Kinh tế 24h: Hy Lạp tìm thấy cửa sinh?
Các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng Euro trong cuộc họp ngày 20/6 ở Bỉ đã cam kết tiếp tục giải ngân gói cứu trợ hiện nay.
Sau nhiều giờ thảo luận căng thẳng, các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng Euro (Eurozone) trong cuộc họp ngày 20/6 ở Brussels, Bỉ đã cam kết tiếp tục giải ngân gói cứu trợ hiện nay.
Đây là khoản cứu trợ thứ năm và cũng là khoản cứu trợ tối cần thiết giúp Athens thanh toán những khoản nợ đáo hạn vào tháng 7 trong bối cảnh ngân sách đã cạn kiệt.
Các bộ trưởng đã cho Hy Lạp hai tuần (tính từ ngày 20/6) thông quan các biện pháp khắc khổ hơn, để đổi lấy khoản vay khẩn cấp trị giá 12 tỷ Euro (17 tỷ USD).
Mặc dù, việc này làm trì hoãn kế hoạch giải cứu Hy Lạp nhưng ít nhiều mang lại tín hiệu lạc quan cho thị trường. Trong đó, Eurozone chịu trách nhiệm giải ngân 8,7 tỷ euro, phần còn lại thuộc trách nhiệm của IMF.
Các bộ trưởng này cho biết, khoản tiền giải cứu tiếp theo sẽ được giải ngân vào khoảng trung tuần tháng 7. Về phía mình, Hy Lạp cho biết đến thời điểm đó, nước này cần khoản vay trên để tránh vỡ nợ.
Tuy nhiên, để gây sức ép lên Athens, các bộ trưởng khẳng định rằng khoản giải ngân tiếp theo sẽ phụ thuộc vào việc Quốc hội Hy Lạp thông qua các bộ luật cải cách tài chính và bán các tài sản nhà nước.
Bên cạnh đó, thông báo trên còn cam kết rằng các bộ trưởng đang phối hợp về gói giải cứu thứ 2 dành cho Hy Lạp với quy mô lớn hơn gói giải cứu 110 tỷ Euro được đưa ra vào tháng 5 năm ngoái.
Các bộ trưởng cho rằng, bên cạnh các khoản vay chính thức, gói giải cứu mới còn bao gồm việc gia hạn tự nguyện của các nhà đầu tư tư nhân đối với lượng trái phiếu Hy Lạp mà họ đang nắm giữ.
Hôm 19/6, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou yêu cầu người dân nước này ủng hộ các biện pháp khắc nghiệt để tránh thảm họa vỡ nợ.
Phát biểu trước quốc hội, ông kêu gọi mọi người chấp nhận kế hoạch tăng thuế, cắt giảm chi tiêu và kế hoạch tư nhân hóa theo như yêu cầu của các nhà tài trợ quốc tế. Ông cảnh báo, vỡ nợ nếu xảy ra sẽ là một thảm họa đối với các gia đình, ngân hàng và độ tín nhiệm của cả nước.
Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell cho rằng, Quốc hội và Nhà Trắng có thể nâng trần nợ đủ để duy trì hoạt động của Chính phủ trong vài tháng trước khi đi đến một thỏa thuận ngân sách dài hạn và toàn diện.
Các cuộc đàm phán tiếp đó sẽ bàn về việc nâng trần nợ mạnh hơn, trong đó bao gồm những thay đổi đối với chương trình Medicare.
Hiện Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đang chủ trì các cuộc đàm phán với các nghị sỹ lưỡng đảng nhằm đạt được thỏa thuận về cách thức cắt giảm thâm hụt ngân sách và nâng trần nợ, qua đó giúp Mỹ tránh được nguy cơ không hoàn thành được các nghĩa vụ tài chính và có thể tiếp tục vay mượn tiền để thanh toán cho các hóa đơn của mình.
Theo hãng tin BBC, kim ngạch xuất khẩu tháng 5 của Nhật Bản sụt giảm 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với mức dự báo 8,4% của giới phân tích.
Điều này đã làm dấy lên mối lo ngại về quá trình phục hồi của quốc gia này sau thảm họa hồi tháng 3. Thiếu hụt năng lượng và những vấn đề trong hệ thống phân phối đang tiếp tục gây khó khăn cho sản xuất và ngoại thương của Nhật.
Cán cân thương mại cũng phải hứng chịu tháng thâm hụt thứ 2 do nhập khẩu tăng vọt. Cụ thể, mức thâm hụt này đã lên đến 853,7 tỷ Yên (10,7 tỷ USD), cao hơn dự kiến và là mức lớn nhất kể từ tháng 1/2009 khi kim ngạch xuất khẩu giảm do khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Takeshi Minami, chuyên gia kinh tế thuộc Viện Nghiên cứu Norinchukin, cho rằng, các số liệu cho thấy kinh tế Nhật Bản đã có sự phục hồi nhưng tốc độ thì cần điều chỉnh.
Nhật Bản đang ra sức tái thiết đất nước sau thảm họa sóng thần. Kim ngạch nhập khẩu tháng 5 của nước này đã tăng lên 12,3% so với năm 2010.
Ông Takeshi nhận định đây là kết quả của việc nhập siêu lên tới 853,7 tỷ Yên (10,6 tỷ USD). Đây là mức nhập siêu cao thứ hai tại Nhật sau kỷ lục thiết lập hồi tháng 1/2009 với 967,9 tỷ Yên.
Cũng liên quan tới Nhật Bản, các hãng tin quốc tế cho hay, xứ sở hoa anh đào sẽ kiện Canada phân biệt đối xử hàng hóa. Trọng tâm của tranh chấp nói trên là một chương trình cung cấp năng lượng từ năng lượng tái tạo tại tỉnh Ontario.
Chương trình này yêu cầu sử dụng "tối thiểu" các loại hàng hóa và dịch vụ của Ontario trong các dự án năng lượng gió có công suất trên 10KW và tất cả các dự án năng lượng Mặt Trời.
Phía Nhật Bản cho biết, với quy định như vậy, các tấm pin năng lượng Mặt Trời sử dụng công nghệ tiên tiến và các thiết bị sản xuất năng lượng từ năng lượng tái tạo khác của Nhật Bản đã bị "phân biệt đối xử" tại tỉnh Ontario, chỉ vì xuất xứ.
Mặc dù Ontario đã nhiều lần thương lượng về vấn đề này với Tokyo, song đến nay các cuộc thương lượng giữa hai bên vẫn chưa đạt được thành công.
Theo báo cáo công bố ngày 20/6 của Cơ quan nghiên cứu Cerulli Associates, số tài sản đang được quản lý trên toàn cầu đã phục hồi về các mức trước khủng hoảng tài chính và đạt 53,000 tỷ USD vào cuối năm 2010. Cerulli Associates dự báo số tài sản này có thể đạt 76,000 tỷ USD vào năm 2015.
Doanh thu của ngành công nghiệp này chỉ tăng 12 tỷ USD lên 162 tỷ USD vào cuối năm ngoái, thấp hơn so với mức 172,6 tỷ USD trong năm 2007. Theo dự báo của Cerulli, doanh thu sẽ vượt 200 tỷ USD vào năm 2015.
Báo cáo cho biết, các yếu tố gây sức ép lên doanh thu là việc tái phân bổ danh mục đầu tư từ cổ phiếu sang các tài sản có thu nhập cố định và tiền mặt, sự thay đổi từ cơ chế quản lý tài sản chủ động sang bị động, và nguy cơ xuất hiện các kênh đầu tư thay thế mang tính cạnh tranh cao hơn các quỹ tương hỗ.
Đây là khoản cứu trợ thứ năm và cũng là khoản cứu trợ tối cần thiết giúp Athens thanh toán những khoản nợ đáo hạn vào tháng 7 trong bối cảnh ngân sách đã cạn kiệt.
Các bộ trưởng đã cho Hy Lạp hai tuần (tính từ ngày 20/6) thông quan các biện pháp khắc khổ hơn, để đổi lấy khoản vay khẩn cấp trị giá 12 tỷ Euro (17 tỷ USD).
Mặc dù, việc này làm trì hoãn kế hoạch giải cứu Hy Lạp nhưng ít nhiều mang lại tín hiệu lạc quan cho thị trường. Trong đó, Eurozone chịu trách nhiệm giải ngân 8,7 tỷ euro, phần còn lại thuộc trách nhiệm của IMF.
Các bộ trưởng này cho biết, khoản tiền giải cứu tiếp theo sẽ được giải ngân vào khoảng trung tuần tháng 7. Về phía mình, Hy Lạp cho biết đến thời điểm đó, nước này cần khoản vay trên để tránh vỡ nợ.
Tuy nhiên, để gây sức ép lên Athens, các bộ trưởng khẳng định rằng khoản giải ngân tiếp theo sẽ phụ thuộc vào việc Quốc hội Hy Lạp thông qua các bộ luật cải cách tài chính và bán các tài sản nhà nước.
Bên cạnh đó, thông báo trên còn cam kết rằng các bộ trưởng đang phối hợp về gói giải cứu thứ 2 dành cho Hy Lạp với quy mô lớn hơn gói giải cứu 110 tỷ Euro được đưa ra vào tháng 5 năm ngoái.
Các bộ trưởng cho rằng, bên cạnh các khoản vay chính thức, gói giải cứu mới còn bao gồm việc gia hạn tự nguyện của các nhà đầu tư tư nhân đối với lượng trái phiếu Hy Lạp mà họ đang nắm giữ.
Hôm 19/6, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou yêu cầu người dân nước này ủng hộ các biện pháp khắc nghiệt để tránh thảm họa vỡ nợ.
Phát biểu trước quốc hội, ông kêu gọi mọi người chấp nhận kế hoạch tăng thuế, cắt giảm chi tiêu và kế hoạch tư nhân hóa theo như yêu cầu của các nhà tài trợ quốc tế. Ông cảnh báo, vỡ nợ nếu xảy ra sẽ là một thảm họa đối với các gia đình, ngân hàng và độ tín nhiệm của cả nước.
Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell cho rằng, Quốc hội và Nhà Trắng có thể nâng trần nợ đủ để duy trì hoạt động của Chính phủ trong vài tháng trước khi đi đến một thỏa thuận ngân sách dài hạn và toàn diện.
Các cuộc đàm phán tiếp đó sẽ bàn về việc nâng trần nợ mạnh hơn, trong đó bao gồm những thay đổi đối với chương trình Medicare.
Hiện Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đang chủ trì các cuộc đàm phán với các nghị sỹ lưỡng đảng nhằm đạt được thỏa thuận về cách thức cắt giảm thâm hụt ngân sách và nâng trần nợ, qua đó giúp Mỹ tránh được nguy cơ không hoàn thành được các nghĩa vụ tài chính và có thể tiếp tục vay mượn tiền để thanh toán cho các hóa đơn của mình.
Theo hãng tin BBC, kim ngạch xuất khẩu tháng 5 của Nhật Bản sụt giảm 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với mức dự báo 8,4% của giới phân tích.
Điều này đã làm dấy lên mối lo ngại về quá trình phục hồi của quốc gia này sau thảm họa hồi tháng 3. Thiếu hụt năng lượng và những vấn đề trong hệ thống phân phối đang tiếp tục gây khó khăn cho sản xuất và ngoại thương của Nhật.
Cán cân thương mại cũng phải hứng chịu tháng thâm hụt thứ 2 do nhập khẩu tăng vọt. Cụ thể, mức thâm hụt này đã lên đến 853,7 tỷ Yên (10,7 tỷ USD), cao hơn dự kiến và là mức lớn nhất kể từ tháng 1/2009 khi kim ngạch xuất khẩu giảm do khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Takeshi Minami, chuyên gia kinh tế thuộc Viện Nghiên cứu Norinchukin, cho rằng, các số liệu cho thấy kinh tế Nhật Bản đã có sự phục hồi nhưng tốc độ thì cần điều chỉnh.
Nhật Bản đang ra sức tái thiết đất nước sau thảm họa sóng thần. Kim ngạch nhập khẩu tháng 5 của nước này đã tăng lên 12,3% so với năm 2010.
Ông Takeshi nhận định đây là kết quả của việc nhập siêu lên tới 853,7 tỷ Yên (10,6 tỷ USD). Đây là mức nhập siêu cao thứ hai tại Nhật sau kỷ lục thiết lập hồi tháng 1/2009 với 967,9 tỷ Yên.
Cũng liên quan tới Nhật Bản, các hãng tin quốc tế cho hay, xứ sở hoa anh đào sẽ kiện Canada phân biệt đối xử hàng hóa. Trọng tâm của tranh chấp nói trên là một chương trình cung cấp năng lượng từ năng lượng tái tạo tại tỉnh Ontario.
Chương trình này yêu cầu sử dụng "tối thiểu" các loại hàng hóa và dịch vụ của Ontario trong các dự án năng lượng gió có công suất trên 10KW và tất cả các dự án năng lượng Mặt Trời.
Phía Nhật Bản cho biết, với quy định như vậy, các tấm pin năng lượng Mặt Trời sử dụng công nghệ tiên tiến và các thiết bị sản xuất năng lượng từ năng lượng tái tạo khác của Nhật Bản đã bị "phân biệt đối xử" tại tỉnh Ontario, chỉ vì xuất xứ.
Mặc dù Ontario đã nhiều lần thương lượng về vấn đề này với Tokyo, song đến nay các cuộc thương lượng giữa hai bên vẫn chưa đạt được thành công.
Theo báo cáo công bố ngày 20/6 của Cơ quan nghiên cứu Cerulli Associates, số tài sản đang được quản lý trên toàn cầu đã phục hồi về các mức trước khủng hoảng tài chính và đạt 53,000 tỷ USD vào cuối năm 2010. Cerulli Associates dự báo số tài sản này có thể đạt 76,000 tỷ USD vào năm 2015.
Doanh thu của ngành công nghiệp này chỉ tăng 12 tỷ USD lên 162 tỷ USD vào cuối năm ngoái, thấp hơn so với mức 172,6 tỷ USD trong năm 2007. Theo dự báo của Cerulli, doanh thu sẽ vượt 200 tỷ USD vào năm 2015.
Báo cáo cho biết, các yếu tố gây sức ép lên doanh thu là việc tái phân bổ danh mục đầu tư từ cổ phiếu sang các tài sản có thu nhập cố định và tiền mặt, sự thay đổi từ cơ chế quản lý tài sản chủ động sang bị động, và nguy cơ xuất hiện các kênh đầu tư thay thế mang tính cạnh tranh cao hơn các quỹ tương hỗ.