị Hiền, khi nói về các giải pháp kiềm chế việc lạm phát đang gia tăng hiện nay.
Bà có nhận xét gì về công tác kiểm soát giá năm 2007?
Năm ngoái, Bộ Tài chính có đối thoại với một số doanh nghiệp, yêu cầu không tăng giá, nhưng đấy chỉ là một đối phó “linh động”.
Cũng như những nền kinh tế khác, Bộ Tài chính có thể làm việc với một số doanh nghiệp lớn có khả năng quyết định giá cả thị trường. Ngay cả ở các nước lớn, Nhà nước hoàn toàn có khả năng kiểm soát được những tập đoàn lớn như Big C, Metro, Walmart.
Bộ Tài chính nên làm việc nghiêm túc với các doanh nghiệp lớn bằng những cam kết rõ ràng và chặt chẽ hơn. Tôi nghĩ là công tác quản lý giá trong thời gian tới cần phải có một sách lược như thế.
Năm 2008, Việt Nam nên áp dụng giải pháp kiềm chế lạm phát cần thiết nhất là gì, thưa bà?
Nguy cơ của lạm phát cao trong năm 2008 là có. Năm nay, những giải pháp truyền thống vẫn là chủ yếu mặc dù việc áp dụng cũng là rất khó khăn trong điều kiện kinh tế xã hội của chúng ta hiện nay.
Vấn đề quan trọng là liều lượng từng giải pháp. Trong đó, tiền tệ vẫn là giải pháp ưu tiên số một vì về cơ bản, lạm phát vẫn là một hiện tượng tiền tệ. Chính sách tiền tệ năm 2007 đã khó thì năm 2008 càng khó hơn khi dòng vốn đầu tư được dự báo là tiếp tục rất lớn.
Biện pháp truyền thống thứ hai là tăng cung hàng hóa. Đối với Việt Nam, lương thực thực phẩm vẫn là mặt hàng quan trọng vì vậy việc phục hồi khẩn cấp đàn gia cầm và tìm cách khắc phục tình trạng thời tiết khắc nghiệt để thúc đẩy sản xuất cũng rất quan trọng.
Những năm trước, các biện pháp về thuế vẫn có tác dụng khá tốt, vì thời điểm đó, giá cả hàng hóa từ bên ngoài thấp hơn hẳn giá hàng hóa trong nước. Tuy nhiên, mặt bằng giá cả trong và ngoài nước hiện nay không còn cách biệt quá lớn, nên các biện pháp giảm thuế để khuyến khích nhập khẩu hàng hóa từ bên ngoài cũng không còn tác dụng nhiều. Hơn nữa, thuế quan của nước ta cũng đã tiệm cận rất sát với các cam kết trong các hiệp định thương mại quốc tế.
Một yếu tố cũng góp phần kiềm chế lạm phát rất tích cực đã được nhiều nước áp dụng là giảm chi tiêu của Chính phủ. Điều tiết cầu của thị trường, chi tiêu của người dân thì rất khó nhưng điều tiết chi tiêu của Chính phủ là nằm trong tầm tay.
Đây cũng là thời điểm Nhà nước cần phải kiên quyết với những chi tiêu công, nhất là những công trình đầu tư kém hiệu quả, những công trình đọng vốn quá lâu hoặc những công trình mà thiết kế ban đầu không còn phù hợp nữa.
Việt Nam đã sa vào lạm phát phi mã “quá tam ba bốn bận”, các bài học về giải pháp tiền tệ, bài học tăng cung cũng đã tương đối rõ ràng nhưng việc kiểm soát chi tiêu công là vẫn chưa thành công và đấy có thể là “dư địa” để điều tiết cung cầu thị trường trong những năm tới.
Hơn nữa, Việt Nam vẫn cần chuẩn bị trước những biến động có thể có của thị trường thế giới, đặc biệt là chiến lược an toàn năng lượng và tiết kiệm năng lượng. Về vấn đề này, chúng ta vốn đã chậm hơn so với những nước khác.
Chúng ta nên “ứng xử” như thế nào với luồng vốn FDI hiện nay khi đây cũng chính là một nguyên nhân gây lạm phát?
Tôi cho rằng việc luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam nhiều cũng có phần do bế tắc đầu tư quốc tế khi môi trường đầu tư của Việt Nam khá hấp dẫn so với nhiều nước khác. Đối với Việt Nam hiện tại khi kinh nghiệm kiểm soát nguồn vốn nước ngoài còn thiếu, chúng ta không cần thiết phải thu hút đầu tư vốn nước ngoài bằng bất cứ giá nào.
Không nên có quan điểm “sợ không ưu đãi vốn đầu tư nước ngoài vào thì luồng vốn đấy sẽ chảy sang nước khác” mà nên cân nhắc giữa cái lợi và cái hại trong việc hấp thụ luồng vốn này.
Chất lượng dự báo cần được nâng cấp như thế nào để hỗ trợ tích cực cho công tác kiềm chế lạm phát?
Bài học kiểm soát lạm phát năm ngoái cũng cho chúng ta thấy rõ chất lượng của công tác dự báo khi thiếu hẳn sự phối hợp giữa các cơ quan, các bộ.
Vì thế, Chính phủ cần đầu tư mạnh cho các trung tâm dự báo về con người, phương tiện và công nghệ. Trong nước cũng cần có những trung tâm dự báo có uy tín để những nhà đầu tư, những người sản xuất định liệu được những kế hoạch kinh doanh của mình.
Hiện tại, tôi chưa thấy có định hướng đầu tư vào một trung tâm nào như vậy cả. Bộ nào cũng có trung tâm nhưng trung tâm nào mạnh và nổi trội vẫn còn chưa rõ.
Tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng trong năm nay nên như thế nào, thưa bà?
Giữa lạm phát và tăng trưởng, việc ưu tiên cái nào và hy sinh giữa cái gì với cái gì cần phải rất linh hoạt. Một khi lạm phát quá cao thì rõ ràng cần phải áp dụng các biện pháp kiềm chế lạm phát và tất nhiên khi đó, tăng trưởng sẽ bị chậm lại.
Theo tôi, không thể đưa ra một chủ trương dứt khoát là tăng trưởng ở một con số nào bất chấp lạm phát. Kiểm soát lạm phát và tăng trưởng phải hài hòa, điều này rất cần sự quan tâm của Chính phủ cũng như các cơ quan tham mưu Chính phủ.