Kinh tế 24h: Fitch lại gieo rắc sự sợ hãi
Tổ chức định mức tín nhiệm Fitch lại gieo rắc sự sợ hãi, trong bối cảnh niềm hy vọng thoát khủng hoảng nợ đang le lói
Hôm qua (21/6), tổ chức định mức tín nhiệm Fitch Ratings nhận định, việc tình nguyện đảo nợ đối với số trái phiếu chính phủ đáo hạn của Hy Lạp đồng nghĩa với vỡ nợ và cảnh báo sẽ hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của nước này.
Andrew Colquhoun, Trưởng nhóm xếp hạng tín nhiệm khu vực châu Á - Tây Ban Nha của Fitch nhận định trong một hội nghị tại Singapore: “Fitch sẽ xem việc đảo nợ là vỡ nợ và dành mức xếp hạng vỡ nợ đối với Hy Lạp”.
Tuyên bố này của Fitch lập tức gây ra áp lực lên đồng Euro và cho thấy Hy Lạp đang đương đầu với nhiều vấn đề đến thế nào. Chính phủ Hy Lạp đang cố gắng áp dụng biện pháp thắt chặt ngân sách để có thể tiếp tục nhận được tiền hỗ trợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Hôm 13/6, tổ chức định mức Standard & Poor's hạ xếp hạng của Hy Lạp từ “B” xuống “CCC”, cùng lời cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm tái cấu trúc nợ của nước này cũng sẽ được xem là vỡ nợ. Tiếp đó, Moody’s xếp hạng tín nhiệm Hy Lạp ở mức Caa1, ám chỉ 50% nguy cơ vỡ nợ trong vòng 3-5 năm tới.
Một tháng trước, Fitch hạ 3 bậc tín nhiệm của Hy Lạp xuống “B+” và cảnh báo có thể tiếp tục cắt giảm xuống mức không đầu tư. Vào thời điểm đó, Fitch đã cho rằng việc gia hạn đối với số trái phiếu hiện có sẽ được xem là vỡ nợ.
Bên cạnh vấn đề Hy Lạp, Fitch cũng cảnh báo sẽ hạ triển vọng xếp hạng của Mỹ xuống tiêu cực, nếu nền kinh tế lớn nhất thế giới không nâng trần nợ vào ngày 2/8. Tuy nhiên, Fitch tin tưởng rằng nhiều khả năng Mỹ sẽ nâng trần nợ và tránh được nguy cơ vỡ nợ.
Trước đó, Standard & Poor's cũng đã cảnh báo nguy cơ hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ. Trong khi, tổ chức định mức Moody's hôm 2/6 cho biết, nếu trong vài tuần tới, Mỹ không có tiến triển trong việc tăng mức trần nợ công, cơ quan này sẽ hạ bậc xếp hạng tín dụng của Mỹ và liệt Mỹ vào danh sách theo dõi tiêu cực.
Trong khi đó, theo kết quả một cuộc khảo sát do Barclays Capital thực hiện và công bố hôm 20/06, nhà đầu tư ngày càng lo lắng rằng những khó khăn tại khu vực đồng Euro (Eurozone) và Trung Quốc sẽ tác động xấu đến tăng trưởng toàn cầu, kìm hãm đà tăng của thị trường chứng khoán và hàng hóa trong năm nay.
Kết quả khảo sát cho thấy, tăng trưởng chậm hơn dự báo tại Mỹ và châu Âu là mối đe dọa lớn nhất đến các thị trường chứng khoán toàn cầu trong vòng 3 tháng tới. Trong khi sự giảm tốc của Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với các thị trường mới nổi.
Mối lo ngại lớn thứ 2 đối với các thị trường mới nổi là khủng hoảng nợ châu Âu, thậm chí khi gần 75% số người tham gia cuộc thăm dò cho rằng Hy Lạp sẽ tái cấu trúc nợ trong 12 tháng tới.
Cũng liên quan tới Hy Lạp, hôm 21/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố, Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ đầy đủ cho Hy Lạp và một số nền kinh tế châu Âu đang sa lầy trong cuộc khủng hoảng nợ nần thông qua các nỗ lực như mua thêm trái phiếu giải cứu.
Liên quan đến vấn đề Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) bán ra trái phiếu, Bộ trưởng Noda khẳng định, Nhật Bản có thể đóng góp vào sự ổn định tài chính tại Châu Âu thông qua việc mua trái phiếu của EFSF.
Trong khi đó, báo Global Post đưa tin để có thể nhận tiếp gói cứu trợ từ Liên minh Châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Hy Lạp đang chuẩn bị bán đi một số tài sản quốc gia của mình.
Bất chấp những tín hiệu xấu như trên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn điều chỉnh dự báo tăng trưởng cho Eurozone từ 1,6% lên 2%. “Các nền kinh tế chủ chốt đang tăng trưởng mạnh và vững chắc", quyền Giám đốc điều hành IMF John Lipsky phát biểu với CNBC.
Ông cho biết, các nước thống nhất các biện pháp quản lý như về tăng trưởng và tính bền vững, duy trì mức thâm hụt ngân sách và nợ công ổn định. Ngoài ra, những sáng kiến tài chính như thành lập Hội đồng quản trị Rủi ro có hệ thống trong Eurozone hay các đợt kiểm tra ngân hàng cũng giúp kinh tế trong khu vực sáng sủa.
Về tình hình Hy Lạp, ông Lipsky không cho rằng nước này sẽ rút khỏi khối sử dụng đồng euro như một phần của kế hoạch phục hồi sau khủng hoảng. “Chúng tôi đang làm việc với các đối tác châu Âu và chính quyền Hy Lạp, tập trung vào việc triển khai loạt biện pháp kinh tế tham vọng", ông nói.
"Những biện pháp đó sẽ đưa chương trình điều chỉnh của Hy Lạp phát huy hiệu quả, lấy lại khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tạo ra một tương lai vững chắc và thịnh vượng hơn cho Hy Lạp và các đối tác của nước này”, ông Lipsky bổ sung.
Nói riêng về kinh tế Mỹ, theo WSJ, mặc dù cả thế giới gặp khó khăn khi vừa vượt qua một cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Mỹ đã tăng 75 tỷ USD, tương đương tăng 49% trong năm 2010.
Ông Austan Goolsbee, Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết, Mỹ vẫn là điểm đến số 1 thế giới của hoạt động đầu tư nước ngoài. Trong năm 2010, FDI vào Mỹ tăng lên 228 tỷ USD từ 153 tỷ USD trong năm 2009 và hỗ trợ cho 5,7 triệu công nhân Mỹ.
Giám đốc điều hành của General Electric cho biết, đầu tư ở Mỹ có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng ngay cả khi phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế toàn cầu và bất ổn kinh tế và ông đề nghị Chính phủ tiếp tục đưa ra các chính sách thúc đẩy đầu tư.
Theo đánh giá của Standard Chartered, Trung Quốc đã bắt đầu đa dạng hóa tài sản dự trữ bằng đồng USD một cách nghiêm túc trong 4 tháng đầu năm nay, chủ yếu bằng cách mua vào nợ của châu Âu nhiều hơn tài sản bằng USD.
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng khoảng 200 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm, với 3/4 trong số đó là dòng vốn đầu tư nước ngoài mới vào các tài sản không bằng đồng USD. Trong 6 năm qua, Trung Quốc liên tục tích lũy nợ chính phủ Mỹ ngay cả khi các quan chức khẳng định muốn giảm tài sản bằng USD.
Trong thời gian từ tháng 12/2007 tới tháng 3 năm nay, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng gấp đôi lên 3.044 tỷ USD và theo hầu hết các chuyên gia phân tích thì tỷ lệ tài sản bằng đồng USD vẫn tương đối ổn định từ 60-70% trong tổng số đó.
Andrew Colquhoun, Trưởng nhóm xếp hạng tín nhiệm khu vực châu Á - Tây Ban Nha của Fitch nhận định trong một hội nghị tại Singapore: “Fitch sẽ xem việc đảo nợ là vỡ nợ và dành mức xếp hạng vỡ nợ đối với Hy Lạp”.
Tuyên bố này của Fitch lập tức gây ra áp lực lên đồng Euro và cho thấy Hy Lạp đang đương đầu với nhiều vấn đề đến thế nào. Chính phủ Hy Lạp đang cố gắng áp dụng biện pháp thắt chặt ngân sách để có thể tiếp tục nhận được tiền hỗ trợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Hôm 13/6, tổ chức định mức Standard & Poor's hạ xếp hạng của Hy Lạp từ “B” xuống “CCC”, cùng lời cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm tái cấu trúc nợ của nước này cũng sẽ được xem là vỡ nợ. Tiếp đó, Moody’s xếp hạng tín nhiệm Hy Lạp ở mức Caa1, ám chỉ 50% nguy cơ vỡ nợ trong vòng 3-5 năm tới.
Một tháng trước, Fitch hạ 3 bậc tín nhiệm của Hy Lạp xuống “B+” và cảnh báo có thể tiếp tục cắt giảm xuống mức không đầu tư. Vào thời điểm đó, Fitch đã cho rằng việc gia hạn đối với số trái phiếu hiện có sẽ được xem là vỡ nợ.
Bên cạnh vấn đề Hy Lạp, Fitch cũng cảnh báo sẽ hạ triển vọng xếp hạng của Mỹ xuống tiêu cực, nếu nền kinh tế lớn nhất thế giới không nâng trần nợ vào ngày 2/8. Tuy nhiên, Fitch tin tưởng rằng nhiều khả năng Mỹ sẽ nâng trần nợ và tránh được nguy cơ vỡ nợ.
Trước đó, Standard & Poor's cũng đã cảnh báo nguy cơ hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ. Trong khi, tổ chức định mức Moody's hôm 2/6 cho biết, nếu trong vài tuần tới, Mỹ không có tiến triển trong việc tăng mức trần nợ công, cơ quan này sẽ hạ bậc xếp hạng tín dụng của Mỹ và liệt Mỹ vào danh sách theo dõi tiêu cực.
Trong khi đó, theo kết quả một cuộc khảo sát do Barclays Capital thực hiện và công bố hôm 20/06, nhà đầu tư ngày càng lo lắng rằng những khó khăn tại khu vực đồng Euro (Eurozone) và Trung Quốc sẽ tác động xấu đến tăng trưởng toàn cầu, kìm hãm đà tăng của thị trường chứng khoán và hàng hóa trong năm nay.
Kết quả khảo sát cho thấy, tăng trưởng chậm hơn dự báo tại Mỹ và châu Âu là mối đe dọa lớn nhất đến các thị trường chứng khoán toàn cầu trong vòng 3 tháng tới. Trong khi sự giảm tốc của Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với các thị trường mới nổi.
Mối lo ngại lớn thứ 2 đối với các thị trường mới nổi là khủng hoảng nợ châu Âu, thậm chí khi gần 75% số người tham gia cuộc thăm dò cho rằng Hy Lạp sẽ tái cấu trúc nợ trong 12 tháng tới.
Cũng liên quan tới Hy Lạp, hôm 21/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố, Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ đầy đủ cho Hy Lạp và một số nền kinh tế châu Âu đang sa lầy trong cuộc khủng hoảng nợ nần thông qua các nỗ lực như mua thêm trái phiếu giải cứu.
Liên quan đến vấn đề Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) bán ra trái phiếu, Bộ trưởng Noda khẳng định, Nhật Bản có thể đóng góp vào sự ổn định tài chính tại Châu Âu thông qua việc mua trái phiếu của EFSF.
Trong khi đó, báo Global Post đưa tin để có thể nhận tiếp gói cứu trợ từ Liên minh Châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Hy Lạp đang chuẩn bị bán đi một số tài sản quốc gia của mình.
Bất chấp những tín hiệu xấu như trên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn điều chỉnh dự báo tăng trưởng cho Eurozone từ 1,6% lên 2%. “Các nền kinh tế chủ chốt đang tăng trưởng mạnh và vững chắc", quyền Giám đốc điều hành IMF John Lipsky phát biểu với CNBC.
Ông cho biết, các nước thống nhất các biện pháp quản lý như về tăng trưởng và tính bền vững, duy trì mức thâm hụt ngân sách và nợ công ổn định. Ngoài ra, những sáng kiến tài chính như thành lập Hội đồng quản trị Rủi ro có hệ thống trong Eurozone hay các đợt kiểm tra ngân hàng cũng giúp kinh tế trong khu vực sáng sủa.
Về tình hình Hy Lạp, ông Lipsky không cho rằng nước này sẽ rút khỏi khối sử dụng đồng euro như một phần của kế hoạch phục hồi sau khủng hoảng. “Chúng tôi đang làm việc với các đối tác châu Âu và chính quyền Hy Lạp, tập trung vào việc triển khai loạt biện pháp kinh tế tham vọng", ông nói.
"Những biện pháp đó sẽ đưa chương trình điều chỉnh của Hy Lạp phát huy hiệu quả, lấy lại khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tạo ra một tương lai vững chắc và thịnh vượng hơn cho Hy Lạp và các đối tác của nước này”, ông Lipsky bổ sung.
Nói riêng về kinh tế Mỹ, theo WSJ, mặc dù cả thế giới gặp khó khăn khi vừa vượt qua một cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Mỹ đã tăng 75 tỷ USD, tương đương tăng 49% trong năm 2010.
Ông Austan Goolsbee, Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết, Mỹ vẫn là điểm đến số 1 thế giới của hoạt động đầu tư nước ngoài. Trong năm 2010, FDI vào Mỹ tăng lên 228 tỷ USD từ 153 tỷ USD trong năm 2009 và hỗ trợ cho 5,7 triệu công nhân Mỹ.
Giám đốc điều hành của General Electric cho biết, đầu tư ở Mỹ có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng ngay cả khi phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế toàn cầu và bất ổn kinh tế và ông đề nghị Chính phủ tiếp tục đưa ra các chính sách thúc đẩy đầu tư.
Theo đánh giá của Standard Chartered, Trung Quốc đã bắt đầu đa dạng hóa tài sản dự trữ bằng đồng USD một cách nghiêm túc trong 4 tháng đầu năm nay, chủ yếu bằng cách mua vào nợ của châu Âu nhiều hơn tài sản bằng USD.
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng khoảng 200 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm, với 3/4 trong số đó là dòng vốn đầu tư nước ngoài mới vào các tài sản không bằng đồng USD. Trong 6 năm qua, Trung Quốc liên tục tích lũy nợ chính phủ Mỹ ngay cả khi các quan chức khẳng định muốn giảm tài sản bằng USD.
Trong thời gian từ tháng 12/2007 tới tháng 3 năm nay, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng gấp đôi lên 3.044 tỷ USD và theo hầu hết các chuyên gia phân tích thì tỷ lệ tài sản bằng đồng USD vẫn tương đối ổn định từ 60-70% trong tổng số đó.