Kinh doanh ngân hàng theo cách SHB
Năm 2015, SHB “vô tình” tiết lộ cách làm của mình qua một số chương trình khá riêng biệt
Năm 2015 đã qua, cổ đông Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) có thể vẫn còn hụt hẫng: giá cổ phiếu SHB vẫn dưới mệnh giá, trong khi nhiều cổ phiếu ngân hàng trên sàn đã hồi phục ở mức cao.
Hụt hẫng đó đã từng được phản ánh tại đại hội đồng cổ đông bất thường hồi tháng 10/2015. Và kết thúc năm qua, lợi nhuận vừa công bố cũng chưa thực sự có nhiều chuyển biến.
Nhưng, nhìn vào kết quả kinh doanh của SHB, có những điểm lạc quan đang tạo nên giá trị bền vững và lâu dài, theo một cách làm có thể xem là điển hình trong kinh doanh ngân hàng hiện nay.
Chẳng kém “Big 4”
Theo báo cáo tài chính vừa công bố, năm 2015 lợi nhuận trước thuế của SHB đạt 1.026 tỷ đồng, chỉ nhỉnh hơn mức 1.000 tỷ đồng năm trước. Nhưng vì sao có những điểm lạc quan?
Với 205 nghìn tỷ đồng tổng tài sản, SHB tiếp tục củng cố vị trí quy mô trong top 5 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân. Nhưng nay, tổng tài sản không còn là thứ trang sức hào nhoáng khi so sánh giữa các ngân hàng thương mại nữa.
Thị phần và nền tảng khách hàng mới là những yếu tố quyết định sống còn, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Năm 2015, đầu ra tín dụng của SHB tăng 26%, đầu vào tiền gửi cũng tăng mạnh 20,7%. Tốc độ này không thua kém khối “Big 4” (bốn ngân hàng thương mại nhà nước), đặc biệt là sự vượt trội về tốc độ tăng tiền gửi so với nhiều ngân hàng khác.
Gắn với hai chỉ tiêu trên, hệ thống khách hàng của SHB cũng dày dặn không kém.
Các ngân hàng vẫn thường công bố quy mô khách hàng tăng trưởng mỗi năm. Có thể “vẽ” được một cách tương đối. Nhưng con số tiền tươi thóc thật trên báo cáo tài chính mới thực sự quan trọng, vì nó đưa ra nhiều thông tin hơn cả.
Tại 31/12/2015, lượng tiền gửi không kỳ hạn tại SHB ở trên mức 20.000 tỷ đồng. Con số này thực sự có ý nghĩa và đáng lạc quan, khi nhiều ngân hàng khác vẫn chưa có được quy mô đó.
Lưu ý rằng, SHB cũng như tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân khác đều không có được ưu ái và lợi thế đặc biệt từ tiền gửi không kỳ hạn của các nguồn ngân sách nhà nước như tiền gửi kho bạc, bảo hiểm xã hội và y tế, thuế…, vì chúng chỉ dành riêng cho khối “Big 4”.
Vậy nên, quy mô tiền gửi không kỳ hạn, lại xác định tại mùa cao điểm chi trả, là một dẫn chứng về sự dày dặn của hệ thống khách hàng tại ngân hàng. Nó cũng là một thước đo về chất lượng kiểm soát và quản lý dòng tiền tại ngân hàng đó. Giá trị hơn nữa, nó là một trong những yếu tố quyết định giúp giảm thiểu chi phí để tăng cạnh tranh.
SHB cạnh tranh ngang ngửa được với những ngân hàng quốc doanh khác - vốn có lợi thế về nguồn tiền gửi nói trên. Cạnh tranh không chỉ ở chi phí, mà còn ở cách làm.
Năm 2015, SHB “vô tình” tiết lộ cách làm của mình qua một số chương trình khá riêng biệt, hỗ trợ nhóm đối tác vệ tinh của các doanh nghiệp lớn. Tức là, không chỉ doanh nghiệp đó, mà các đầu mối liên quan đến đầu vào và đầu ra sản phẩm của họ đều được ngân hàng thiết kế các gói dịch vụ, chương trình riêng để chăm sóc.
Đây giống như một chuỗi liên kết chặt chẽ, giúp doanh nghiệp hợp tác với ngân hàng yên tâm hơn trong vay vốn, sử dụng dịch vụ để sản xuất kinh doanh, khi cả đầu vào và đầu ra của mình đều nhận được sự hỗ trợ tương ứng.
Nếu xét riêng lẻ, ngân hàng chỉ thu về lãi và phí dịch vụ thấp, thậm chí có những hoạt động lỗ để cạnh tranh, nhưng tính tổng thể cả chuỗi liên kết, vẫn có lãi. Bởi lẽ, khi một doanh nghiệp lớn đến với ngân hàng, “anh em chú bác họ hàng” cũng đến theo, tạo cơ hội đan chéo dày dặn hơn về các sản phẩm, dịch vụ.
Năm qua, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của SHB tăng tới 58%, cũng là một trong những điểm lạc quan, dù lợi nhuận tổng thể còn khiêm tốn.
Xử lý nợ xấu theo tình hơn lý
Lợi nhuận năm qua của SHB còn khiêm tốn vì nợ xấu. Ở điểm này, hẳn nhiều con mắt hoài nghi đang nhìn vào kết quả xử lý cực nhanh, từ hơn 8,5% sau sáp nhập Habubank xuống chỉ còn 1,72% cuối 2015.
Không có chuẩn nào ưu ái riêng cho SHB để che lấp nợ xấu. Thậm chí ba năm sau sáp nhập Habubank, đến tận đại hội đồng cổ đông bất thường tháng 10/2015, ngân hàng này vẫn phập phồng chắp bút để tiếp tục hoàn thiện bản kiến nghị các chính sách đãi ngộ gửi cơ quan chức năng, vì đã có công tham gia tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng.
Còn ở các tiêu chuẩn chung, cũng như các ngân hàng khác, nợ xấu SHB giảm nhanh một phần gián tiếp qua tăng mạnh tổng dư nợ, một phần bán lại cho VAMC, một phần cơ cấu lại, và đáng chú ý ở phần chính là tự thu hồi và xử lý được.
Phần bán lại cho VAMC, theo quy định phải trích lập dự phòng định kỳ đầy đủ. Đây cũng là lý do chính khiến chi phí dự phòng năm 2015 của SHB lên tới 842 tỷ đồng và níu kéo con số lợi nhuận.
Phần tự thu hồi và xử lý, có thể khẳng định SHB là một trong những ngân hàng làm tốt nhất năm qua. Kết quả thu hồi của họ khiến lãnh đạo tổ chức chuyên biệt như Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cũng bất ngờ.
“Chúng tôi xử lý nợ xấu theo quan điểm đề cao tính nhân văn, hơn là phải dùng đến những can thiệp pháp lý”, ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB nói.
Quan điểm này xác định: rủi ro không ai mong muốn, là khách quan, nếu có điều kiện giảm được hay miễn được lãi sẽ tốt hơn là ham hố tận thu mà đẩy khách hàng vào đường cùng. Đường cùng không chỉ là bị siết nợ và mất tài sản, mà khách hàng còn mất cửa làm ăn vì uy tín với đối tác bị ảnh hưởng.
Khách hàng gặp rủi ro, nếu ngân hàng tận thu, nhất quyết thu bằng được gốc và lãi theo quy định pháp lý, không những khó thu hồi mà còn có thể bị kéo dài quá trình xử lý, vốn càng kẹt và chi phí cơ hội càng mất đi. Nếu cùng chia sẻ và hỗ trợ, vốn thu hồi được nhanh để quay vòng kinh doanh còn hiệu quả hơn cách tận thu đó.
“Chỉ những trường hợp bất đắc dĩ, khách hàng không hợp tác mới phải đưa ra pháp lý. Còn thông thường trong kinh doanh, có ai muốn mình bị thất bại đâu, cơ hội cũng đâu có nhiều. Nên quan điểm của SHB là chia sẻ, tạo cơ hội. Nếu cơ cấu lại được, giảm bớt lãi được thì khách hàng sẽ có cơ hội làm lại. Qua thất bại, họ có kinh nghiệm để có thể làm lại tốt hơn, khi tốt hơn họ sẽ nhớ đến mình mà gắn kết với ngân hàng hơn”, ông Nguyễn Văn Lê nêu quan điểm, cũng là cách làm trong xử lý nợ xấu mà SHB đã vận dụng trên toàn hệ thống những năm qua.
Hụt hẫng đó đã từng được phản ánh tại đại hội đồng cổ đông bất thường hồi tháng 10/2015. Và kết thúc năm qua, lợi nhuận vừa công bố cũng chưa thực sự có nhiều chuyển biến.
Nhưng, nhìn vào kết quả kinh doanh của SHB, có những điểm lạc quan đang tạo nên giá trị bền vững và lâu dài, theo một cách làm có thể xem là điển hình trong kinh doanh ngân hàng hiện nay.
Chẳng kém “Big 4”
Theo báo cáo tài chính vừa công bố, năm 2015 lợi nhuận trước thuế của SHB đạt 1.026 tỷ đồng, chỉ nhỉnh hơn mức 1.000 tỷ đồng năm trước. Nhưng vì sao có những điểm lạc quan?
Với 205 nghìn tỷ đồng tổng tài sản, SHB tiếp tục củng cố vị trí quy mô trong top 5 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân. Nhưng nay, tổng tài sản không còn là thứ trang sức hào nhoáng khi so sánh giữa các ngân hàng thương mại nữa.
Thị phần và nền tảng khách hàng mới là những yếu tố quyết định sống còn, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Năm 2015, đầu ra tín dụng của SHB tăng 26%, đầu vào tiền gửi cũng tăng mạnh 20,7%. Tốc độ này không thua kém khối “Big 4” (bốn ngân hàng thương mại nhà nước), đặc biệt là sự vượt trội về tốc độ tăng tiền gửi so với nhiều ngân hàng khác.
Gắn với hai chỉ tiêu trên, hệ thống khách hàng của SHB cũng dày dặn không kém.
Các ngân hàng vẫn thường công bố quy mô khách hàng tăng trưởng mỗi năm. Có thể “vẽ” được một cách tương đối. Nhưng con số tiền tươi thóc thật trên báo cáo tài chính mới thực sự quan trọng, vì nó đưa ra nhiều thông tin hơn cả.
Tại 31/12/2015, lượng tiền gửi không kỳ hạn tại SHB ở trên mức 20.000 tỷ đồng. Con số này thực sự có ý nghĩa và đáng lạc quan, khi nhiều ngân hàng khác vẫn chưa có được quy mô đó.
Lưu ý rằng, SHB cũng như tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân khác đều không có được ưu ái và lợi thế đặc biệt từ tiền gửi không kỳ hạn của các nguồn ngân sách nhà nước như tiền gửi kho bạc, bảo hiểm xã hội và y tế, thuế…, vì chúng chỉ dành riêng cho khối “Big 4”.
Vậy nên, quy mô tiền gửi không kỳ hạn, lại xác định tại mùa cao điểm chi trả, là một dẫn chứng về sự dày dặn của hệ thống khách hàng tại ngân hàng. Nó cũng là một thước đo về chất lượng kiểm soát và quản lý dòng tiền tại ngân hàng đó. Giá trị hơn nữa, nó là một trong những yếu tố quyết định giúp giảm thiểu chi phí để tăng cạnh tranh.
SHB cạnh tranh ngang ngửa được với những ngân hàng quốc doanh khác - vốn có lợi thế về nguồn tiền gửi nói trên. Cạnh tranh không chỉ ở chi phí, mà còn ở cách làm.
Năm 2015, SHB “vô tình” tiết lộ cách làm của mình qua một số chương trình khá riêng biệt, hỗ trợ nhóm đối tác vệ tinh của các doanh nghiệp lớn. Tức là, không chỉ doanh nghiệp đó, mà các đầu mối liên quan đến đầu vào và đầu ra sản phẩm của họ đều được ngân hàng thiết kế các gói dịch vụ, chương trình riêng để chăm sóc.
Đây giống như một chuỗi liên kết chặt chẽ, giúp doanh nghiệp hợp tác với ngân hàng yên tâm hơn trong vay vốn, sử dụng dịch vụ để sản xuất kinh doanh, khi cả đầu vào và đầu ra của mình đều nhận được sự hỗ trợ tương ứng.
Nếu xét riêng lẻ, ngân hàng chỉ thu về lãi và phí dịch vụ thấp, thậm chí có những hoạt động lỗ để cạnh tranh, nhưng tính tổng thể cả chuỗi liên kết, vẫn có lãi. Bởi lẽ, khi một doanh nghiệp lớn đến với ngân hàng, “anh em chú bác họ hàng” cũng đến theo, tạo cơ hội đan chéo dày dặn hơn về các sản phẩm, dịch vụ.
Năm qua, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của SHB tăng tới 58%, cũng là một trong những điểm lạc quan, dù lợi nhuận tổng thể còn khiêm tốn.
Xử lý nợ xấu theo tình hơn lý
Lợi nhuận năm qua của SHB còn khiêm tốn vì nợ xấu. Ở điểm này, hẳn nhiều con mắt hoài nghi đang nhìn vào kết quả xử lý cực nhanh, từ hơn 8,5% sau sáp nhập Habubank xuống chỉ còn 1,72% cuối 2015.
Không có chuẩn nào ưu ái riêng cho SHB để che lấp nợ xấu. Thậm chí ba năm sau sáp nhập Habubank, đến tận đại hội đồng cổ đông bất thường tháng 10/2015, ngân hàng này vẫn phập phồng chắp bút để tiếp tục hoàn thiện bản kiến nghị các chính sách đãi ngộ gửi cơ quan chức năng, vì đã có công tham gia tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng.
Còn ở các tiêu chuẩn chung, cũng như các ngân hàng khác, nợ xấu SHB giảm nhanh một phần gián tiếp qua tăng mạnh tổng dư nợ, một phần bán lại cho VAMC, một phần cơ cấu lại, và đáng chú ý ở phần chính là tự thu hồi và xử lý được.
Phần bán lại cho VAMC, theo quy định phải trích lập dự phòng định kỳ đầy đủ. Đây cũng là lý do chính khiến chi phí dự phòng năm 2015 của SHB lên tới 842 tỷ đồng và níu kéo con số lợi nhuận.
Phần tự thu hồi và xử lý, có thể khẳng định SHB là một trong những ngân hàng làm tốt nhất năm qua. Kết quả thu hồi của họ khiến lãnh đạo tổ chức chuyên biệt như Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cũng bất ngờ.
“Chúng tôi xử lý nợ xấu theo quan điểm đề cao tính nhân văn, hơn là phải dùng đến những can thiệp pháp lý”, ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB nói.
Quan điểm này xác định: rủi ro không ai mong muốn, là khách quan, nếu có điều kiện giảm được hay miễn được lãi sẽ tốt hơn là ham hố tận thu mà đẩy khách hàng vào đường cùng. Đường cùng không chỉ là bị siết nợ và mất tài sản, mà khách hàng còn mất cửa làm ăn vì uy tín với đối tác bị ảnh hưởng.
Khách hàng gặp rủi ro, nếu ngân hàng tận thu, nhất quyết thu bằng được gốc và lãi theo quy định pháp lý, không những khó thu hồi mà còn có thể bị kéo dài quá trình xử lý, vốn càng kẹt và chi phí cơ hội càng mất đi. Nếu cùng chia sẻ và hỗ trợ, vốn thu hồi được nhanh để quay vòng kinh doanh còn hiệu quả hơn cách tận thu đó.
“Chỉ những trường hợp bất đắc dĩ, khách hàng không hợp tác mới phải đưa ra pháp lý. Còn thông thường trong kinh doanh, có ai muốn mình bị thất bại đâu, cơ hội cũng đâu có nhiều. Nên quan điểm của SHB là chia sẻ, tạo cơ hội. Nếu cơ cấu lại được, giảm bớt lãi được thì khách hàng sẽ có cơ hội làm lại. Qua thất bại, họ có kinh nghiệm để có thể làm lại tốt hơn, khi tốt hơn họ sẽ nhớ đến mình mà gắn kết với ngân hàng hơn”, ông Nguyễn Văn Lê nêu quan điểm, cũng là cách làm trong xử lý nợ xấu mà SHB đã vận dụng trên toàn hệ thống những năm qua.