Sau Habubank, SHB cưới thêm “gái đẹp”
“Cô gái đẹp” là ví von của Chủ tịch Hội đồng Quản trị SHB, nhưng không hẳn tất cả các cổ đông đều nghĩ vậy
Ngày 24/10, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường thông qua giao dịch sáp nhập Công ty Tài chính Cổ phần Vinaconex - Viettel (VVF).
Trước khi nhận ý kiến trực tiếp từ cổ đông, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SHB, nhắc lại ví von: “Tại đại hội đầu năm, tôi có nói VVF là một cô gái đẹp. Do đẹp nên thời gian qua nhiều chàng to cao đẹp trai nhảy vào cưa cẩm, nên chúng tôi rất quyết tâm, quyết liệt để cưới cô gái này”.
“Sau khi loại các chàng trai trong nước, đến lượt các chàng trai nước ngoài cũng vào gạ gẫm, mà trai nước ngoài thì thường cao to đẹp trai hơn”, ông Hiển cho biết thêm.
Dù vậy, nhiều cổ đông vẫn băn khoăn. Vì sau cuộc hôn nhân với Habubank, quá trình xử lý những tồn tại chuyển giao kéo dài, nay lại cưới thêm VVF.
Ba năm nặng gánh
Năm 2012, SHB sáp nhập Habubank. Có đánh đổi, được - mất. Trong đó, gánh nặng lớn nhất là nợ xấu chuyển giao, đặc biệt ở những “nút thắt” Vinashin và Bianfishco.
Trước sáp nhập, nợ xấu SHB chỉ 2,67%. Nhận Habubank, nợ xấu đột biến tới 8,52%. Ngay trong năm 2012, ngân hàng sau sáp nhập có lợi nhuận trước thuế 1.825 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế và sau khi bù đắp lỗ lũy kế của Habubank chỉ còn 26 tỷ đồng.
Trước thềm đại hội trên, SHB cũng đã có báo cáo kết quả ba năm sáp nhập gửi Ngân hàng Nhà nước. Một phần lớn gánh nặng nợ xấu đã được xử lý.
Từ 8,52% khi nhận sáp nhập, nợ xấu SHB đến 30/9/2015 đã giảm xuống còn 2,38%; các tỷ lệ an toàn và khả năng chi trả đều trên mức quy định của Ngân hàng Nhà nước. Kết quả này được đặt trong việc tuân thủ cơ chế nhận diện mới, chặt chẽ hơn của Thông tư 02, Thông tư 09 và Thông tư 36.
Tuy nhiên, những con mắt hoài nghi đang nhìn vào tốc độ xử lý đó.
Có một điều được khẳng định: không có một cơ chế riêng nào dành cho SHB để tính khác đi quy mô nợ xấu; những con số đều được cơ quan thanh tra giám sát định kỳ rà soát, nhất là với trường hợp sau sáp nhập. Vậy, SHB đã làm gì để giảm được nhanh nợ xấu như vậy?
Như một cân đối tự nhiên, sau khi xử lý các vấn đề nội tại, gắn với chuyển biến của thị trường, tín dụng của SHB tăng mạnh. Quy mô tổng dư nợ từ 56.940 tỷ đồng năm 2012 đã tăng lên tới 122.567 tỷ đồng tại 30/9/2015, giúp thu nhỏ tỷ lệ nợ xấu.
Theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước và cũng như các ngân hàng thương mại khác, SHB đã bán lại 3.500 tỷ đồng nợ xấu của Habubank cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Và theo chủ trương của Chính phủ, SHB đã hoàn thành hoán đổi nợ của Habubank tại Vinashin sang trái phiếu Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) đợt 1, hiện đang tiếp tục hoán đổi nợ giai đoạn 2.
Đáng kể nhất, ngay sau khi sáp nhập Habubank, hoạt động thu hồi nợ được thực hiện ráo riết và đạt kết quả khá ấn tượng.
Báo cáo SHB gửi Ngân hàng Nhà nước cho thấy, đến thời điểm hiện tại, SHB đã xử lý, thu hồi hơn 14.600 tỷ đồng các khoản nợ do Habubank chuyển sang. Tổng nợ xấu của Habubank được xử lý, thu hồi là gần 6.000 tỷ đồng; trong đó tự xử lý và thu hồi được hơn 2.300 tỷ đồng, gồm cả gần 600 tỷ đồng phần đã bán cho VAMC.
SHB mất ba năm để xử lý gánh nặng nợ xấu sau sáp nhập Habubank. Nhưng đổi lại, quy mô từ sáp nhập liên tục tăng, giúp SHB lọt vào top 5 ngân hàng thương mại cổ phần với tổng tài sản hơn 183.000 tỷ đồng; thị phần và nền tảng khách hàng cũng mở rộng nhanh chóng.
VVF lỗ là… mừng
Quy mô mở rộng nhanh, nhưng, nói gì thì nói, lợi ích từ sáp nhập phải được thể hiện cụ thể, từ Habubank và đến nay là VVF. Nguyên văn phản ánh của cổ đông tại đại hội trên, họ đã phải “chịu đựng” 3 năm qua, quá 3 năm thì không được.
Đó là diễn biến giá cổ phiếu nằm thấp dưới mệnh giá, nối lại cổ tức nhưng bằng cổ phiếu. Thậm chí có cổ đông yêu cầu ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, phải có lộ trình đưa giá cổ phiếu lên mệnh giá.
Trước ý kiến trên, ông Hiển nói: “Tôi cũng là cổ đông, giá cổ phiếu thấp vậy cũng buồn lắm. Nhưng đó là thị trường. Nếu làm được lộ trình để giá cổ phiếu lên mệnh giá thì tôi đã là vua rồi. Nhưng tôi hứa hết trách nhiệm, hết sức mình cống hiến cho ngân hàng, đưa nó phát triển bền vững và minh bạch. Thấy khả năng mình không làm được việc, tôi xin nghỉ ngay”.
Ông Hiển cũng cam kết cổ tức sẽ phấn đấu cao hơn lãi suất tiết kiệm. Tỷ lệ chi trả 7% vừa qua là đáng kể. Bởi Ngân hàng Nhà nước giám sát chặt chẽ, khống chế từng ngân hàng, phải thực sự có lãi và an toàn mới được chi trả. Nên mức 7% đó được xem là một chứng chỉ cho SHB sau ba năm sáp nhập Habubank, trong bối cảnh nhiều ngân hàng khác không được chi trả cổ tức, hoặc rất thấp.
Nhưng cổ tức lại bằng cổ phiếu. Ông Hiển nói rằng, cổ phiếu cũng là tiền, góp vào xây dựng ngân hàng, mà “cơm chưa ăn gạo còn đó”.
Vấn đề là, như trên, cổ đông đã chịu đựng khó khăn 3 năm sau sáp nhập, họ có tiếp tục phải chịu thêm khi sáp nhập tiếp VVF? Tình hình tài chính và lợi nhuận VVF có “thảm khốc” như một số cổ đông quan ngại?
Tính đến 30/6/2015, tổng tài sản VVF chỉ 1.230 tỷ đồng, dư nợ chỉ 162 tỷ đồng. Năm 2014, công ty này lỗ 12,1 tỷ đồng, nhưng đến 30/6/2015 đã lãi trở lại 13,4 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu lên tới 35,25%.
Song, Chủ tịch SHB lại lạc quan khi nói về “cô gái đẹp” mà ông ví von. Theo ông Hiển, VVF lỗ năm 2014 là… đáng mừng, bởi phải xem vì sao mà lỗ.
“Năm 2014, sau khi chốt phương án sáp nhập, chúng tôi yêu cầu VVF ngừng cấp tín dụng và cho vay mới, tập trung trích lập dự phòng, nên đương nhiên lỗ. Sau khi trích lập dự phòng để khắc phục rủi ro, tập trung thu hồi nợ, có lãi trở lại và chúng tôi tiến hành sáp nhập”, ông Hiển giải thích.
Về nợ xấu VVF, tỷ lệ 35,52% cũng được ông Hiển lưu ý không nên hoảng hốt, mà cần nhìn cụ thể ở con số tuyệt đối chỉ khoảng 62-65 tỷ đồng, ảnh hưởng không lớn tới SHB sau sáp nhập.
Tuy nhiên, có cổ đông tính toán, nợ xấu và các khoản phải thu của VVF có thể lên tới khoảng 300 tỷ đồng. Ông Hiển trấn an, các khoản nợ lớn đã được đàm phán và ấn định lộ trình thu hồi vào cuối năm nay và trong năm tới.
Ngoài ra, trong cuộc hôn nhân này, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SHB còn lưu ý đến những khoản hồi môn, như tòa nhà khu chợ Mơ (Hà Nội) mà VVF sở hữu từ tầng 6-15, giá trị “tính sơ” cũng cỡ 400 tỷ đồng, hay trụ sở chính công ty này đang có…
Cần thiết hơn là về chiến lược. Sáp nhập VVF để SHB có đầu mối chuyên biệt phát triển tín dụng tiêu dùng, vừa là xu hướng hoạt động, vừa đáp ứng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước đặt ra.
Sau sáp nhập VVF, SHB dự tính kết quả kinh doanh sẽ bắt đầu chuyển biến hơn từ năm tới, với lợi nhuận trước thuế dự kiến năm 2016 là 1.391 tỷ đồng, năm 2017 là 1.596 tỷ đồng.
Trước khi nhận ý kiến trực tiếp từ cổ đông, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SHB, nhắc lại ví von: “Tại đại hội đầu năm, tôi có nói VVF là một cô gái đẹp. Do đẹp nên thời gian qua nhiều chàng to cao đẹp trai nhảy vào cưa cẩm, nên chúng tôi rất quyết tâm, quyết liệt để cưới cô gái này”.
“Sau khi loại các chàng trai trong nước, đến lượt các chàng trai nước ngoài cũng vào gạ gẫm, mà trai nước ngoài thì thường cao to đẹp trai hơn”, ông Hiển cho biết thêm.
Dù vậy, nhiều cổ đông vẫn băn khoăn. Vì sau cuộc hôn nhân với Habubank, quá trình xử lý những tồn tại chuyển giao kéo dài, nay lại cưới thêm VVF.
Ba năm nặng gánh
Năm 2012, SHB sáp nhập Habubank. Có đánh đổi, được - mất. Trong đó, gánh nặng lớn nhất là nợ xấu chuyển giao, đặc biệt ở những “nút thắt” Vinashin và Bianfishco.
Trước sáp nhập, nợ xấu SHB chỉ 2,67%. Nhận Habubank, nợ xấu đột biến tới 8,52%. Ngay trong năm 2012, ngân hàng sau sáp nhập có lợi nhuận trước thuế 1.825 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế và sau khi bù đắp lỗ lũy kế của Habubank chỉ còn 26 tỷ đồng.
Trước thềm đại hội trên, SHB cũng đã có báo cáo kết quả ba năm sáp nhập gửi Ngân hàng Nhà nước. Một phần lớn gánh nặng nợ xấu đã được xử lý.
Từ 8,52% khi nhận sáp nhập, nợ xấu SHB đến 30/9/2015 đã giảm xuống còn 2,38%; các tỷ lệ an toàn và khả năng chi trả đều trên mức quy định của Ngân hàng Nhà nước. Kết quả này được đặt trong việc tuân thủ cơ chế nhận diện mới, chặt chẽ hơn của Thông tư 02, Thông tư 09 và Thông tư 36.
Tuy nhiên, những con mắt hoài nghi đang nhìn vào tốc độ xử lý đó.
Có một điều được khẳng định: không có một cơ chế riêng nào dành cho SHB để tính khác đi quy mô nợ xấu; những con số đều được cơ quan thanh tra giám sát định kỳ rà soát, nhất là với trường hợp sau sáp nhập. Vậy, SHB đã làm gì để giảm được nhanh nợ xấu như vậy?
Như một cân đối tự nhiên, sau khi xử lý các vấn đề nội tại, gắn với chuyển biến của thị trường, tín dụng của SHB tăng mạnh. Quy mô tổng dư nợ từ 56.940 tỷ đồng năm 2012 đã tăng lên tới 122.567 tỷ đồng tại 30/9/2015, giúp thu nhỏ tỷ lệ nợ xấu.
Theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước và cũng như các ngân hàng thương mại khác, SHB đã bán lại 3.500 tỷ đồng nợ xấu của Habubank cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Và theo chủ trương của Chính phủ, SHB đã hoàn thành hoán đổi nợ của Habubank tại Vinashin sang trái phiếu Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) đợt 1, hiện đang tiếp tục hoán đổi nợ giai đoạn 2.
Đáng kể nhất, ngay sau khi sáp nhập Habubank, hoạt động thu hồi nợ được thực hiện ráo riết và đạt kết quả khá ấn tượng.
Báo cáo SHB gửi Ngân hàng Nhà nước cho thấy, đến thời điểm hiện tại, SHB đã xử lý, thu hồi hơn 14.600 tỷ đồng các khoản nợ do Habubank chuyển sang. Tổng nợ xấu của Habubank được xử lý, thu hồi là gần 6.000 tỷ đồng; trong đó tự xử lý và thu hồi được hơn 2.300 tỷ đồng, gồm cả gần 600 tỷ đồng phần đã bán cho VAMC.
SHB mất ba năm để xử lý gánh nặng nợ xấu sau sáp nhập Habubank. Nhưng đổi lại, quy mô từ sáp nhập liên tục tăng, giúp SHB lọt vào top 5 ngân hàng thương mại cổ phần với tổng tài sản hơn 183.000 tỷ đồng; thị phần và nền tảng khách hàng cũng mở rộng nhanh chóng.
VVF lỗ là… mừng
Quy mô mở rộng nhanh, nhưng, nói gì thì nói, lợi ích từ sáp nhập phải được thể hiện cụ thể, từ Habubank và đến nay là VVF. Nguyên văn phản ánh của cổ đông tại đại hội trên, họ đã phải “chịu đựng” 3 năm qua, quá 3 năm thì không được.
Đó là diễn biến giá cổ phiếu nằm thấp dưới mệnh giá, nối lại cổ tức nhưng bằng cổ phiếu. Thậm chí có cổ đông yêu cầu ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, phải có lộ trình đưa giá cổ phiếu lên mệnh giá.
Trước ý kiến trên, ông Hiển nói: “Tôi cũng là cổ đông, giá cổ phiếu thấp vậy cũng buồn lắm. Nhưng đó là thị trường. Nếu làm được lộ trình để giá cổ phiếu lên mệnh giá thì tôi đã là vua rồi. Nhưng tôi hứa hết trách nhiệm, hết sức mình cống hiến cho ngân hàng, đưa nó phát triển bền vững và minh bạch. Thấy khả năng mình không làm được việc, tôi xin nghỉ ngay”.
Ông Hiển cũng cam kết cổ tức sẽ phấn đấu cao hơn lãi suất tiết kiệm. Tỷ lệ chi trả 7% vừa qua là đáng kể. Bởi Ngân hàng Nhà nước giám sát chặt chẽ, khống chế từng ngân hàng, phải thực sự có lãi và an toàn mới được chi trả. Nên mức 7% đó được xem là một chứng chỉ cho SHB sau ba năm sáp nhập Habubank, trong bối cảnh nhiều ngân hàng khác không được chi trả cổ tức, hoặc rất thấp.
Nhưng cổ tức lại bằng cổ phiếu. Ông Hiển nói rằng, cổ phiếu cũng là tiền, góp vào xây dựng ngân hàng, mà “cơm chưa ăn gạo còn đó”.
Vấn đề là, như trên, cổ đông đã chịu đựng khó khăn 3 năm sau sáp nhập, họ có tiếp tục phải chịu thêm khi sáp nhập tiếp VVF? Tình hình tài chính và lợi nhuận VVF có “thảm khốc” như một số cổ đông quan ngại?
Tính đến 30/6/2015, tổng tài sản VVF chỉ 1.230 tỷ đồng, dư nợ chỉ 162 tỷ đồng. Năm 2014, công ty này lỗ 12,1 tỷ đồng, nhưng đến 30/6/2015 đã lãi trở lại 13,4 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu lên tới 35,25%.
Song, Chủ tịch SHB lại lạc quan khi nói về “cô gái đẹp” mà ông ví von. Theo ông Hiển, VVF lỗ năm 2014 là… đáng mừng, bởi phải xem vì sao mà lỗ.
“Năm 2014, sau khi chốt phương án sáp nhập, chúng tôi yêu cầu VVF ngừng cấp tín dụng và cho vay mới, tập trung trích lập dự phòng, nên đương nhiên lỗ. Sau khi trích lập dự phòng để khắc phục rủi ro, tập trung thu hồi nợ, có lãi trở lại và chúng tôi tiến hành sáp nhập”, ông Hiển giải thích.
Về nợ xấu VVF, tỷ lệ 35,52% cũng được ông Hiển lưu ý không nên hoảng hốt, mà cần nhìn cụ thể ở con số tuyệt đối chỉ khoảng 62-65 tỷ đồng, ảnh hưởng không lớn tới SHB sau sáp nhập.
Tuy nhiên, có cổ đông tính toán, nợ xấu và các khoản phải thu của VVF có thể lên tới khoảng 300 tỷ đồng. Ông Hiển trấn an, các khoản nợ lớn đã được đàm phán và ấn định lộ trình thu hồi vào cuối năm nay và trong năm tới.
Ngoài ra, trong cuộc hôn nhân này, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SHB còn lưu ý đến những khoản hồi môn, như tòa nhà khu chợ Mơ (Hà Nội) mà VVF sở hữu từ tầng 6-15, giá trị “tính sơ” cũng cỡ 400 tỷ đồng, hay trụ sở chính công ty này đang có…
Cần thiết hơn là về chiến lược. Sáp nhập VVF để SHB có đầu mối chuyên biệt phát triển tín dụng tiêu dùng, vừa là xu hướng hoạt động, vừa đáp ứng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước đặt ra.
Sau sáp nhập VVF, SHB dự tính kết quả kinh doanh sẽ bắt đầu chuyển biến hơn từ năm tới, với lợi nhuận trước thuế dự kiến năm 2016 là 1.391 tỷ đồng, năm 2017 là 1.596 tỷ đồng.