Kiến nghị thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo
Các địa phương thống nhất kiến nghị Chính phủ cho thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo trong 3 tháng
Làm thế nào tiêu thụ hết lúa, gạo vụ hè thu, trong đó có giống lúa IR 50404? Đây là vấn đề được đặt ra tại Hội nghị Giải pháp tiêu thụ lúa, gạo vụ hè thu 2012 và triển khai kế hoạch vụ lúa thu đông mùa ở ĐBSCL vừa tổ chức tại Tp.HCM.
Vụ hè thu về cơ bản đã xong và bắt đầu thu hoạch. Nhưng đại diện tỉnh Hậu Giang cho biết, hiện chưa thấy ghe mua lúa xuất hiện. Còn ông Cao Văn Hoá, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang cho biết, hiện tỉnh còn tồn kho 60.000 tấn chủ yếu là giống IR 50404. Ông cho rằng, thực tế có nhu cầu nên nông dân mới sản xuất nhưng do thông tin còn khập khễnh. Vì vậy, cần xem lại chuỗi liên kết doanh nghiệp và nông dân và lực lượng trung gian hàng xáo nằm trong trong chuỗi này để có sự sắp xếp cho phù hợp?
Theo Cục Trồng trọt, cần đổi mới, quản lý hàng xáo theo định hướng thu mua lúa xuất khẩu có chủ định, số lượng, địa điểm, thời gian, chất lượng lúa, quản lý hàng xáo theo nhóm thu mua hoặc doanh nghiệp. Còn bà Cao Thị Ngọc Hoa, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam cho rằng, về lâu dài, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hàng năm cần định hướng cụ thể việc xuất khẩu để nông dân biết trồng giống gì và sản lượng bao nhiêu.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu hiện gặp khó khăn. Ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, xuất khẩu từ đầu năm đến nay đạt 2,9 triệu tấn, cho trị giá FOB khoảng 1,3 tỷ USD. So với cùng kỳ, lượng giảm 20% và trị giá FOB giảm 23%. Dự kiến cả năm nay ước xuất khẩu đạt 6,5-7 triệu tấn gạo.
Về tình hình thu mua, ông Bảy cho biết, giá lúa đang giảm và có thể tiếp tục giảm trong thời điểm thu hoạch Hè thu rộ vào giữa tháng 7. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu không dấu hiệu thuận lợi. Chẳng hạn như Ấn Độ tiếp tục bán ra với giá thấp do được mùa. Do tồn kho nên họ có thể tích cực tìm kiếm thị trường và không ngoại trừ những thị trường truyền thống của Việt Nam. Thái Lan cũng là “ẩn số” lớn, hiện tồn kho khoảng 9 triệu tấn nhưng chưa biết sẽ tiếp tục bán ra hay giữ lại... Theo đó, ông cho biết, hiện các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chưa ký được hợp đồng gạo cấp thấp, gạo cấp cao tuy bị canh tranh nhưng thị trường châu Phi vẫn mua. Trước tình hình này, Hiệp hội điều hành linh hoạt giá, tích cực tìm kiếm thị trường mới, đàm phán với các thị trường truyền thống để có hợp đồng càng sớm càng tốt.
Tại hội nghị, các địa phương thống nhất kiến nghị Chính phủ cho thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo trong 3 tháng và giao cho doanh nghiệp thực hiện. Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, giống IR 50404 thực chất không có tội mà có những đặc tính tốt phù hợp với điều kiện Việt Nam. Tuy nhiên, do thị trường xuất khẩu ngày càng khó tính nên đòi hỏi cần có sự điều chỉnh cơ cấu giống lúa cao cấp hơn. Sắp tới, vụ thu đông Cục khuyến cáo hạn chế tối đa giống này.
Đối với vụ thu đông, theo Cục Trồng trọt, diện tích nên ổn định ở mức 600 ngàn ha trong năm 2012 để đảm bảo an toàn. Sản xuất vụ này cần chú ý thời vụ chặt chẽ, chuẩn bị cơ cấu giống chất lượng cao, lúa thơm. Và trước tình hình xuất khẩu gạo như hiện nay, không nên gia tăng diện tích thu đông, nhất là ở vùng ngập sâu, chịu ảnh hưởng của lũ. Có thể chia làm 3 tiểu vùng sản xuất.
Thứ nhất, lúa thu đông trong cơ cấu 3 vụ, canh tác vùng ảnh hưởng lũ, ngập sâu tại An Giang và Đồng Tháp. Diện tích dự kiến khoảng 255 ngàn ha.
Thứ hai, lúa thu đông trong cơ cấu 3 vụ chịu ảnh hưởng lũ ngập nông gồm Tiền Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, diện tích khoảng 260 ngàn ha.
Cuối cùng, lúa thu đông trong cơ cấu 2 vụ và một vụ (tôm lúa) vùng ven biển, không chịu ảnh hưởng lũ gồm Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liệu, Cà Mau. Diện tích trồng năm 2011 khoảng 160 ngàn ha cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt. Vì vậy, có thể mở rộng diện tích nhưng cần xem xét sản xuất trong vùng tôm lúa và quy hoạch cơ cấu lúa thu đông trong cơ cấu mùa vụ thu đông - mùa.
Vụ hè thu về cơ bản đã xong và bắt đầu thu hoạch. Nhưng đại diện tỉnh Hậu Giang cho biết, hiện chưa thấy ghe mua lúa xuất hiện. Còn ông Cao Văn Hoá, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang cho biết, hiện tỉnh còn tồn kho 60.000 tấn chủ yếu là giống IR 50404. Ông cho rằng, thực tế có nhu cầu nên nông dân mới sản xuất nhưng do thông tin còn khập khễnh. Vì vậy, cần xem lại chuỗi liên kết doanh nghiệp và nông dân và lực lượng trung gian hàng xáo nằm trong trong chuỗi này để có sự sắp xếp cho phù hợp?
Theo Cục Trồng trọt, cần đổi mới, quản lý hàng xáo theo định hướng thu mua lúa xuất khẩu có chủ định, số lượng, địa điểm, thời gian, chất lượng lúa, quản lý hàng xáo theo nhóm thu mua hoặc doanh nghiệp. Còn bà Cao Thị Ngọc Hoa, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam cho rằng, về lâu dài, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hàng năm cần định hướng cụ thể việc xuất khẩu để nông dân biết trồng giống gì và sản lượng bao nhiêu.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu hiện gặp khó khăn. Ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, xuất khẩu từ đầu năm đến nay đạt 2,9 triệu tấn, cho trị giá FOB khoảng 1,3 tỷ USD. So với cùng kỳ, lượng giảm 20% và trị giá FOB giảm 23%. Dự kiến cả năm nay ước xuất khẩu đạt 6,5-7 triệu tấn gạo.
Về tình hình thu mua, ông Bảy cho biết, giá lúa đang giảm và có thể tiếp tục giảm trong thời điểm thu hoạch Hè thu rộ vào giữa tháng 7. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu không dấu hiệu thuận lợi. Chẳng hạn như Ấn Độ tiếp tục bán ra với giá thấp do được mùa. Do tồn kho nên họ có thể tích cực tìm kiếm thị trường và không ngoại trừ những thị trường truyền thống của Việt Nam. Thái Lan cũng là “ẩn số” lớn, hiện tồn kho khoảng 9 triệu tấn nhưng chưa biết sẽ tiếp tục bán ra hay giữ lại... Theo đó, ông cho biết, hiện các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chưa ký được hợp đồng gạo cấp thấp, gạo cấp cao tuy bị canh tranh nhưng thị trường châu Phi vẫn mua. Trước tình hình này, Hiệp hội điều hành linh hoạt giá, tích cực tìm kiếm thị trường mới, đàm phán với các thị trường truyền thống để có hợp đồng càng sớm càng tốt.
Tại hội nghị, các địa phương thống nhất kiến nghị Chính phủ cho thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo trong 3 tháng và giao cho doanh nghiệp thực hiện. Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, giống IR 50404 thực chất không có tội mà có những đặc tính tốt phù hợp với điều kiện Việt Nam. Tuy nhiên, do thị trường xuất khẩu ngày càng khó tính nên đòi hỏi cần có sự điều chỉnh cơ cấu giống lúa cao cấp hơn. Sắp tới, vụ thu đông Cục khuyến cáo hạn chế tối đa giống này.
Đối với vụ thu đông, theo Cục Trồng trọt, diện tích nên ổn định ở mức 600 ngàn ha trong năm 2012 để đảm bảo an toàn. Sản xuất vụ này cần chú ý thời vụ chặt chẽ, chuẩn bị cơ cấu giống chất lượng cao, lúa thơm. Và trước tình hình xuất khẩu gạo như hiện nay, không nên gia tăng diện tích thu đông, nhất là ở vùng ngập sâu, chịu ảnh hưởng của lũ. Có thể chia làm 3 tiểu vùng sản xuất.
Thứ nhất, lúa thu đông trong cơ cấu 3 vụ, canh tác vùng ảnh hưởng lũ, ngập sâu tại An Giang và Đồng Tháp. Diện tích dự kiến khoảng 255 ngàn ha.
Thứ hai, lúa thu đông trong cơ cấu 3 vụ chịu ảnh hưởng lũ ngập nông gồm Tiền Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, diện tích khoảng 260 ngàn ha.
Cuối cùng, lúa thu đông trong cơ cấu 2 vụ và một vụ (tôm lúa) vùng ven biển, không chịu ảnh hưởng lũ gồm Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liệu, Cà Mau. Diện tích trồng năm 2011 khoảng 160 ngàn ha cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt. Vì vậy, có thể mở rộng diện tích nhưng cần xem xét sản xuất trong vùng tôm lúa và quy hoạch cơ cấu lúa thu đông trong cơ cấu mùa vụ thu đông - mùa.