Kinh tế 2013 sẽ sáng hơn, nếu...
Có thể thấy Chính phủ đã trải qua một năm khá vất vả trong điều hành nền kinh tế
Hiện có nhiều ý kiến cùng chung quan điểm rằng dù bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan nhưng nền kinh tế Việt Nam năm 2013 có sáng sủa hơn không, phụ thuộc rất nhiều vào năng lực điều hành của Chính phủ...
Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương (CIEM) Lê Xuân Bá nhận xét: “Chính phủ đã xác định đúng hướng đi, mục tiêu nhưng nhiều khi vẫn bị áp lực từ các ý kiến khác nhau, những nỗi lo khác nhau, khiến Chính phủ vẫn điều hành kiểu xử lý tình huống”. Cũng theo ông Bá, nếu Chính phủ muốn tăng trưởng bền vững thì phải chấp nhận hy sinh và phải dũng cảm, quyết tâm, kiên định theo mục tiêu này.
Các giải pháp dành cho năm 2013 hiện đã sẵn sàng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: “Ngay từ bây giờ, Chính phủ đã bắt tay vào thực hiện, để hướng tới mục tiêu năm 2013, lạm phát sẽ thấp hơn và tăng trưởng phải cao hơn so với năm 2012”.
Còn một tháng nữa, năm 2012 kết thúc, các con số về GDP và CPI lúc này đã là khá rõ, với dự kiến CPI năm 2012 tăng khoảng 7,5% và GDP cán đích mức trên 5%.
Chỉ nhìn những con số này, cũng có thể thấy Chính phủ đã trải qua một năm khá vất vả trong điều hành nền kinh tế. Gần như từ đầu năm đến cuối năm, không có cách gì làm cho nền kinh tế “ấm” lại. Các con số về doanh nghiệp đóng cửa, giải thể tăng liên tục trong các tháng và không có dấu hiệu ngừng lại.
Như tháng 11, tiếp tục có khoảng 5,87 nghìn doanh nghiệp dừng hoạt động và giải thể, tăng 6,6% so với tháng trước. Hàng tồn kho tuy có giảm, nhưng như nhận xét của Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Phúc đưa ra sau khi ông lắng nghe được các ý kiến từ các doanh nghiệp là “giảm vì giảm sản xuất, nên tồn kho giảm, chứ không phải do tiêu thụ tăng lên”.
Duy nhất một lần trong cả năm, tháng 9 nền kinh tế đột nhiên trở nên phát sốt, khi CPI tăng tới 2,2%. Tuy nhiên, may mắn là chúng ta ngay lập tức cũng đã hạ được cơn sốt ngoài ý muốn này. Các thông điệp được phát đi từ Chính phủ sau đó, luôn nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại về quan điểm kiềm chế lạm phát luôn được đặt là ưu tiên số một.
“Các giải pháp cũng như định hướng điều hành mà Chính phủ đưa ra đều là đúng”, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Cao Sỹ Kiêm nói. Tuy nhiên, theo ông Kiêm, liệu Chính phủ có đảm bảo không bị phân tâm, không bị áp lực trong điều hành đồng bộ các giải pháp hay không, mới là điều quan trọng. Bài học điều hành giá cả tháng 9, là bài học lớn về sự phân tâm trong điều hành mà Chính phủ cố gắng đừng để lặp lại trong năm 2013.
Bước vào năm 2013, hai khó khăn lớn nhất mà Chính phủ phải đối mặt, được xác định là tình trạng nợ xấu và tình trạng doanh nghiệp. Với nợ xấu, các gói giải pháp có vẻ đã rõ ràng hơn và việc triển khai cũng vậy.
Song về tình trạng doanh nghiệp, nói như Viện trưởng CIEM Lê Xuân Bá, “giải thoát ra sao có vẻ bế tắc”. Một lời khuyên mà ông Bá muốn dành cho Chính phủ là “doanh nghiệp phá sản nhiều, đúng là điều không muốn nhưng có cần phải quá trầm trọng vấn đề này không?”.
Theo ông Bá, cả thị trường thế giới suy giảm, hàng tiêu thụ chậm, xuất khẩu kém, tiêu dùng trong nước cũng giảm thì tồn kho cao. Hàng không bán được thì doanh nghiệp giảm sản xuất, chứ đã không bán được thì cố sản xuất làm gì. Làm ăn không hiệu quả thì đóng cửa, doanh nghiệp phá sản tìm hướng đầu tư mới chứ kéo dài sự sống lay lắt cũng không phải là giải pháp hay. Thậm chí, với những doanh nghiệp đầu tư kém, tiêu hao năng lượng nhiều khiến không tồn tại được mà phải đóng cửa cũng là điều tốt cho nền kinh tế. Đã không còn đủ sức để sống thì cũng cần phải chấp nhận sự ra đi.
“Nền kinh tế năm 2013 sẽ ấm lại, sáng sủa hơn, nếu Chính phủ điều hành tập trung hơn”, TS. Trần Hoàng Ngân nhận định, “bởi vì giải pháp đã có và đã đúng hướng, quyết tâm thực hiện cũng đã có”.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương (CIEM) Lê Xuân Bá nhận xét: “Chính phủ đã xác định đúng hướng đi, mục tiêu nhưng nhiều khi vẫn bị áp lực từ các ý kiến khác nhau, những nỗi lo khác nhau, khiến Chính phủ vẫn điều hành kiểu xử lý tình huống”. Cũng theo ông Bá, nếu Chính phủ muốn tăng trưởng bền vững thì phải chấp nhận hy sinh và phải dũng cảm, quyết tâm, kiên định theo mục tiêu này.
Các giải pháp dành cho năm 2013 hiện đã sẵn sàng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: “Ngay từ bây giờ, Chính phủ đã bắt tay vào thực hiện, để hướng tới mục tiêu năm 2013, lạm phát sẽ thấp hơn và tăng trưởng phải cao hơn so với năm 2012”.
Còn một tháng nữa, năm 2012 kết thúc, các con số về GDP và CPI lúc này đã là khá rõ, với dự kiến CPI năm 2012 tăng khoảng 7,5% và GDP cán đích mức trên 5%.
Chỉ nhìn những con số này, cũng có thể thấy Chính phủ đã trải qua một năm khá vất vả trong điều hành nền kinh tế. Gần như từ đầu năm đến cuối năm, không có cách gì làm cho nền kinh tế “ấm” lại. Các con số về doanh nghiệp đóng cửa, giải thể tăng liên tục trong các tháng và không có dấu hiệu ngừng lại.
Như tháng 11, tiếp tục có khoảng 5,87 nghìn doanh nghiệp dừng hoạt động và giải thể, tăng 6,6% so với tháng trước. Hàng tồn kho tuy có giảm, nhưng như nhận xét của Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Phúc đưa ra sau khi ông lắng nghe được các ý kiến từ các doanh nghiệp là “giảm vì giảm sản xuất, nên tồn kho giảm, chứ không phải do tiêu thụ tăng lên”.
Duy nhất một lần trong cả năm, tháng 9 nền kinh tế đột nhiên trở nên phát sốt, khi CPI tăng tới 2,2%. Tuy nhiên, may mắn là chúng ta ngay lập tức cũng đã hạ được cơn sốt ngoài ý muốn này. Các thông điệp được phát đi từ Chính phủ sau đó, luôn nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại về quan điểm kiềm chế lạm phát luôn được đặt là ưu tiên số một.
“Các giải pháp cũng như định hướng điều hành mà Chính phủ đưa ra đều là đúng”, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Cao Sỹ Kiêm nói. Tuy nhiên, theo ông Kiêm, liệu Chính phủ có đảm bảo không bị phân tâm, không bị áp lực trong điều hành đồng bộ các giải pháp hay không, mới là điều quan trọng. Bài học điều hành giá cả tháng 9, là bài học lớn về sự phân tâm trong điều hành mà Chính phủ cố gắng đừng để lặp lại trong năm 2013.
Bước vào năm 2013, hai khó khăn lớn nhất mà Chính phủ phải đối mặt, được xác định là tình trạng nợ xấu và tình trạng doanh nghiệp. Với nợ xấu, các gói giải pháp có vẻ đã rõ ràng hơn và việc triển khai cũng vậy.
Song về tình trạng doanh nghiệp, nói như Viện trưởng CIEM Lê Xuân Bá, “giải thoát ra sao có vẻ bế tắc”. Một lời khuyên mà ông Bá muốn dành cho Chính phủ là “doanh nghiệp phá sản nhiều, đúng là điều không muốn nhưng có cần phải quá trầm trọng vấn đề này không?”.
Theo ông Bá, cả thị trường thế giới suy giảm, hàng tiêu thụ chậm, xuất khẩu kém, tiêu dùng trong nước cũng giảm thì tồn kho cao. Hàng không bán được thì doanh nghiệp giảm sản xuất, chứ đã không bán được thì cố sản xuất làm gì. Làm ăn không hiệu quả thì đóng cửa, doanh nghiệp phá sản tìm hướng đầu tư mới chứ kéo dài sự sống lay lắt cũng không phải là giải pháp hay. Thậm chí, với những doanh nghiệp đầu tư kém, tiêu hao năng lượng nhiều khiến không tồn tại được mà phải đóng cửa cũng là điều tốt cho nền kinh tế. Đã không còn đủ sức để sống thì cũng cần phải chấp nhận sự ra đi.
“Nền kinh tế năm 2013 sẽ ấm lại, sáng sủa hơn, nếu Chính phủ điều hành tập trung hơn”, TS. Trần Hoàng Ngân nhận định, “bởi vì giải pháp đã có và đã đúng hướng, quyết tâm thực hiện cũng đã có”.