Kinh tế 24h qua: Rủi ro từ Trung Quốc
Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới đang lo ngại về viễn cảnh chỉ số giá tiêu dùng tăng cao
Theo tạp chí Fortune, Trung Quốc tuyên bố sẽ thực thi chính sách tiền tệ “thận trọng” trong năm tới, sau ba năm liên tục in tiền nhằm đối phó với cuộc suy thoái toàn cầu. Động thái này cho thấy, nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới đang lo ngại về viễn cảnh chỉ số giá tiêu dùng tăng cao.
JP Morgan Chase và Morgan Stanley dự báo trong năm 2011, hoạt động thắt chặt chính sách tiền tệ của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tập trung chủ yếu trong khoảng thời gian nửa đầu năm, bởi các nhà hoạch định chính sách cần phải kiềm chế lạm phát hiện ở mức cao nhất trong hơn 2 năm.
Hôm 25/12, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã nâng lãi suất cho vay thời hạn 1 năm và lãi suất huy động thêm 25 điểm cơ bản. Quyết định có hiệu lực ngay lập tức.
Trong bối cảnh Trung Quốc đặt mục tiêu hạn chế bong bóng tài sản và ngăn giá cả tăng quá cao gây bất ổn xã hội sau khi nguồn tiền đã quá dư thừa trong nền kinh tế, các nhà điều tiết chính sách tiền tệ nước này nhiều khả năng sẽ liên tục nâng lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng.
Ông Wang Qian, chuyên gia kinh tế trưởng tại một công ty chứng khoán ở Hồng Kông, dự báo: “Các động thái chính sách sẽ nhiều hơn trong những tháng tới khi lạm phát tăng cao và kinh tế Trung Quốc đương đầu với rủi ro tăng trưởng quá nóng ở thời điểm đầu năm 2011”.
Chuyên gia thuộc Morgan Stanley dự báo Trung Quốc có thể nâng lãi suất cơ bản khoảng 3 lần trong nửa đầu năm 2011 trong khi đó JP Morgan dự báo Trung Quốc nâng lãi suất 2 lần.
Năm 2010, Trung Quốc đã 6 lần nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, 2 lần nâng lãi suất cơ bản, hạn chế tăng trưởng tín dụng. Vào tháng 6/2010, Trung Quốc chấm dứt chế độ neo tỷ giá đồng nhân dân tệ vào đồng USD. Từ đó đến nay đồng nhân dân tệ tăng giá được 3% và được dự báo sẽ tăng thêm khoảng 2% trong 12 tháng tới.
Tuy nhiên, theo Fortune những biện pháp quyết liệt của Trung Quốc rất có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu, vốn đang dựa nhiều vào sức cầu từ các thị trường mới nổi. Bên cạnh đó, việc đột ngột kìm hãm đà tăng trưởng sẽ gây ra cú sốc lớn đối với giá cổ phiếu cũng như các loại hàng hóa cơ bản – hai tài sản rủi ro chính trên thị trường.
Trong dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2011, các chuyên gia của Goldman Sachs nhận định, cú “hạ cánh bất ngờ” của Trung Quốc và một số quốc gia đang phát triển khác như Ấn Độ và Brazil là mối nguy hiểm đứng thứ hai sau khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng Euro.
Goldman ước tính, kinh tế thế giới sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 5% trong năm tới sau khi đã loại bỏ yếu tố lạm phát. Trong khi đó, giá dầu mỏ dự tính lên mức 105 USD/thùng và thị trường cổ phiếu Mỹ có thể tăng khoảng 23%. Tuy nhiên, những con số này có thể bị sai lệch hoàn toàn, nếu kinh tế Trung Quốc đột ngột giảm tốc khi chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn được triển khai.
Còn theo ông Yu Yongding, cựu thành viên Ủy ban chính sách tiền tệ thuộc PBOC, mô hình tăng trưởng của Trung Quốc không bền vững và quốc gia này sẽ phải đối mặt với một sự suy giảm đột ngột, nếu không thực hiện các giải pháp cải tổ về chính trị và kinh tế khẩn cấp.
Theo ông, những mối đe dọa tới tương lai kinh tế của quốc gia này, bao gồm những căng thẳng xã hội, tình trạng ô nhiễm, sự thiếu thốn các dịch vụ công cộng và sự quá phụ thuộc vào xuất khẩu cũng như đầu tư, đặc biệt là trong bất động sản.
Ông Yu cho biết “Sự tăng trưởng quá nhanh của Trung Quốc có được với một giá vô cùng cao. Chỉ những thế hệ tương lai mới biết được cái giá thực sự. Hiện tại, mô hình tăng trưởng của Trung Quốc đã vét kiệt tiềm năng của họ".
"Vì vậy, Trung Quốc đã đi tới một thời điểm gay go. Nếu không có những điều chỉnh về cấu trúc một cách nghiêm khắc thì xung lượng tăng trưởng kinh tế của họ có thể sẽ đột nhiên biến mất”, ông nói.
Ông Yu đã miêu tả một sự thiếu đổi mới và sáng tạo như nhược điểm của nền kinh tế Trung Quốc và cũng chỉ trích về việc sử dụng thiếu hiệu quả nguồn vốn như được phản ánh trong tỷ lệ đầu tư với hơn 50%.
Trước đó, khi đánh giá triển vọng kinh tế toàn cầu, nhiều tổ chức tài chính và xếp hạng quốc tế cho rằng, kinh tế thế giới năm 2010 phục hồi chậm chạp và có nhiều dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng 2 năm tới sẽ yếu đi, lạm phát tăng cao, lượng tiền cung ứng quá mức.
Một số nền kinh tế chủ chốt tiếp tục gặp khó khăn về nợ nần, nên nhu cầu còn yếu ớt và chưa khuyến khích các nhà đầu tư trở lại sản xuất thực.
Đáng chú ý, tỉ lệ thất nghiệp cao, các chính sách thắt chặt tài chính, tinh thần hợp tác của các nền kinh tế lớn đang lụi tàn và nguy cơ chiến tranh tiền tệ là những yếu tố đe dọa quá trình phục hồi kinh tế.
Kinh tế thế giới dự kiến sẽ tăng 3,4-3,6% trong năm nay, sau sẽ giảm xuống 3,0-3,1% vào năm 2011 trước khi tăng trở lại 3,3-3,5% vào năm 2012. Thương mại toàn cầu năm 2010 phục hồi và tăng 12,3% trong năm 2010, nhưng giảm xuống còn 8,3% vào năm 2011 và 8,1% vào năm 2012.
Đánh giá riêng về Trung Quốc, nhiều chuyên gia nhận định, nền kinh tế này tuy vẫn tăng trên 8% trong những năm tới, nhưng lạm phát có nguy cơ tăng cao và không thể khắc phục được trong ngắn hạn. Theo chuyên gia tài chính Hàn Tiếu, lạm phát có nguy cơ bùng phát do 3 nguyên nhân chủ yếu.
Trước hết là do phát hành tiền quá mức so với nhu cầu thực tế, gây ra mất giá bản tệ. Tính đến cuối tháng 8/2010, qui mô M2 của Trung Quốc gấp 5,5 lần so với 10 năm trước và hiện đã đạt gần 70.0000 tỉ nhân dân tệ, trong khi GDP chỉ là 27.000 nhân dân tệ, nghĩa là lượng siêu phát tiền tệ là 43.000 tỉ nhân dân tệ.
Tiếp theo là sự leo thang của giá cả các loại hàng hóa chủ chốt như nhà cửa, xăng dầu cũng gây áp lực lạm phát, và thứ ba là tác động của sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế và lao động của Trung Quốc. Vì thế, kiềm chế lạm phát không chỉ đơn thuần là thay đổi chính sách tiền tệ mà phải nâng cao năng suất lao động và đổi mới công nghệ.
Cũng nhận định về tình hình thế giới, hãng tin Reuters trích lời các chuyên gia tài chính quốc tế cho rằng, nhiều nền kinh tế lớn đã cam kết “thắt lưng buộc bụng” vào năm 2011, trong khi các thị trường mới nổi đứng trước nguy cơ tăng trưởng nóng. Do đó, kinh tế toàn cầu phải trụ vững mới có thể đáp ứng được kỳ vọng tăng trưởng.
Cụ thể, Bồ Đào Nha vừa đề xuất cắt giảm 5% lương bổng đối với các công chức. Quốc hội Tây Ban Nha phê chuẩn kế hoạch ngân sách 2011 với đề xuất cắt giảm 7,9% chi tiêu công. Ireland cũng dự định cắt giảm chi tiêu bớt 4 tỷ Euro.
Các biện pháp ngân sách này là một phần nguyên nhân tại sao các nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của Reuters lại cho rằng kinh tế Eurozone chỉ tăng trưởng 1,5% vào năm tới, chậm hơn so với mức tương đối ảm đạm trong năm 2010 là 1,7%.
Mỹ cũng đang đối mặt với các các biện pháp khắc nghiệt riêng của mình. Kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng mạnh hơn so với châu Âu trong năm 2011 dù với tốc độ chưa đủ để khôi phục thị trường việc làm.
Ông Sung Won Sohn, nhà kinh tế thuộc Đại học California dự báo GDP 2011 của Mỹ tăng trưởng 3% nhưng tình trạng thiếu việc làm vẫn là “gót chân Asin” của nền kinh tế. Theo ông, sự yếu kém của thị trường việc làm có thể kìm hãm chi tiêu tiêu dùng bất chấp doanh số khả quan trong kỳ nghĩ lễ 2010.
Trong khi đó, IMF dự báo các thị trường mới nổi tăng trưởng 6,4% trong năm tới, cao gần gấp 3 lần so với các quốc gia phát triển. Đà phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ đã thúc đẩy thương mại toàn cầu cũng như tăng trưởng tại Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
“Tạm biệt G7 và chào đón G20!” là nhận định của ông Andreas Utermann, Giám đốc đầu tư của Quỹ RCM. Theo đó, G7 là nhóm các nền kinh tế phát triển, còn G20 là của các quốc gia giàu và mới nổi.
Sự phân hóa về tốc độ tăng trưởng đã gây ra một khó khăn khác về giá cả hàng hóa. Giá dầu tiến sát mức cao 3 con số trong tuần trước và giá thực phẩm cũng đang trên đà gia tăng, một phần do nhu cầu mạnh từ các thị trường mới nổi.
Theo nội dung trong thông báo chuẩn bị cho cuộc họp chính sách kinh tế quốc tế hôm qua của Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc, nước này có nguy cơ đối mặt với dòng vốn nóng ồ ạt và bong bóng tài sản nếu tăng chi phí vay mượn để kìm chế lạm phát.
Tuần trước, Hàn Quốc đã công bố các biện pháp nhằm kiểm soát dòng vốn ngoại và ngăn chặn sự rút lui bất ngờ của dòng vốn này. Được biết, đó là nguyên nhân gây ra cuộc khủng tài chính châu Á năm 1997-1998.
Trong khi đó, theo Cơ quan thống kê Nhật Bản, tỷ lệ thất nghiệp tháng 11 không thay đổi ở mức 5,1%, khớp với dự báo của các nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của Dow Jones Newswires và Kyodo News. Lực lượng lao động cùng tháng giảm 0,3% so với cùng kỳ 2009.
Giá cả tháng 11 tiếp tục suy yếu. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản, trừ năng giá thực phẩm tươi sống, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của Dow Jones Newswires và Kyodo dự báo CPI cơ bản giảm 0,6%, bằng với mức giảm của tháng 10 so với cùng kỳ 2009.
Số liệu từ Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho thấy, sản lượng công nghiệp tháng 11 tăng 1%, ghi nhận sự cải thiện so với mức giảm 2% trong tháng 10. Kết quả trên khớp với dự báo của Dow Jones nhưng nhỉnh hơn so với ước tính 0.9% của Kyodo.
Đây là lần đầu tiên trong vòng 6 tháng qua, sản lượng công nghiệp gia tăng. Doanh số bán lẻ tháng 11 tăng 1.3% so với cùng kỳ năm ngoái; trong khi chi tiêu hộ gia đình, gồm một hay hai người, giảm 0.4% so với cùng kỳ 2009.
JP Morgan Chase và Morgan Stanley dự báo trong năm 2011, hoạt động thắt chặt chính sách tiền tệ của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tập trung chủ yếu trong khoảng thời gian nửa đầu năm, bởi các nhà hoạch định chính sách cần phải kiềm chế lạm phát hiện ở mức cao nhất trong hơn 2 năm.
Hôm 25/12, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã nâng lãi suất cho vay thời hạn 1 năm và lãi suất huy động thêm 25 điểm cơ bản. Quyết định có hiệu lực ngay lập tức.
Trong bối cảnh Trung Quốc đặt mục tiêu hạn chế bong bóng tài sản và ngăn giá cả tăng quá cao gây bất ổn xã hội sau khi nguồn tiền đã quá dư thừa trong nền kinh tế, các nhà điều tiết chính sách tiền tệ nước này nhiều khả năng sẽ liên tục nâng lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng.
Ông Wang Qian, chuyên gia kinh tế trưởng tại một công ty chứng khoán ở Hồng Kông, dự báo: “Các động thái chính sách sẽ nhiều hơn trong những tháng tới khi lạm phát tăng cao và kinh tế Trung Quốc đương đầu với rủi ro tăng trưởng quá nóng ở thời điểm đầu năm 2011”.
Chuyên gia thuộc Morgan Stanley dự báo Trung Quốc có thể nâng lãi suất cơ bản khoảng 3 lần trong nửa đầu năm 2011 trong khi đó JP Morgan dự báo Trung Quốc nâng lãi suất 2 lần.
Năm 2010, Trung Quốc đã 6 lần nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, 2 lần nâng lãi suất cơ bản, hạn chế tăng trưởng tín dụng. Vào tháng 6/2010, Trung Quốc chấm dứt chế độ neo tỷ giá đồng nhân dân tệ vào đồng USD. Từ đó đến nay đồng nhân dân tệ tăng giá được 3% và được dự báo sẽ tăng thêm khoảng 2% trong 12 tháng tới.
Tuy nhiên, theo Fortune những biện pháp quyết liệt của Trung Quốc rất có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu, vốn đang dựa nhiều vào sức cầu từ các thị trường mới nổi. Bên cạnh đó, việc đột ngột kìm hãm đà tăng trưởng sẽ gây ra cú sốc lớn đối với giá cổ phiếu cũng như các loại hàng hóa cơ bản – hai tài sản rủi ro chính trên thị trường.
Trong dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2011, các chuyên gia của Goldman Sachs nhận định, cú “hạ cánh bất ngờ” của Trung Quốc và một số quốc gia đang phát triển khác như Ấn Độ và Brazil là mối nguy hiểm đứng thứ hai sau khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng Euro.
Goldman ước tính, kinh tế thế giới sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 5% trong năm tới sau khi đã loại bỏ yếu tố lạm phát. Trong khi đó, giá dầu mỏ dự tính lên mức 105 USD/thùng và thị trường cổ phiếu Mỹ có thể tăng khoảng 23%. Tuy nhiên, những con số này có thể bị sai lệch hoàn toàn, nếu kinh tế Trung Quốc đột ngột giảm tốc khi chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn được triển khai.
Còn theo ông Yu Yongding, cựu thành viên Ủy ban chính sách tiền tệ thuộc PBOC, mô hình tăng trưởng của Trung Quốc không bền vững và quốc gia này sẽ phải đối mặt với một sự suy giảm đột ngột, nếu không thực hiện các giải pháp cải tổ về chính trị và kinh tế khẩn cấp.
Theo ông, những mối đe dọa tới tương lai kinh tế của quốc gia này, bao gồm những căng thẳng xã hội, tình trạng ô nhiễm, sự thiếu thốn các dịch vụ công cộng và sự quá phụ thuộc vào xuất khẩu cũng như đầu tư, đặc biệt là trong bất động sản.
Ông Yu cho biết “Sự tăng trưởng quá nhanh của Trung Quốc có được với một giá vô cùng cao. Chỉ những thế hệ tương lai mới biết được cái giá thực sự. Hiện tại, mô hình tăng trưởng của Trung Quốc đã vét kiệt tiềm năng của họ".
"Vì vậy, Trung Quốc đã đi tới một thời điểm gay go. Nếu không có những điều chỉnh về cấu trúc một cách nghiêm khắc thì xung lượng tăng trưởng kinh tế của họ có thể sẽ đột nhiên biến mất”, ông nói.
Ông Yu đã miêu tả một sự thiếu đổi mới và sáng tạo như nhược điểm của nền kinh tế Trung Quốc và cũng chỉ trích về việc sử dụng thiếu hiệu quả nguồn vốn như được phản ánh trong tỷ lệ đầu tư với hơn 50%.
Trước đó, khi đánh giá triển vọng kinh tế toàn cầu, nhiều tổ chức tài chính và xếp hạng quốc tế cho rằng, kinh tế thế giới năm 2010 phục hồi chậm chạp và có nhiều dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng 2 năm tới sẽ yếu đi, lạm phát tăng cao, lượng tiền cung ứng quá mức.
Một số nền kinh tế chủ chốt tiếp tục gặp khó khăn về nợ nần, nên nhu cầu còn yếu ớt và chưa khuyến khích các nhà đầu tư trở lại sản xuất thực.
Đáng chú ý, tỉ lệ thất nghiệp cao, các chính sách thắt chặt tài chính, tinh thần hợp tác của các nền kinh tế lớn đang lụi tàn và nguy cơ chiến tranh tiền tệ là những yếu tố đe dọa quá trình phục hồi kinh tế.
Kinh tế thế giới dự kiến sẽ tăng 3,4-3,6% trong năm nay, sau sẽ giảm xuống 3,0-3,1% vào năm 2011 trước khi tăng trở lại 3,3-3,5% vào năm 2012. Thương mại toàn cầu năm 2010 phục hồi và tăng 12,3% trong năm 2010, nhưng giảm xuống còn 8,3% vào năm 2011 và 8,1% vào năm 2012.
Đánh giá riêng về Trung Quốc, nhiều chuyên gia nhận định, nền kinh tế này tuy vẫn tăng trên 8% trong những năm tới, nhưng lạm phát có nguy cơ tăng cao và không thể khắc phục được trong ngắn hạn. Theo chuyên gia tài chính Hàn Tiếu, lạm phát có nguy cơ bùng phát do 3 nguyên nhân chủ yếu.
Trước hết là do phát hành tiền quá mức so với nhu cầu thực tế, gây ra mất giá bản tệ. Tính đến cuối tháng 8/2010, qui mô M2 của Trung Quốc gấp 5,5 lần so với 10 năm trước và hiện đã đạt gần 70.0000 tỉ nhân dân tệ, trong khi GDP chỉ là 27.000 nhân dân tệ, nghĩa là lượng siêu phát tiền tệ là 43.000 tỉ nhân dân tệ.
Tiếp theo là sự leo thang của giá cả các loại hàng hóa chủ chốt như nhà cửa, xăng dầu cũng gây áp lực lạm phát, và thứ ba là tác động của sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế và lao động của Trung Quốc. Vì thế, kiềm chế lạm phát không chỉ đơn thuần là thay đổi chính sách tiền tệ mà phải nâng cao năng suất lao động và đổi mới công nghệ.
Cũng nhận định về tình hình thế giới, hãng tin Reuters trích lời các chuyên gia tài chính quốc tế cho rằng, nhiều nền kinh tế lớn đã cam kết “thắt lưng buộc bụng” vào năm 2011, trong khi các thị trường mới nổi đứng trước nguy cơ tăng trưởng nóng. Do đó, kinh tế toàn cầu phải trụ vững mới có thể đáp ứng được kỳ vọng tăng trưởng.
Cụ thể, Bồ Đào Nha vừa đề xuất cắt giảm 5% lương bổng đối với các công chức. Quốc hội Tây Ban Nha phê chuẩn kế hoạch ngân sách 2011 với đề xuất cắt giảm 7,9% chi tiêu công. Ireland cũng dự định cắt giảm chi tiêu bớt 4 tỷ Euro.
Các biện pháp ngân sách này là một phần nguyên nhân tại sao các nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của Reuters lại cho rằng kinh tế Eurozone chỉ tăng trưởng 1,5% vào năm tới, chậm hơn so với mức tương đối ảm đạm trong năm 2010 là 1,7%.
Mỹ cũng đang đối mặt với các các biện pháp khắc nghiệt riêng của mình. Kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng mạnh hơn so với châu Âu trong năm 2011 dù với tốc độ chưa đủ để khôi phục thị trường việc làm.
Ông Sung Won Sohn, nhà kinh tế thuộc Đại học California dự báo GDP 2011 của Mỹ tăng trưởng 3% nhưng tình trạng thiếu việc làm vẫn là “gót chân Asin” của nền kinh tế. Theo ông, sự yếu kém của thị trường việc làm có thể kìm hãm chi tiêu tiêu dùng bất chấp doanh số khả quan trong kỳ nghĩ lễ 2010.
Trong khi đó, IMF dự báo các thị trường mới nổi tăng trưởng 6,4% trong năm tới, cao gần gấp 3 lần so với các quốc gia phát triển. Đà phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ đã thúc đẩy thương mại toàn cầu cũng như tăng trưởng tại Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
“Tạm biệt G7 và chào đón G20!” là nhận định của ông Andreas Utermann, Giám đốc đầu tư của Quỹ RCM. Theo đó, G7 là nhóm các nền kinh tế phát triển, còn G20 là của các quốc gia giàu và mới nổi.
Sự phân hóa về tốc độ tăng trưởng đã gây ra một khó khăn khác về giá cả hàng hóa. Giá dầu tiến sát mức cao 3 con số trong tuần trước và giá thực phẩm cũng đang trên đà gia tăng, một phần do nhu cầu mạnh từ các thị trường mới nổi.
Theo nội dung trong thông báo chuẩn bị cho cuộc họp chính sách kinh tế quốc tế hôm qua của Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc, nước này có nguy cơ đối mặt với dòng vốn nóng ồ ạt và bong bóng tài sản nếu tăng chi phí vay mượn để kìm chế lạm phát.
Tuần trước, Hàn Quốc đã công bố các biện pháp nhằm kiểm soát dòng vốn ngoại và ngăn chặn sự rút lui bất ngờ của dòng vốn này. Được biết, đó là nguyên nhân gây ra cuộc khủng tài chính châu Á năm 1997-1998.
Trong khi đó, theo Cơ quan thống kê Nhật Bản, tỷ lệ thất nghiệp tháng 11 không thay đổi ở mức 5,1%, khớp với dự báo của các nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của Dow Jones Newswires và Kyodo News. Lực lượng lao động cùng tháng giảm 0,3% so với cùng kỳ 2009.
Giá cả tháng 11 tiếp tục suy yếu. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản, trừ năng giá thực phẩm tươi sống, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của Dow Jones Newswires và Kyodo dự báo CPI cơ bản giảm 0,6%, bằng với mức giảm của tháng 10 so với cùng kỳ 2009.
Số liệu từ Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho thấy, sản lượng công nghiệp tháng 11 tăng 1%, ghi nhận sự cải thiện so với mức giảm 2% trong tháng 10. Kết quả trên khớp với dự báo của Dow Jones nhưng nhỉnh hơn so với ước tính 0.9% của Kyodo.
Đây là lần đầu tiên trong vòng 6 tháng qua, sản lượng công nghiệp gia tăng. Doanh số bán lẻ tháng 11 tăng 1.3% so với cùng kỳ năm ngoái; trong khi chi tiêu hộ gia đình, gồm một hay hai người, giảm 0.4% so với cùng kỳ 2009.