Kiềm chế lạm phát: Ngày nay nhớ chuyện trước đây
So sánh lạm phát và cách chữa trị ngày nay với những gì đã xảy ra khoảng 20 năm trước đây có thể gợi mở nhiều điều bổ ích
Gần đây ở đâu người ta cũng nói đến giá cả gia tăng, lạm phát ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đáng kể tới sản xuất và cuộc sống của mọi người.
>>Lạm phát: Tiền tệ có là nguyên nhân duy nhất?
Đây không phải là lần đầu nước ta lâm vào lạm phát; nó đã xẩy ra vào đầu những năm 50 trong vùng tự do và vào những năm 80 thế kỷ trước. So sánh lạm phát và cách chữa trị ngày nay với những gì đã xảy ra khoảng 20 năm trước đây có thể gợi mở nhiều điều bổ ích.
Về mức độ mà nói thì lạm phát hai thời kỳ khác nhau một trời một vực: năm 1986 chỉ số giá tiêu dùng tăng tới 874,7%, còn năm 2007 chỉ tăng 12,63%. Tuy mức độ có khác nhau song lạm phát ở thời nào và nước nào cũng đều bắt nguồn từ sự mất cân đối trên 4 mặt chủ yếu: sản xuất và tiêu dùng, hàng và tiền, thu và chi ngân sách, xuất và nhập khẩu.
Qua sự tranh luận sôi nổi, mò mẫm gian nan, biện pháp đa dạng, nạn lạm phát phi mã đã từng bước được kiềm chế nhờ lấy lại được sự cân bằng tương đối ở cả 4 mặt trên và tới năm 1993 đã giảm xuống còn một con số (8,5%).
Xử lý đồng bộ các cân đối vĩ mô của nền kinh tế
Thứ nhất, quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. Một trong những đề tài gây tranh cãi gay gắt nhất lúc đó là có duy trì hay không chế độ phân phối theo định lượng, có thực thi chính sách một giá hay vẫn duy trì cơ chế hai giá? Cuối cùng đã xoá bỏ chế độ tem phiếu và chuyển sang cơ chế một giá đi đôi với việc bù giá vào lương cho những người làm công ăn lương.
Kết quả là đã tiết chế được tiêu dùng, rõ nhất là về lương thực, thực phẩm vì trước đó ai cũng tận dụng hết phần mình được phân phối để bán ra chợ đen phần không dùng hết lấy chênh lệch; sau khi xoá bỏ tem phiếu, chuyển sang mua bán theo giá thị trường thì người ta chỉ mua theo nhu cầu thực tế, còn người sản xuất phấn khởi sản xuất vì không còn bị thu mua như cướp nữa.
Đi đôi với những biện pháp tiết chế tiêu dùng là những quyết sách khuyến khích sản xuất như "khoán 10", "khoán 100" trong nông nghiệp, "kế hoạch ba" trong công nghiệp, xoá bỏ tình trạng "ngăn sông cấm chợ" trong phân phối lưu thông. Nhờ những biện pháp trên, tình trạng mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng đã được khắc phục về cơ bản.
Ngày nay, không còn tình trạng mất cân đối nghiêm trọng và toàn diện giữa sản xuất và tiêu dùng như hai thập kỷ trước đây, chỉ còn xẩy ra hiện tượng mất cân đối cục bộ về mặt hàng này hay mặt hàng khác và vào những thời điểm nhất định do dịch bệnh, thiên tai hay biến động giá cả trên thế giới...; các công cụ áp dụng trước đây như bỏ tem phiếu, chuyển sang một giá, khoán sản phẩm... không còn.
Tuy nhiên, vẫn cần tìm ra những biện pháp thích hợp để tiết chế tiêu dùng vì vừa qua tiêu dùng tăng quá nhanh và quá cao; năm 2007 tổng mức bán lẻ tăng tới 23,3%, tức là cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP đến gần 3 lần và gần gấp đôi mức tăng của những năm trước, hai tháng đầu năm nay con số đó còn cao hơn nữa. Mặt khác cũng nên ra sức tháo gỡ mọi vướng mắc đối với sản xuất cho dù cơ chế ngày nay đã thông thoáng hơn trước nhiều.
Thứ hai, quan hệ giữa hàng và tiền. Đương nhiên, để kiềm chế lạm phát thì các biện pháp tiền tệ vẫn đóng vai trò cốt tử. Trong cuộc chiến chống lạm phát vào giữa những năm 80 thế kỷ trước, giá-lương-tiền trở thành tâm điểm nóng bỏng nhất; do xử lý không phù hợp đã đưa tới những sự đổ vỡ tai hại.
Cuối cùng, cũng đã hành động theo đúng quy luật bằng cách chấm dứt việc in tiền tung vào lưu thông quá nhiều, tăng lãi suất tiền gửi cao hơn chỉ số lạm phát để hút tiền về, gia tăng vòng quay của đồng tiền, nhờ vậy đã góp phần lấy lại được sự cân bằng tương đối giữa tiền với hàng.
Xem ra những biện pháp gần đây của Ngân hàng Nhà nước cũng đã đi theo hướng này. Chỉ có điều hoàn cảnh ngày nay đã khác trước. Nếu như những năm 80 thế kỷ trước chỉ có Ngân hàng Nhà nước, thậm chí chưa có ngân hàng thương mại theo đúng nghĩa của nó nên tương đối dễ điều hành. Ngày nay, đã xuất hiện mấy chục ngân hàng lớn nhỏ trong và ngoài quốc doanh, thậm chí cả ngân hàng nước ngoài; trong quá trình hoàn thiện thể chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta lại dành ưu tiên cao cho việc phát triển và hoàn thiện hệ thống ngân hàng, do đó các biện pháp tài chính-tiền tệ được sử dụng để kiểm soát lạm phát lại phải tính đến cả yêu cầu này.
Sự khác biệt thứ hai là hai thập kỷ trước nước ta còn bị bao vây cấm vận và ta cũng chưa hề nghĩ đến việc mở cửa lĩnh vực ngân hàng, dòng vốn bên ngoài hầu như chưa vào Việt Nam; ngày nay, dòng vốn ấy đang đổ vào qua cả 4 kênh: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, viện trợ phát triển và kiều hối, do đó những biện pháp tiền tệ cần được xử lý sao cho có thể tận dụng được những nguồn vốn này để phát triển và gia tăng dự trữ ngoại tệ.
Đó là chưa kể ta lại phải kiềm chế lạm phát trong bối cảnh nền kinh tế nước ta bị "đô la hoá" khá cao, đồng đô la Mỹ đang mất giá và lạm phát đang là hiện tượng toàn cầu; điều đó đòi hỏi việc sử dụng các công cụ tiền tệ để kiềm chế lạm phát phải làm sao hạn chế được tác động xấu của những hiện tượng này.
Sự khác biệt thứ ba là ngày nay nền kinh tế nước ta có nhiều thành phần, trong đó hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động với hiệu quả khá cao, đóng góp cho sự tăng trưởng, đồng thời đã xuất hiện thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản; mọi động thái về tài chính- tiền tệ đều cần tính đến tác động tới các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các thị trường khác.
Thứ ba, quan hệ giữa thu và chi ngân sách. Hai thập kỷ trước sự mất cân đối giữa thu và chi ngân sách nghiêm trọng hơn nhiều, năm 1986 thu chỉ bảo đảm 75% chi, trong đó phần chi bù lỗ cho sản xuất rất cao, do đó một trong những biện pháp chống lạm phát lúc bấy giờ là thu hẹp mạnh mẽ khoản bao cấp này, kể cả bao cấp qua giá.
Ngày nay, thâm hụt ngân sách không còn cao như trước, cũng không còn tình trạng bao cấp tràn lan, nhưng điều đó không có nghĩa là không còn dư địa để cải thiện cán cân ngân sách, nhất là thực hành tiết kiệm, cắt giảm hoặc giãn tiến độ các khoản đầu tư từ ngân sách Nhà nước nhưng chưa hoặc không đem lại hiệu quả, những công trình và những hoạt động mang tính phô trương, lãng phí.
Thứ tư, quan hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Tình trạng nhập siêu cũng là một tác nhân góp phần gây lạm phát. Năm 1986 xuất được có 800 triệu USD nhưng nhập tới 2,2 tỷ, do đó một trong những biện pháp kiềm chế lạm phát lúc đó là giảm nhập siêu bằng hai loại công cụ chủ yếu: xoá bỏ cơ chế hai tỷ giá, chuyển sang cơ chế một tỷ giá theo quy luật cung cầu trên thị trường đi đôi với việc xoá bỏ chế độ độc quyền ngoại thương của Bộ Ngoại thương, cho phép các bộ, ngành và các địa phương kinh doanh xuất-nhập khẩu, thả lỏng việc nhập hàng phi mậu dịch.
Kết quả là năm 1992 nước ta đã xuất siêu (đây là năm duy nhất trong hơn 20 năm qua nước ta xuất siêu!).
Tiếc rằng, trong những năm qua nước ta nhập siêu ngày càng lớn. Đành rằng trong hoàn cảnh hiện nay chúng ta buộc phải chấp nhận tình trạng này ở mức độ nhất định vì nhiều loại thiết bị, nguyên-nhiên-vật liệu chúng ta chưa sản xuất được hoặc sản xuất không đủ để bảo đảm sản xuất và tiêu dùng nhưng không thể xem nhẹ tình trạng nhập siêu. Để khắc phục phần nào tình trạng nhập siêu thì kinh nghiệm cho thấy cần có chính sách tỷ giá thoả đáng đi đôi với cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất trong nước và tiết chế tiêu dùng.
Tóm lại, qua việc ôn cũ có thể rút tỉa ra không ít bài học bổ ích, trong đó có bài học xử lý đồng bộ cả 4 cân đối vĩ mô theo hướng trước hết đè vế tiêu dùng, phát hành tiền, chi ngân sách và nhập khẩu xuống là điều tương đối dễ làm hơn; đồng thời cũng phải có cơ chế chính sách đẩy mạnh sản xuất, nguồn hàng, thu ngân sách và xuất khẩu lên mặc dầu những việc này có phần khó hơn và lâu hơn.
Đương nhiên phải tính rằng, hoàn cảnh nước ta ngày nay đã khác hẳn 20 năm trước chí ít là trên ba mặt: ta đã chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu-bao cấp sang thể chế thị trường, trong đó từ lâu đã thực hiện cơ chế 1 giá theo quy luật cung cầu (ngoại trừ một vài mặt hàng); đã phát triển kinh tế nhiều thành phần và đã hội nhập đầy đủ với kinh tế thế giới. Ngày nay, mối quan hệ kinh tế phức tạp hơn nhiều, những công cụ cũ không còn nữa vì vậy nẩy sinh một nghịch lý là kiềm chế lạm phát khó hơn trước nhiều.
Tạo sự đồng thuận về 6 giải pháp lớn
Để kiềm chế lạm phát thành công, bên cạnh những việc làm cụ thể rất cần sự đồng thuận trên một loạt mối quan hệ sau:
Một là, mối quan hệ giữa kiềm chế lạm phát và đẩy mạnh phát triển. Nước nào cũng vậy, khi phát sinh lạm phát đều phải tìm cách kiềm chế vì nếu không nó sẽ triệt tiêu thành quả phát triển, ảnh hưởng tới cuộc sống của mọi người dân.
Ở nước ta số đông dân chúng còn thu nhập thấp nên việc kiềm chế lạm phát không chỉ là nhiệm vụ kinh tế mà còn là nhiệm vụ chính trị-xã hội. Mặt khác yêu cầu phát triển nhanh vẫn là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài để nâng cao đời sống nhân dân, vì vậy nghệ thuật điều hành là ở chỗ tìm ra mối tương quan thoả đáng giữa hai yêu cầu kiềm chế lạm phát và phát triển.
Cuối những năm 80, đầu những năm 90 thế kỷ trước nước ta đã thành công trong việc tạo ra tỷ lệ nghịch giữa tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng: chỉ số lạm phát đi xuống đi đôi với chỉ số tăng trưởng đi lên: nếu năm 1986 tỷ lệ lạm phát là 587,2% và GDP chỉ tăng 2,8% thì dần dần tới năm 1993 tỷ lệ lạm phát chỉ còn 8,5% nhưng GDP đã tăng 8,1%. Vì sao làm được như vậy là điều đáng được nghiên cứu.
Hai là, mối quan hệ giữa tính cấp bách của yêu cầu kiềm chế lạm phát và cách xử lý bình tĩnh với cái nhìn thực tế, khách quan. Việc kiềm chế lạm phát không đơn giản chút nào, nhất là trong lúc trình độ phát triển và tiềm lực của nước ta có hạn, nhiều nhân tố khách quan nằm ngoài khả năng kiểm soát của nước ta nên không dễ gì đạt được mong muốn trong một sớm một chiều, các biện pháp chỉ có thể đem lại hiệu quả với độ trễ nhất định.
Để xử lý lạm phát vào 20 năm trước, chúng ta đã từng phải chật vật hàng chục năm trời (đương nhiên lúc đó kinh nghiệm, tiềm năng của chúng ta hạn hẹp hơn nhiều).
Liên quan đến khía cạnh thời điểm cần nhấn mạnh rằng, công tác dự báo và kịp thời đối phó khi lạm phát manh nha cũng như thời điểm đưa ra quyết định này hay quyết định khác có ý nghĩa rất quan trọng.
Ba là, mối quan hệ giữa lợi ích của từng nhóm dân cư với lợi ích của toàn dân, giữa lợi ích cục bộ và lợi ích toàn cục. Các biện pháp kiềm chế lạm phát khó có thể làm cho mọi người đều hài lòng mà có thể đụng chạm tới lợi ích của nhóm người này hay nhóm người khác, nhưng lợi ích của toàn xã hội, của toàn bộ nền kinh tế vẫn cần là ưu tiên hàng đầu.
Bốn là, mối quan hệ giữa những việc trước mắt và lâu dài. Trong khi thực thi những biện pháp trước mắt để kiềm chế lạm phát cần chú trọng tới cả những biện pháp mang tính lâu dài, ví dụ muốn giảm nhập siêu, nâng cao hiệu quả kinh tế thì lâu nay đã nói nhiều về việc phát triển công nghiệp phụ trợ nhưng xem ra cho tới nay vẫn chưa có chuyển biến mang tính đột phá.
Năm là, mối quan hệ giữa các biện pháp riêng lẻ với kế hoạch tổng thể mang tính đồng bộ. Phải chăng tính đồng bộ thể hiện ở việc xử lý đồng thời cả 4 cân đối nói trên với trọng tâm là những biện pháp triệt tiêu nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát được thực hiện theo lộ trình thích hợp, có tính đến tác động liên hoàn nhiều chiều của các giải pháp?
Sáu là, mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước và công chúng, kể cả các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và các cơ quan truyền thông. Lạm phát là hiện tượng xã hội liên quan tới mọi tầng lớp nhân dân, mọi ngành, do đó cần tranh thủ sự đồng thuận tương đối của dư luận xã hội, thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại giữa các cơ quan hữu quan và công chúng để chí ít có sự thông hiểu chung; ngược lại các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề, các cơ quan truyền thông cũng cần lấy lợi ích toàn cục làm trọng, tránh gây hoang mang trong dư luận, tạo sức ép đối với Nhà nước vì lợi ích riêng.
>>Lạm phát: Tiền tệ có là nguyên nhân duy nhất?
Đây không phải là lần đầu nước ta lâm vào lạm phát; nó đã xẩy ra vào đầu những năm 50 trong vùng tự do và vào những năm 80 thế kỷ trước. So sánh lạm phát và cách chữa trị ngày nay với những gì đã xảy ra khoảng 20 năm trước đây có thể gợi mở nhiều điều bổ ích.
Về mức độ mà nói thì lạm phát hai thời kỳ khác nhau một trời một vực: năm 1986 chỉ số giá tiêu dùng tăng tới 874,7%, còn năm 2007 chỉ tăng 12,63%. Tuy mức độ có khác nhau song lạm phát ở thời nào và nước nào cũng đều bắt nguồn từ sự mất cân đối trên 4 mặt chủ yếu: sản xuất và tiêu dùng, hàng và tiền, thu và chi ngân sách, xuất và nhập khẩu.
Qua sự tranh luận sôi nổi, mò mẫm gian nan, biện pháp đa dạng, nạn lạm phát phi mã đã từng bước được kiềm chế nhờ lấy lại được sự cân bằng tương đối ở cả 4 mặt trên và tới năm 1993 đã giảm xuống còn một con số (8,5%).
Xử lý đồng bộ các cân đối vĩ mô của nền kinh tế
Thứ nhất, quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. Một trong những đề tài gây tranh cãi gay gắt nhất lúc đó là có duy trì hay không chế độ phân phối theo định lượng, có thực thi chính sách một giá hay vẫn duy trì cơ chế hai giá? Cuối cùng đã xoá bỏ chế độ tem phiếu và chuyển sang cơ chế một giá đi đôi với việc bù giá vào lương cho những người làm công ăn lương.
Kết quả là đã tiết chế được tiêu dùng, rõ nhất là về lương thực, thực phẩm vì trước đó ai cũng tận dụng hết phần mình được phân phối để bán ra chợ đen phần không dùng hết lấy chênh lệch; sau khi xoá bỏ tem phiếu, chuyển sang mua bán theo giá thị trường thì người ta chỉ mua theo nhu cầu thực tế, còn người sản xuất phấn khởi sản xuất vì không còn bị thu mua như cướp nữa.
Đi đôi với những biện pháp tiết chế tiêu dùng là những quyết sách khuyến khích sản xuất như "khoán 10", "khoán 100" trong nông nghiệp, "kế hoạch ba" trong công nghiệp, xoá bỏ tình trạng "ngăn sông cấm chợ" trong phân phối lưu thông. Nhờ những biện pháp trên, tình trạng mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng đã được khắc phục về cơ bản.
Ngày nay, không còn tình trạng mất cân đối nghiêm trọng và toàn diện giữa sản xuất và tiêu dùng như hai thập kỷ trước đây, chỉ còn xẩy ra hiện tượng mất cân đối cục bộ về mặt hàng này hay mặt hàng khác và vào những thời điểm nhất định do dịch bệnh, thiên tai hay biến động giá cả trên thế giới...; các công cụ áp dụng trước đây như bỏ tem phiếu, chuyển sang một giá, khoán sản phẩm... không còn.
Tuy nhiên, vẫn cần tìm ra những biện pháp thích hợp để tiết chế tiêu dùng vì vừa qua tiêu dùng tăng quá nhanh và quá cao; năm 2007 tổng mức bán lẻ tăng tới 23,3%, tức là cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP đến gần 3 lần và gần gấp đôi mức tăng của những năm trước, hai tháng đầu năm nay con số đó còn cao hơn nữa. Mặt khác cũng nên ra sức tháo gỡ mọi vướng mắc đối với sản xuất cho dù cơ chế ngày nay đã thông thoáng hơn trước nhiều.
Thứ hai, quan hệ giữa hàng và tiền. Đương nhiên, để kiềm chế lạm phát thì các biện pháp tiền tệ vẫn đóng vai trò cốt tử. Trong cuộc chiến chống lạm phát vào giữa những năm 80 thế kỷ trước, giá-lương-tiền trở thành tâm điểm nóng bỏng nhất; do xử lý không phù hợp đã đưa tới những sự đổ vỡ tai hại.
Cuối cùng, cũng đã hành động theo đúng quy luật bằng cách chấm dứt việc in tiền tung vào lưu thông quá nhiều, tăng lãi suất tiền gửi cao hơn chỉ số lạm phát để hút tiền về, gia tăng vòng quay của đồng tiền, nhờ vậy đã góp phần lấy lại được sự cân bằng tương đối giữa tiền với hàng.
Xem ra những biện pháp gần đây của Ngân hàng Nhà nước cũng đã đi theo hướng này. Chỉ có điều hoàn cảnh ngày nay đã khác trước. Nếu như những năm 80 thế kỷ trước chỉ có Ngân hàng Nhà nước, thậm chí chưa có ngân hàng thương mại theo đúng nghĩa của nó nên tương đối dễ điều hành. Ngày nay, đã xuất hiện mấy chục ngân hàng lớn nhỏ trong và ngoài quốc doanh, thậm chí cả ngân hàng nước ngoài; trong quá trình hoàn thiện thể chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta lại dành ưu tiên cao cho việc phát triển và hoàn thiện hệ thống ngân hàng, do đó các biện pháp tài chính-tiền tệ được sử dụng để kiểm soát lạm phát lại phải tính đến cả yêu cầu này.
Sự khác biệt thứ hai là hai thập kỷ trước nước ta còn bị bao vây cấm vận và ta cũng chưa hề nghĩ đến việc mở cửa lĩnh vực ngân hàng, dòng vốn bên ngoài hầu như chưa vào Việt Nam; ngày nay, dòng vốn ấy đang đổ vào qua cả 4 kênh: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, viện trợ phát triển và kiều hối, do đó những biện pháp tiền tệ cần được xử lý sao cho có thể tận dụng được những nguồn vốn này để phát triển và gia tăng dự trữ ngoại tệ.
Đó là chưa kể ta lại phải kiềm chế lạm phát trong bối cảnh nền kinh tế nước ta bị "đô la hoá" khá cao, đồng đô la Mỹ đang mất giá và lạm phát đang là hiện tượng toàn cầu; điều đó đòi hỏi việc sử dụng các công cụ tiền tệ để kiềm chế lạm phát phải làm sao hạn chế được tác động xấu của những hiện tượng này.
Sự khác biệt thứ ba là ngày nay nền kinh tế nước ta có nhiều thành phần, trong đó hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động với hiệu quả khá cao, đóng góp cho sự tăng trưởng, đồng thời đã xuất hiện thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản; mọi động thái về tài chính- tiền tệ đều cần tính đến tác động tới các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các thị trường khác.
Thứ ba, quan hệ giữa thu và chi ngân sách. Hai thập kỷ trước sự mất cân đối giữa thu và chi ngân sách nghiêm trọng hơn nhiều, năm 1986 thu chỉ bảo đảm 75% chi, trong đó phần chi bù lỗ cho sản xuất rất cao, do đó một trong những biện pháp chống lạm phát lúc bấy giờ là thu hẹp mạnh mẽ khoản bao cấp này, kể cả bao cấp qua giá.
Ngày nay, thâm hụt ngân sách không còn cao như trước, cũng không còn tình trạng bao cấp tràn lan, nhưng điều đó không có nghĩa là không còn dư địa để cải thiện cán cân ngân sách, nhất là thực hành tiết kiệm, cắt giảm hoặc giãn tiến độ các khoản đầu tư từ ngân sách Nhà nước nhưng chưa hoặc không đem lại hiệu quả, những công trình và những hoạt động mang tính phô trương, lãng phí.
Thứ tư, quan hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Tình trạng nhập siêu cũng là một tác nhân góp phần gây lạm phát. Năm 1986 xuất được có 800 triệu USD nhưng nhập tới 2,2 tỷ, do đó một trong những biện pháp kiềm chế lạm phát lúc đó là giảm nhập siêu bằng hai loại công cụ chủ yếu: xoá bỏ cơ chế hai tỷ giá, chuyển sang cơ chế một tỷ giá theo quy luật cung cầu trên thị trường đi đôi với việc xoá bỏ chế độ độc quyền ngoại thương của Bộ Ngoại thương, cho phép các bộ, ngành và các địa phương kinh doanh xuất-nhập khẩu, thả lỏng việc nhập hàng phi mậu dịch.
Kết quả là năm 1992 nước ta đã xuất siêu (đây là năm duy nhất trong hơn 20 năm qua nước ta xuất siêu!).
Tiếc rằng, trong những năm qua nước ta nhập siêu ngày càng lớn. Đành rằng trong hoàn cảnh hiện nay chúng ta buộc phải chấp nhận tình trạng này ở mức độ nhất định vì nhiều loại thiết bị, nguyên-nhiên-vật liệu chúng ta chưa sản xuất được hoặc sản xuất không đủ để bảo đảm sản xuất và tiêu dùng nhưng không thể xem nhẹ tình trạng nhập siêu. Để khắc phục phần nào tình trạng nhập siêu thì kinh nghiệm cho thấy cần có chính sách tỷ giá thoả đáng đi đôi với cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất trong nước và tiết chế tiêu dùng.
Tóm lại, qua việc ôn cũ có thể rút tỉa ra không ít bài học bổ ích, trong đó có bài học xử lý đồng bộ cả 4 cân đối vĩ mô theo hướng trước hết đè vế tiêu dùng, phát hành tiền, chi ngân sách và nhập khẩu xuống là điều tương đối dễ làm hơn; đồng thời cũng phải có cơ chế chính sách đẩy mạnh sản xuất, nguồn hàng, thu ngân sách và xuất khẩu lên mặc dầu những việc này có phần khó hơn và lâu hơn.
Đương nhiên phải tính rằng, hoàn cảnh nước ta ngày nay đã khác hẳn 20 năm trước chí ít là trên ba mặt: ta đã chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu-bao cấp sang thể chế thị trường, trong đó từ lâu đã thực hiện cơ chế 1 giá theo quy luật cung cầu (ngoại trừ một vài mặt hàng); đã phát triển kinh tế nhiều thành phần và đã hội nhập đầy đủ với kinh tế thế giới. Ngày nay, mối quan hệ kinh tế phức tạp hơn nhiều, những công cụ cũ không còn nữa vì vậy nẩy sinh một nghịch lý là kiềm chế lạm phát khó hơn trước nhiều.
Tạo sự đồng thuận về 6 giải pháp lớn
Để kiềm chế lạm phát thành công, bên cạnh những việc làm cụ thể rất cần sự đồng thuận trên một loạt mối quan hệ sau:
Một là, mối quan hệ giữa kiềm chế lạm phát và đẩy mạnh phát triển. Nước nào cũng vậy, khi phát sinh lạm phát đều phải tìm cách kiềm chế vì nếu không nó sẽ triệt tiêu thành quả phát triển, ảnh hưởng tới cuộc sống của mọi người dân.
Ở nước ta số đông dân chúng còn thu nhập thấp nên việc kiềm chế lạm phát không chỉ là nhiệm vụ kinh tế mà còn là nhiệm vụ chính trị-xã hội. Mặt khác yêu cầu phát triển nhanh vẫn là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài để nâng cao đời sống nhân dân, vì vậy nghệ thuật điều hành là ở chỗ tìm ra mối tương quan thoả đáng giữa hai yêu cầu kiềm chế lạm phát và phát triển.
Cuối những năm 80, đầu những năm 90 thế kỷ trước nước ta đã thành công trong việc tạo ra tỷ lệ nghịch giữa tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng: chỉ số lạm phát đi xuống đi đôi với chỉ số tăng trưởng đi lên: nếu năm 1986 tỷ lệ lạm phát là 587,2% và GDP chỉ tăng 2,8% thì dần dần tới năm 1993 tỷ lệ lạm phát chỉ còn 8,5% nhưng GDP đã tăng 8,1%. Vì sao làm được như vậy là điều đáng được nghiên cứu.
Hai là, mối quan hệ giữa tính cấp bách của yêu cầu kiềm chế lạm phát và cách xử lý bình tĩnh với cái nhìn thực tế, khách quan. Việc kiềm chế lạm phát không đơn giản chút nào, nhất là trong lúc trình độ phát triển và tiềm lực của nước ta có hạn, nhiều nhân tố khách quan nằm ngoài khả năng kiểm soát của nước ta nên không dễ gì đạt được mong muốn trong một sớm một chiều, các biện pháp chỉ có thể đem lại hiệu quả với độ trễ nhất định.
Để xử lý lạm phát vào 20 năm trước, chúng ta đã từng phải chật vật hàng chục năm trời (đương nhiên lúc đó kinh nghiệm, tiềm năng của chúng ta hạn hẹp hơn nhiều).
Liên quan đến khía cạnh thời điểm cần nhấn mạnh rằng, công tác dự báo và kịp thời đối phó khi lạm phát manh nha cũng như thời điểm đưa ra quyết định này hay quyết định khác có ý nghĩa rất quan trọng.
Ba là, mối quan hệ giữa lợi ích của từng nhóm dân cư với lợi ích của toàn dân, giữa lợi ích cục bộ và lợi ích toàn cục. Các biện pháp kiềm chế lạm phát khó có thể làm cho mọi người đều hài lòng mà có thể đụng chạm tới lợi ích của nhóm người này hay nhóm người khác, nhưng lợi ích của toàn xã hội, của toàn bộ nền kinh tế vẫn cần là ưu tiên hàng đầu.
Bốn là, mối quan hệ giữa những việc trước mắt và lâu dài. Trong khi thực thi những biện pháp trước mắt để kiềm chế lạm phát cần chú trọng tới cả những biện pháp mang tính lâu dài, ví dụ muốn giảm nhập siêu, nâng cao hiệu quả kinh tế thì lâu nay đã nói nhiều về việc phát triển công nghiệp phụ trợ nhưng xem ra cho tới nay vẫn chưa có chuyển biến mang tính đột phá.
Năm là, mối quan hệ giữa các biện pháp riêng lẻ với kế hoạch tổng thể mang tính đồng bộ. Phải chăng tính đồng bộ thể hiện ở việc xử lý đồng thời cả 4 cân đối nói trên với trọng tâm là những biện pháp triệt tiêu nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát được thực hiện theo lộ trình thích hợp, có tính đến tác động liên hoàn nhiều chiều của các giải pháp?
Sáu là, mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước và công chúng, kể cả các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và các cơ quan truyền thông. Lạm phát là hiện tượng xã hội liên quan tới mọi tầng lớp nhân dân, mọi ngành, do đó cần tranh thủ sự đồng thuận tương đối của dư luận xã hội, thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại giữa các cơ quan hữu quan và công chúng để chí ít có sự thông hiểu chung; ngược lại các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề, các cơ quan truyền thông cũng cần lấy lợi ích toàn cục làm trọng, tránh gây hoang mang trong dư luận, tạo sức ép đối với Nhà nước vì lợi ích riêng.