Kinh tế 24h qua: Đáng mừng hay nên lo?
Kinh tế Mỹ có hồi phục tốt hơn trong năm 2011 hay không vẫn là vấn đề tranh cãi giữa các nhà kinh tế
Kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng không quá 2% trong năm 2011, thấp hơn mức cần có để hạ nhiệt tình trạng thất nghiệp ở nước này, chuyên gia kinh tế người Canada, ông Robert Mundell, người từng đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1999, nhận định.
Theo ông, những cú sốc tài chính trong nền kinh tế đã khiến nhà đầu tư mất lòng tin và ngành tài chính không còn là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng.
Những chính sách tiền tệ trái với thông lệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) là nguyên nhân chính, làm ảnh hưởng tới sức mạnh của đồng bạc xanh. Ông Mundell cho rằng, FED đã sơ sài khi không tính đến tác động tăng giá của đồng USD tới nền kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, theo đánh giá của hãng cho vay thế chấp Fannie Mae, sự cải thiện về chi tiêu và niềm tin tiêu dùng, sự gia tăng cầu về hàng hóa và dịch vụ sẽ là những nhân tố tích cực đối với triển vọng kinh tế Mỹ.
Fannie Mae đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm tới từ mức 2,9% trước đó lên 3,4%. "Dù lãi suất vay thế chấp vẫn cao, doanh số bán nhà sẽ tốt hơn dự báo trước đây, nhờ triển vọng kinh tế và thị trường lao động tốt hơn", Doug Duncan, chuyên gia kinh tế trưởng của Fannie Mae, nhận định.
Irwin Kellner, chuyên gia kinh tế trưởng của MarketWatch cho rằng, kinh tế có hồi phục tốt hơn trong năm 2011 hay không vẫn là vấn đề tranh cãi giữa các nhà kinh tế, vì hiện cân bằng lực lượng giữa tin tốt và xấu là như nhau.
Việc tiếp tục chính sách miễn giảm thuế của chính quyền tiền nhiệm Bush thêm 2 năm, gia tăng ích lợi xã hội, cùng với giảm thuế thu nhập, chính sách tiền tệ nới lỏng, đồng USD yếu thúc đẩy xuất khẩu…, sẽ có tác dụng tích cực đối với sự hồi phục kinh tế Mỹ.
Người tiêu dùng đang tiết kiệm và đã thanh toán được nhiều khoản nợ của họ. Với doanh nghiệp, nhu cầu đầu tư vào công nghệ mới để cắt giảm chi phí và cạnh tranh tốt hơn sẽ tạo ra những khoản lợi nhuận tốt.
Đại suy thoái đã thực sự kết thúc và kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại mức của thời kỳ trước khủng hoảng giai đoạn 2008 - 2009. Nếu chỉ có những tin tốt này, triển vọng kinh tế sẽ là rất sáng sủa, nếu không nói là rất mạnh.
Hôm qua, tổ chức Conference Board cho biết, niềm tin tiêu dùng tháng 12 của Mỹ đã trượt từ 54,3 điểm xuống 52,5 điểm, ngược với dự báo tăng lên 56,1 điểm của các nhà kinh tế. Niềm tin tiêu dùng tháng 12 bất ngờ sụt giảm trong do đa số người Mỹ ngày càng lo lắng về nền kinh tế và thị trường việc làm.
Chỉ số giá nhà ở Case-Shiller tháng 10 tại 20 thành phố lớn giảm 1,3% so với tháng 9 và giảm 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trái với dự báo tăng 0,1% của các nhà kinh tế.
Còn theo SpendingPulse, đơn vị thống kê bán lẻ của MasterCard Advisors, doanh số bán lẻ từ 5/11 - 24/12 đạt 584 tỷ USD với mức tăng 5,5%, đà tăng mạnh nhất trong vòng 5 năm qua. Tuy nhiên, các nhà phân tích từ NPD Group dự báo doanh số bán lẻ trong kỳ nghỉ lễ có thể giảm 0,5% do trận bão tuyết cuối tuần qua.
Theo báo cáo của Công ty Tài chính quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới (WB), 117/183 chính phủ các nước trên thế giới đã thực hiện 216 cải tổ chính sách và quy chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh.
Các cải cách này bao gồm đơn giản hóa các thủ tục pháp lý trong điều hành một hoạt động kinh doanh, tăng cường quyền sở hữu và tính minh bạch, giải quyết tranh chấp thương mại và các thủ tục phá sản công ty, chính sách thuế, buôn bán và các ứng dụng công nghệ mới...
Báo cáo của IFC và WB đã phân loại 183 nền kinh tế dựa trên phương diện chủ chốt là các quy chế kinh doanh đối với các công ty trong nước. Các nền kinh tế thu nhập cao thuộc Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) luôn là các nền kinh tế có các điều kiện kinh doanh dễ dàng và minh bạch nhất.
Các nền kinh tế khu vực nam sa mạc Sahara ở châu Phi và Nam Á có điều kiện kinh doanh khó khăn nhất cũng như kém minh bạch nhất. Tuy nhiên, các nền kinh tế đang phát triển ngày càng có những chuyển đổi tích cực. Trong năm 2010, 66% các cải tổ quy chế kinh doanh thuộc về các nền kinh tế đang phát triển, tăng 34% so với sáu năm trước đó.
Theo báo cáo trên, trong 5 năm qua, 85% số các nước đã nới lỏng các quy chế kinh doanh cho các nhà kinh doanh trong nước thông qua 1.511 cải tổ quy chế kinh doanh. Singapore dẫn đầu liên tục suốt 5 năm qua về tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giới doanh nghiệp, tiếp sau là New Zealand, Anh và Mỹ.
Trong 25 nền kinh tế hàng đầu thế giới, có tới 18 nền kinh tế dẫn đầu về tạo điều kiện thuận lợi cho giới doanh nghiệp trong năm 2010.
Theo thông tin trên tờ 21st Century Business Herald của Trung Quốc, thâm hụt ngân sách 2011 của nước này dự kiến đứng ở mức 900 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 135,9 tỷ USD), chiếm 2% GDP. Con số này thấp hơn so với mức 2,5% GDP trong năm 2010.
Số liệu trên được Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Tạ Húc Nhân công bố tại một hội nghị diễn ra hôm 27/12.
Trong đó, thâm hụt ngân sách chính quyền trung ương là 700 tỷ Nhân dân tệ, và các chính quyền địa phương là 200 tỷ Nhân dân tệ. Dự kiến, doanh thu ngân sách 2011 sẽ tăng 8% lên 8.890 tỷ Nhân dân tệ.
Ông Tạ Húc Nhân cho biết, Trung Quốc sẽ nỗ lực cắt giảm hơn nữa thâm hụt ngân sách chính quyền trung ương khi nền kinh tế phục hồi và giữa bối cảnh lạm phát leo thang ngày càng cao.
Cũng liên quan tới Trung Quốc, hôm qua, nước này đã đặt hạn ngạch lần thứ nhất đối với hoạt động xuất khẩu đất hiếm, theo đó hạn ngạch xuất khẩu lần 1 trong năm 2011 là 14.446 tấn. Hạn ngạch này ít hơn 11,4% so với mức 16.304 tấn của hạn ngạch lần thứ nhất trong năm ngoái.
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC), tổng cộng 31 doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp vốn nước ngoài được cho phép xuất khẩu đất hiếm trong năm 2011.
MOC cũng cho biết, hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc trong năm nay là 30.300 tấn, giảm gần 40% so với năm 2009. Tuy nhiên trên thực tế, chỉ trong chín tháng đầu năm, khối lượng đất hiếm xuất khẩu đã lên tới 32.200 tấn.
Trước đó, người phát ngôn của MOC cho biết, Trung Quốc sẽ giảm các hoạt động khảo sát, sản xuất và xuất khẩu đất hiếm nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững và bảo vệ môi trường. MOC cũng cho biết nước này sẽ hành động có trách nhiệm trong hợp tác quốc tế về việc thăm dò, khảo sát đất hiếm.
Theo ông, những cú sốc tài chính trong nền kinh tế đã khiến nhà đầu tư mất lòng tin và ngành tài chính không còn là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng.
Những chính sách tiền tệ trái với thông lệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) là nguyên nhân chính, làm ảnh hưởng tới sức mạnh của đồng bạc xanh. Ông Mundell cho rằng, FED đã sơ sài khi không tính đến tác động tăng giá của đồng USD tới nền kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, theo đánh giá của hãng cho vay thế chấp Fannie Mae, sự cải thiện về chi tiêu và niềm tin tiêu dùng, sự gia tăng cầu về hàng hóa và dịch vụ sẽ là những nhân tố tích cực đối với triển vọng kinh tế Mỹ.
Fannie Mae đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm tới từ mức 2,9% trước đó lên 3,4%. "Dù lãi suất vay thế chấp vẫn cao, doanh số bán nhà sẽ tốt hơn dự báo trước đây, nhờ triển vọng kinh tế và thị trường lao động tốt hơn", Doug Duncan, chuyên gia kinh tế trưởng của Fannie Mae, nhận định.
Irwin Kellner, chuyên gia kinh tế trưởng của MarketWatch cho rằng, kinh tế có hồi phục tốt hơn trong năm 2011 hay không vẫn là vấn đề tranh cãi giữa các nhà kinh tế, vì hiện cân bằng lực lượng giữa tin tốt và xấu là như nhau.
Việc tiếp tục chính sách miễn giảm thuế của chính quyền tiền nhiệm Bush thêm 2 năm, gia tăng ích lợi xã hội, cùng với giảm thuế thu nhập, chính sách tiền tệ nới lỏng, đồng USD yếu thúc đẩy xuất khẩu…, sẽ có tác dụng tích cực đối với sự hồi phục kinh tế Mỹ.
Người tiêu dùng đang tiết kiệm và đã thanh toán được nhiều khoản nợ của họ. Với doanh nghiệp, nhu cầu đầu tư vào công nghệ mới để cắt giảm chi phí và cạnh tranh tốt hơn sẽ tạo ra những khoản lợi nhuận tốt.
Đại suy thoái đã thực sự kết thúc và kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại mức của thời kỳ trước khủng hoảng giai đoạn 2008 - 2009. Nếu chỉ có những tin tốt này, triển vọng kinh tế sẽ là rất sáng sủa, nếu không nói là rất mạnh.
Hôm qua, tổ chức Conference Board cho biết, niềm tin tiêu dùng tháng 12 của Mỹ đã trượt từ 54,3 điểm xuống 52,5 điểm, ngược với dự báo tăng lên 56,1 điểm của các nhà kinh tế. Niềm tin tiêu dùng tháng 12 bất ngờ sụt giảm trong do đa số người Mỹ ngày càng lo lắng về nền kinh tế và thị trường việc làm.
Chỉ số giá nhà ở Case-Shiller tháng 10 tại 20 thành phố lớn giảm 1,3% so với tháng 9 và giảm 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trái với dự báo tăng 0,1% của các nhà kinh tế.
Còn theo SpendingPulse, đơn vị thống kê bán lẻ của MasterCard Advisors, doanh số bán lẻ từ 5/11 - 24/12 đạt 584 tỷ USD với mức tăng 5,5%, đà tăng mạnh nhất trong vòng 5 năm qua. Tuy nhiên, các nhà phân tích từ NPD Group dự báo doanh số bán lẻ trong kỳ nghỉ lễ có thể giảm 0,5% do trận bão tuyết cuối tuần qua.
Theo báo cáo của Công ty Tài chính quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới (WB), 117/183 chính phủ các nước trên thế giới đã thực hiện 216 cải tổ chính sách và quy chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh.
Các cải cách này bao gồm đơn giản hóa các thủ tục pháp lý trong điều hành một hoạt động kinh doanh, tăng cường quyền sở hữu và tính minh bạch, giải quyết tranh chấp thương mại và các thủ tục phá sản công ty, chính sách thuế, buôn bán và các ứng dụng công nghệ mới...
Báo cáo của IFC và WB đã phân loại 183 nền kinh tế dựa trên phương diện chủ chốt là các quy chế kinh doanh đối với các công ty trong nước. Các nền kinh tế thu nhập cao thuộc Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) luôn là các nền kinh tế có các điều kiện kinh doanh dễ dàng và minh bạch nhất.
Các nền kinh tế khu vực nam sa mạc Sahara ở châu Phi và Nam Á có điều kiện kinh doanh khó khăn nhất cũng như kém minh bạch nhất. Tuy nhiên, các nền kinh tế đang phát triển ngày càng có những chuyển đổi tích cực. Trong năm 2010, 66% các cải tổ quy chế kinh doanh thuộc về các nền kinh tế đang phát triển, tăng 34% so với sáu năm trước đó.
Theo báo cáo trên, trong 5 năm qua, 85% số các nước đã nới lỏng các quy chế kinh doanh cho các nhà kinh doanh trong nước thông qua 1.511 cải tổ quy chế kinh doanh. Singapore dẫn đầu liên tục suốt 5 năm qua về tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giới doanh nghiệp, tiếp sau là New Zealand, Anh và Mỹ.
Trong 25 nền kinh tế hàng đầu thế giới, có tới 18 nền kinh tế dẫn đầu về tạo điều kiện thuận lợi cho giới doanh nghiệp trong năm 2010.
Theo thông tin trên tờ 21st Century Business Herald của Trung Quốc, thâm hụt ngân sách 2011 của nước này dự kiến đứng ở mức 900 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 135,9 tỷ USD), chiếm 2% GDP. Con số này thấp hơn so với mức 2,5% GDP trong năm 2010.
Số liệu trên được Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Tạ Húc Nhân công bố tại một hội nghị diễn ra hôm 27/12.
Trong đó, thâm hụt ngân sách chính quyền trung ương là 700 tỷ Nhân dân tệ, và các chính quyền địa phương là 200 tỷ Nhân dân tệ. Dự kiến, doanh thu ngân sách 2011 sẽ tăng 8% lên 8.890 tỷ Nhân dân tệ.
Ông Tạ Húc Nhân cho biết, Trung Quốc sẽ nỗ lực cắt giảm hơn nữa thâm hụt ngân sách chính quyền trung ương khi nền kinh tế phục hồi và giữa bối cảnh lạm phát leo thang ngày càng cao.
Cũng liên quan tới Trung Quốc, hôm qua, nước này đã đặt hạn ngạch lần thứ nhất đối với hoạt động xuất khẩu đất hiếm, theo đó hạn ngạch xuất khẩu lần 1 trong năm 2011 là 14.446 tấn. Hạn ngạch này ít hơn 11,4% so với mức 16.304 tấn của hạn ngạch lần thứ nhất trong năm ngoái.
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC), tổng cộng 31 doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp vốn nước ngoài được cho phép xuất khẩu đất hiếm trong năm 2011.
MOC cũng cho biết, hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc trong năm nay là 30.300 tấn, giảm gần 40% so với năm 2009. Tuy nhiên trên thực tế, chỉ trong chín tháng đầu năm, khối lượng đất hiếm xuất khẩu đã lên tới 32.200 tấn.
Trước đó, người phát ngôn của MOC cho biết, Trung Quốc sẽ giảm các hoạt động khảo sát, sản xuất và xuất khẩu đất hiếm nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững và bảo vệ môi trường. MOC cũng cho biết nước này sẽ hành động có trách nhiệm trong hợp tác quốc tế về việc thăm dò, khảo sát đất hiếm.