Kim ngạch xuất nhập khẩu quý 1 ước đạt gần 66 tỷ USD
Dù nhập siêu khoảng 0,3 tỷ USD trong tháng 3, nhưng cả nước vẫn xuất siêu khoảng 1 tỷ USD trong quý 1
Theo số liệu từ cơ quan thống kê, trong tháng 3/2014, Việt Nam tiếp tục nhập siêu khoảng 0,3 tỷ USD, tương đương 1,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 12 tỷ USD, tăng 26% và kim ngạch nhập khẩu đạt 12,3 tỷ USD, tăng 22% so với tháng trước.
Việc kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu tăng khá mạnh, trên 20% so với tháng trước là điều có thể hiểu được bởi tháng 2/2014 là tháng có Tết nguyên đán với 9 ngày nghỉ nên hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam kém sôi động hơn trong khi tháng 3, các doanh nghiệp đang hồ hởi với các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động xuất nhập khẩu sau kỳ nghỉ Tết.
Đối với hoạt động xuất khẩu, ngoại trừ hai nhóm cao su và hóa chất có kim ngạch xuất khẩu tương đương tháng trước, các nhóm hàng còn lại đều có kim ngạch xuất khẩu cao hơn hẳn, trong đó kim ngạch dệt may ước đạt 1,6 tỷ USD - tăng 53% so với tháng trước; điện thoại ước đạt 2 tỷ USD - tăng 16% so với tháng trước, điện tử ước đạt 850 triệu USD - tăng 37% so với tháng trước.
Một số nhóm hàng xuất khẩu truyền thống cũng có mức tăng trưởng khá trong tháng như thủy sản đạt 600 triệu USD - tăng 30% so với tháng trước, gạo đạt 255 triệu USD - tăng 30% so với tháng trước và cà phê đạt 448 triệu - tăng 28% so với tháng trước.
Việc xuất khẩu tăng khá phần nào thể hiện các doanh nghiệp Việt Nam đã nắm bắt khá tốt cơ hội khi kinh tế các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như Mỹ, Nhật, EU đã thoát khỏi khủng hoảng.
Đối với hoạt động nhập khẩu, mặc dù kim ngạch nhập khẩu có tăng hơn tháng trước nhưng chủ yếu từ các nhóm nguyên, nhiên vật liệu dùng cho sản xuất nên đó chưa hẳn là tín hiệu xấu mà ngược lại nó phản ánh phần nào hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam đã nhộn nhịp hơn.
Hai nhóm mặt hàng điện tử - linh kiện và nhóm hàng máy móc thiết bị - phụ tùng không những có kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD mà còn cao hơn kim ngạch nhập khẩu của tháng 2/2014 ở các mức tương ứng 542 triệu USD và 236 triệu USD.
Ngoài ra, còn hai nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng khá là vải với mức tăng 24% so với tháng trước và xăng dầu tăng 31% so với tháng trước.
Đối với hai mặt hàng nhạy cảm được chú ý nhiều gần đây là xăng dầu và khí đốt hóa lỏng, những thống kê về lượng và giá trị nhập khẩu tháng qua cũng cho thấy giá nhập khẩu của chúng đang diễn biến cùng chiều với giá bán lẻ trong nước. Trong tháng, giá nhập khẩu xăng dầu tiếp tục tăng khoảng 6% so tháng trước và giá nhập khẩu khí đốt hóa lỏng tiếp tục giảm 10% so với tháng trước.
Tính chung hết quý 1/2014, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 33,346 tỷ USD, nhập khẩu ước đạt 32,339 tỷ USD.
Như vậy, Việt Nam vẫn xuất siêu ước khoảng 1 tỷ USD, chiếm 1,53% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chiếm vai trò chủ đạo khi xuất siêu tới gần 4 tỷ USD trong khi khu vực kinh tế trong nước nhập siêu gần 3 tỷ USD.
Việc kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu tăng khá mạnh, trên 20% so với tháng trước là điều có thể hiểu được bởi tháng 2/2014 là tháng có Tết nguyên đán với 9 ngày nghỉ nên hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam kém sôi động hơn trong khi tháng 3, các doanh nghiệp đang hồ hởi với các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động xuất nhập khẩu sau kỳ nghỉ Tết.
Đối với hoạt động xuất khẩu, ngoại trừ hai nhóm cao su và hóa chất có kim ngạch xuất khẩu tương đương tháng trước, các nhóm hàng còn lại đều có kim ngạch xuất khẩu cao hơn hẳn, trong đó kim ngạch dệt may ước đạt 1,6 tỷ USD - tăng 53% so với tháng trước; điện thoại ước đạt 2 tỷ USD - tăng 16% so với tháng trước, điện tử ước đạt 850 triệu USD - tăng 37% so với tháng trước.
Một số nhóm hàng xuất khẩu truyền thống cũng có mức tăng trưởng khá trong tháng như thủy sản đạt 600 triệu USD - tăng 30% so với tháng trước, gạo đạt 255 triệu USD - tăng 30% so với tháng trước và cà phê đạt 448 triệu - tăng 28% so với tháng trước.
Việc xuất khẩu tăng khá phần nào thể hiện các doanh nghiệp Việt Nam đã nắm bắt khá tốt cơ hội khi kinh tế các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như Mỹ, Nhật, EU đã thoát khỏi khủng hoảng.
Đối với hoạt động nhập khẩu, mặc dù kim ngạch nhập khẩu có tăng hơn tháng trước nhưng chủ yếu từ các nhóm nguyên, nhiên vật liệu dùng cho sản xuất nên đó chưa hẳn là tín hiệu xấu mà ngược lại nó phản ánh phần nào hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam đã nhộn nhịp hơn.
Hai nhóm mặt hàng điện tử - linh kiện và nhóm hàng máy móc thiết bị - phụ tùng không những có kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD mà còn cao hơn kim ngạch nhập khẩu của tháng 2/2014 ở các mức tương ứng 542 triệu USD và 236 triệu USD.
Ngoài ra, còn hai nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng khá là vải với mức tăng 24% so với tháng trước và xăng dầu tăng 31% so với tháng trước.
Đối với hai mặt hàng nhạy cảm được chú ý nhiều gần đây là xăng dầu và khí đốt hóa lỏng, những thống kê về lượng và giá trị nhập khẩu tháng qua cũng cho thấy giá nhập khẩu của chúng đang diễn biến cùng chiều với giá bán lẻ trong nước. Trong tháng, giá nhập khẩu xăng dầu tiếp tục tăng khoảng 6% so tháng trước và giá nhập khẩu khí đốt hóa lỏng tiếp tục giảm 10% so với tháng trước.
Tính chung hết quý 1/2014, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 33,346 tỷ USD, nhập khẩu ước đạt 32,339 tỷ USD.
Như vậy, Việt Nam vẫn xuất siêu ước khoảng 1 tỷ USD, chiếm 1,53% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chiếm vai trò chủ đạo khi xuất siêu tới gần 4 tỷ USD trong khi khu vực kinh tế trong nước nhập siêu gần 3 tỷ USD.