Kinh tế 24h qua: Nhiều dự báo quan trọng
Châu Âu, Trung Quốc có khả năng nâng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát, giá dầu châu Á lập kỷ lục mới
Hôm nay (5/4), Chủ tịch Ủy ban ngân sách Hạ viện Mỹ dự kiến sẽ trình dự thảo ngân sách tài khóa 2012 (tính từ tháng 10/2011) với nhiều nội dung sửa đổi quan trọng, trong đó tập trung vào những thay đổi trong chương trình an sinh xã hội và cải cách thuế.
Ông Ryan khẳng định, dự thảo sẽ đề cập rộng hơn tới các danh mục khuyến cáo của Ủy ban ngân sách, bao gồm cắt giảm 4.000 tỷ USD trong vòng 10 năm tới, hạ thấp thuế doanh nghiệp và xây dựng hệ thống chăm sóc người già.
Trước đó, trong dự thảo đề xuất hồi năm ngoái, nhiều ý kiến chỉ trích rằng, dự thảo chưa cân bằng và ảnh hưởng tới người nghèo, khi đối tượng hưởng lợi chủ yếu là người giàu và các hãng lớn.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong phiên họp vào ngày 7/4 tới dự kiến sẽ tăng 25 điểm cơ bản lãi suất. Đây sẽ là đợt tăng lãi suất đầu tiên kể từ tháng 7/2008, bất chấp nợ công vẫn đang đeo bám lục địa này.
Các nhà hoạch định chính sách của ECB, trong đó có Chủ tịch Jean-Claude Trichet, muốn đưa chính sách tiền tệ của khu vực trở về với quỹ đạo thông thường, trong bối cảnh kinh tế đang tăng trưởng trở lại và lạm phát hiện cao hơn mục tiêu đề ra.
Giới phân tích cho rằng, nếu ECB nâng lãi suất sẽ làm gia tăng áp lực lên một số nước thành viên như Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, đồng thời đẩy giá đồng Euro lên cao hơn trên các thị trưởng ngoại hối.
Lạm phát tại khu vực đồng Euro đã tăng tháng thứ tư liên tiếp lên 2,6%, cao hơn so với mức mục tiêu dưới 2% của ECB, và chưa có dấu hiệu ngừng tăng trong bối cảnh giá dầu mỏ, lương thực và nhiều loại hàng hóa khác đang trên đà đi lên.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng mức lạm phát hiện nay, cao nhất kể từ tháng 10/2008, đã làm tăng các cơ hội nâng lãi suất ít nhất một lần trong năm 2011.
Nhà kinh tế cấp cao Carsten Brzeski nhận định: "Theo quan điểm của chúng tôi, ECB sẽ tiến hành một loạt đợt tăng lãi suất trong năm nay, do lạm phát cao hơn và kinh tế đang trên đà phục hồi".
Cũng xuất phát từ lý do lạm phát luôn ở mức trên dưới 5%, nhiều chuyên gia và quan chức ngành ngân hàng Trung Quốc đang nhận định, ngân hàng trung ương nước này (PBoC) sẽ tiếp tục nâng lãi suất.
Báo điện tử Vietnamplus dẫn lời ông Phạm Kiến Quân, chuyên viên Trung tâm nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc dự báo, trong tháng 4 này, PBoC có thể sẽ thực hiện đợt “tăng kép”.
Theo đó, vào ngày 10/4 (trước khi công bố số liệu kinh tế vĩ mô), ngân hàng này sẽ lại tăng lãi suất thêm 0,25% và vào ngày 20/4 sẽ tiếp tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 0,5%.
Ông Hạ Bân, Ủy viên chính sách tiền tệ PBoC cũng cho rằng trong năm nay, nhiều khả năng ngân hàng này sẽ tăng lãi suất để lãi suất thực tế có thể đạt “mức hợp lý”.
Ông cho rằng, mức lãi suất hiện nay còn quá thấp, trong khi các nhân tố như giá cả tăng, tình hình bạo động ở Trung Đông và Bắc Phi, động đất và sóng thần ở Nhật Bản đang đặt ra sức ép rất lớn lên vấn đề tăng lãi suất.
Cũng liên quan tới vấn đề lạm phát, Bộ trưởng Tài chính và các vấn đề kinh tế Iran, Shamseddin Hosseini cho biết, nước này sẽ thúc đẩy việc phá giá đồng nội tệ (rial) vào năm tới.
Theo ước tính, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Iran đã tăng lên gần 11,6% trong tháng 2/2011. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng tin rằng tỷ lệ lạm phát thực còn cao hơn nhiều.
Trong những năm gần đây, đồng rial của Iran đã rớt giá mạnh, với tỷ giá trao đổi hiện nay là 1 USD đổi 10.000 rial. Một số nhà phân tích dự đoán Chính phủ Iran đang tìm cách phá giá đồng nội tệ, bằng cách thu mua lại ngoại tệ từ thị trường.
Trận động đất và sóng thần tàn phá Nhật Bản hôm 11/3 có thể khiến kim ngạch từ xuất khẩu của Australia giảm khoảng 2,07 tỷ USD trong tài khóa 2010-2011, đồng thời làm chậm đà tăng trưởng của nền kinh tế này.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Australia Wayne Swan, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản giảm sút sẽ khiến tăng trưởng GDP của Australia giảm 0,25 điểm phần trăm trong tài khóa hiện nay.
Australia từng là nền kinh tế lớn duy nhất ở phương Tây tránh được suy thoái trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, chủ yếu nhờ xuất khẩu than và quặng sắt cùng gói kích thích kinh tế kịp thời của chính phủ.
Phiên giao dịch hôm qua, giá dầu tại châu Á lại thiết lập kỷ lục mới trong hai năm rưỡi, khi thị trường việc làm có dấu hiệu cải thiện rõ rệt, giúp củng cố lòng tin của các nhà đầu tư về triển vọng tiêu thụ dầu mỏ.
Tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 5/2011 tăng 29 xu Mỹ so với phiên 1/4 tại Mỹ lên 108,23 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 5/2011 tăng 21 xu Mỹ lên 118,91 USD/thùng.
Ben Westmore, nhà kinh tế thuộc Ngân hàng Quốc gia Australia, nhận định điều quan trọng hiện nay là các thông tin về tình hình xung đột tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi và nếu tình trạng này lan sang các quốc gia khác, giá dầu sẽ được đẩy lên cao hơn.
Một số nhà phân tích cho rằng, giá dầu chỉ giảm khi Mỹ và liên quân ngừng hoạt động can thiệp quân sự vào Libya. Kể từ ngày 15/2, giá dầu đã tăng khoảng 29%.
Ông Ryan khẳng định, dự thảo sẽ đề cập rộng hơn tới các danh mục khuyến cáo của Ủy ban ngân sách, bao gồm cắt giảm 4.000 tỷ USD trong vòng 10 năm tới, hạ thấp thuế doanh nghiệp và xây dựng hệ thống chăm sóc người già.
Trước đó, trong dự thảo đề xuất hồi năm ngoái, nhiều ý kiến chỉ trích rằng, dự thảo chưa cân bằng và ảnh hưởng tới người nghèo, khi đối tượng hưởng lợi chủ yếu là người giàu và các hãng lớn.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong phiên họp vào ngày 7/4 tới dự kiến sẽ tăng 25 điểm cơ bản lãi suất. Đây sẽ là đợt tăng lãi suất đầu tiên kể từ tháng 7/2008, bất chấp nợ công vẫn đang đeo bám lục địa này.
Các nhà hoạch định chính sách của ECB, trong đó có Chủ tịch Jean-Claude Trichet, muốn đưa chính sách tiền tệ của khu vực trở về với quỹ đạo thông thường, trong bối cảnh kinh tế đang tăng trưởng trở lại và lạm phát hiện cao hơn mục tiêu đề ra.
Giới phân tích cho rằng, nếu ECB nâng lãi suất sẽ làm gia tăng áp lực lên một số nước thành viên như Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, đồng thời đẩy giá đồng Euro lên cao hơn trên các thị trưởng ngoại hối.
Lạm phát tại khu vực đồng Euro đã tăng tháng thứ tư liên tiếp lên 2,6%, cao hơn so với mức mục tiêu dưới 2% của ECB, và chưa có dấu hiệu ngừng tăng trong bối cảnh giá dầu mỏ, lương thực và nhiều loại hàng hóa khác đang trên đà đi lên.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng mức lạm phát hiện nay, cao nhất kể từ tháng 10/2008, đã làm tăng các cơ hội nâng lãi suất ít nhất một lần trong năm 2011.
Nhà kinh tế cấp cao Carsten Brzeski nhận định: "Theo quan điểm của chúng tôi, ECB sẽ tiến hành một loạt đợt tăng lãi suất trong năm nay, do lạm phát cao hơn và kinh tế đang trên đà phục hồi".
Cũng xuất phát từ lý do lạm phát luôn ở mức trên dưới 5%, nhiều chuyên gia và quan chức ngành ngân hàng Trung Quốc đang nhận định, ngân hàng trung ương nước này (PBoC) sẽ tiếp tục nâng lãi suất.
Báo điện tử Vietnamplus dẫn lời ông Phạm Kiến Quân, chuyên viên Trung tâm nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc dự báo, trong tháng 4 này, PBoC có thể sẽ thực hiện đợt “tăng kép”.
Theo đó, vào ngày 10/4 (trước khi công bố số liệu kinh tế vĩ mô), ngân hàng này sẽ lại tăng lãi suất thêm 0,25% và vào ngày 20/4 sẽ tiếp tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 0,5%.
Ông Hạ Bân, Ủy viên chính sách tiền tệ PBoC cũng cho rằng trong năm nay, nhiều khả năng ngân hàng này sẽ tăng lãi suất để lãi suất thực tế có thể đạt “mức hợp lý”.
Ông cho rằng, mức lãi suất hiện nay còn quá thấp, trong khi các nhân tố như giá cả tăng, tình hình bạo động ở Trung Đông và Bắc Phi, động đất và sóng thần ở Nhật Bản đang đặt ra sức ép rất lớn lên vấn đề tăng lãi suất.
Cũng liên quan tới vấn đề lạm phát, Bộ trưởng Tài chính và các vấn đề kinh tế Iran, Shamseddin Hosseini cho biết, nước này sẽ thúc đẩy việc phá giá đồng nội tệ (rial) vào năm tới.
Theo ước tính, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Iran đã tăng lên gần 11,6% trong tháng 2/2011. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng tin rằng tỷ lệ lạm phát thực còn cao hơn nhiều.
Trong những năm gần đây, đồng rial của Iran đã rớt giá mạnh, với tỷ giá trao đổi hiện nay là 1 USD đổi 10.000 rial. Một số nhà phân tích dự đoán Chính phủ Iran đang tìm cách phá giá đồng nội tệ, bằng cách thu mua lại ngoại tệ từ thị trường.
Trận động đất và sóng thần tàn phá Nhật Bản hôm 11/3 có thể khiến kim ngạch từ xuất khẩu của Australia giảm khoảng 2,07 tỷ USD trong tài khóa 2010-2011, đồng thời làm chậm đà tăng trưởng của nền kinh tế này.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Australia Wayne Swan, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản giảm sút sẽ khiến tăng trưởng GDP của Australia giảm 0,25 điểm phần trăm trong tài khóa hiện nay.
Australia từng là nền kinh tế lớn duy nhất ở phương Tây tránh được suy thoái trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, chủ yếu nhờ xuất khẩu than và quặng sắt cùng gói kích thích kinh tế kịp thời của chính phủ.
Phiên giao dịch hôm qua, giá dầu tại châu Á lại thiết lập kỷ lục mới trong hai năm rưỡi, khi thị trường việc làm có dấu hiệu cải thiện rõ rệt, giúp củng cố lòng tin của các nhà đầu tư về triển vọng tiêu thụ dầu mỏ.
Tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 5/2011 tăng 29 xu Mỹ so với phiên 1/4 tại Mỹ lên 108,23 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 5/2011 tăng 21 xu Mỹ lên 118,91 USD/thùng.
Ben Westmore, nhà kinh tế thuộc Ngân hàng Quốc gia Australia, nhận định điều quan trọng hiện nay là các thông tin về tình hình xung đột tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi và nếu tình trạng này lan sang các quốc gia khác, giá dầu sẽ được đẩy lên cao hơn.
Một số nhà phân tích cho rằng, giá dầu chỉ giảm khi Mỹ và liên quân ngừng hoạt động can thiệp quân sự vào Libya. Kể từ ngày 15/2, giá dầu đã tăng khoảng 29%.