Kinh tế 24h qua: Suy thoái Mỹ đã kết thúc
Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER) cho biết, suy thoái ở nền kinh tế đầu tàu thế giới đã chấm dứt từ tháng 6/2009.
Hôm 20/9, Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER) cho biết, cuộc suy thoái khởi sự hồi tháng 12/2007 ở nền kinh tế đầu tàu thế giới đã chấm dứt từ tháng 6/2009. Thông tin này ngay lập tức đẩy bật chứng khoán Mỹ lên một nấc mới.
Kết quả đánh giá của NBER được dựa trên những số liệu như GDP, việc làm và thu nhập cá nhân. Sở dĩ, thông tin trên bị trì hoãn công bố là vì cơ quan này còn chờ đợi số liệu thu nhập quốc dân điều chỉnh được công bố hôm 27/8 vừa qua.
Trước đó, hồi tháng 4, NBER từng từ chối thừa nhận suy thoái đã chấm dứt, do một vài quan chức thuộc cơ quan này lo ngại Mỹ sẽ rơi vào tình trạng suy thoái lần hai. Theo công bố lần này của NBER, nếu tương lai kinh tế Mỹ đi xuống thì đó là một cuộc suy thoái khác, chứ không phải là sự tiếp nối giai đoạn suy thoái từ tháng 12/2007.
Robert Hall, chuyên gia cao cấp tại NBER, cho rằng: “Kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng, nhưng ở tốc độ thấp đáng thất vọng".
"Hiện còn quá sớm để xác định tổng mức thiệt hại do kinh tế đi xuống thời gian qua, vì chúng ta chưa thoát ra khỏi những ảnh hưởng xấu. Rõ ràng, kinh tế trong khoảng thời gian trên đi xuống chưa từng có, kể từ sau Đại suy thoái những năm 1930”.
NBER cho biết, cuộc suy thoái kinh tế Mỹ vừa qua bắt đầu vào tháng 12/2007 và kết thúc vào tháng 6/2009, kéo dài 18 tháng. Đây là cuộc suy thoái dài nhất kể từ Đại chiến thế giới thứ 2. Hơn 8 triệu người Mỹ đã mất việc trong thời gian trên, và phải mất nhiều năm nữa mới có thể khắc phục được tình trạng này.
Đến lượt châu Âu hối thúc. Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ đôn đốc Trung Quốc cam kết để tỷ giá đồng Nhân dân tệ linh hoạt hơn. EU cho rằng, đồng Nhân dân tệ được định giá quá thấp, đưa đến sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu và đôi khi tạo lợi thế cạnh tranh không lành mạnh cho xuất khẩu của Trung Quốc.
Chủ tịch khu vực đồng tiền chung châu Âu, ông Jean-Claude Juncker, cho biết vào ngày 6/10 tới, ông sẽ gặp Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên ở Brussels (Bỉ) để thảo luận về vấn đề tỷ giá và chính sách tiền tệ.
“Tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với đồng Euro bị định giá thấp. Châu Âu cần gia tăng áp lực với Trung Quốc để thúc đẩy cải thiện tình hình này”, Chủ tịch khu vực đồng tiền chung châu Âu nhận xét.
Kinh tế toàn cầu đa cực. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), Robert B. Zoellick, khẳng định nền kinh tế toàn cầu hiện nay đã thay đổi cơ bản so với thời điểm Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc năm 2000 phát động các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG). Vì vậy, thế giới cần thích nghi với nền kinh tế toàn cầu mới đa cực.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc kiểm điểm tiến trình thực hiện MDG vừa diễn ra tại New York, ông Zoellick nhấn mạnh, chính các nền kinh tế đang nổi đã giúp kinh tế toàn cầu thoát khỏi khủng hoảng. Một số nền kinh tế đang nổi vươn lên thành cường quốc kinh tế, trong khi một số khác cũng nổi lên thành các cực mới của nền kinh tế toàn cầu.
Chủ tịch WB dự báo, châu Phi có thể sẽ trở thành một cực mới trong nền kinh tế thế giới. Trước khủng hoảng, các nền kinh tế châu Phi tăng trưởng trung bình 5% trong một thập kỷ và trong 3 năm gần đây vẫn tăng 6%/năm. Tỷ lệ nghèo đói ở đây giảm trung bình 1% mỗi năm, nhanh hơn cả Ấn Độ.
Quốc tế hóa Nhân dân tệ. Theo tờ Financial Times, Ngân hàng Trung ương Malaysia (MCB) đã mua trái phiếu bằng đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc để làm tài sản dự trữ. Động thái này có thể giúp thúc đẩy kỳ vọng quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc.
Báo trên không đề cập chi tiết số lượng trái phiếu mà Malaysia đã mua, trong khi MCB cũng từ chối bình luận về vấn đế này. Hiện Malaysia sở hữu lượng dữ trữ ngoại tệ có trị giá lên tới 95 tỷ USD. Trước đó, hồi tháng 8, Trung Quốc đã cho phép một số ngân hàng trung ương ở châu Á đầu tư vào thị trường trái phiếu của nước này.
Financial Times nhận xét, "trong ngắn hạn, thông tin trên thậm chí có thể được hoan nghênh ở Washington. Nếu các nước khác cũng bắt đầu mua trái phiếu của Trung Quốc để làm tài sản dự trữ, điều này sẽ gây áp lực lên đồng Nhân dân tệ, bằng cách làm tăng các luồng vốn hai chiều bằng đồng tiền Trung Quốc".
Hãng bay lớn nhất thế giới United Airlines, được hình thành sau vụ thỏa thuận sáp nhập giữa 2 hãng hàng không Mỹ là Continental và United Airlines hôm 17/8, sẽ chính thức hoạt động từ 1/10 tới. United Airlines hiện có hơn 700 máy bay và 80.000 nhân công, có đường bay tới 370 sân bay tại 59 quốc gia trên thế giới.
Vụ thỏa thuận sáp nhập trị giá 3,3 tỷ USD, trên cơ sở trao đổi 1 cổ phiếu của Continental có giá trị bằng 1,05 cổ phiếu của United Airlines.
United Airlines sẽ vượt hãng hàng không lớn nhất thế giới đang hoạt động hiện nay là Delta Airlines về số lượng hành khách, số tuyến bay quốc tế, đặc biệt là các tuyến bay xuyên Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, cũng như các tuyến bay ở khu vực Mỹ Latin.
Kết quả đánh giá của NBER được dựa trên những số liệu như GDP, việc làm và thu nhập cá nhân. Sở dĩ, thông tin trên bị trì hoãn công bố là vì cơ quan này còn chờ đợi số liệu thu nhập quốc dân điều chỉnh được công bố hôm 27/8 vừa qua.
Trước đó, hồi tháng 4, NBER từng từ chối thừa nhận suy thoái đã chấm dứt, do một vài quan chức thuộc cơ quan này lo ngại Mỹ sẽ rơi vào tình trạng suy thoái lần hai. Theo công bố lần này của NBER, nếu tương lai kinh tế Mỹ đi xuống thì đó là một cuộc suy thoái khác, chứ không phải là sự tiếp nối giai đoạn suy thoái từ tháng 12/2007.
Robert Hall, chuyên gia cao cấp tại NBER, cho rằng: “Kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng, nhưng ở tốc độ thấp đáng thất vọng".
"Hiện còn quá sớm để xác định tổng mức thiệt hại do kinh tế đi xuống thời gian qua, vì chúng ta chưa thoát ra khỏi những ảnh hưởng xấu. Rõ ràng, kinh tế trong khoảng thời gian trên đi xuống chưa từng có, kể từ sau Đại suy thoái những năm 1930”.
NBER cho biết, cuộc suy thoái kinh tế Mỹ vừa qua bắt đầu vào tháng 12/2007 và kết thúc vào tháng 6/2009, kéo dài 18 tháng. Đây là cuộc suy thoái dài nhất kể từ Đại chiến thế giới thứ 2. Hơn 8 triệu người Mỹ đã mất việc trong thời gian trên, và phải mất nhiều năm nữa mới có thể khắc phục được tình trạng này.
Đến lượt châu Âu hối thúc. Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ đôn đốc Trung Quốc cam kết để tỷ giá đồng Nhân dân tệ linh hoạt hơn. EU cho rằng, đồng Nhân dân tệ được định giá quá thấp, đưa đến sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu và đôi khi tạo lợi thế cạnh tranh không lành mạnh cho xuất khẩu của Trung Quốc.
Chủ tịch khu vực đồng tiền chung châu Âu, ông Jean-Claude Juncker, cho biết vào ngày 6/10 tới, ông sẽ gặp Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên ở Brussels (Bỉ) để thảo luận về vấn đề tỷ giá và chính sách tiền tệ.
“Tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với đồng Euro bị định giá thấp. Châu Âu cần gia tăng áp lực với Trung Quốc để thúc đẩy cải thiện tình hình này”, Chủ tịch khu vực đồng tiền chung châu Âu nhận xét.
Kinh tế toàn cầu đa cực. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), Robert B. Zoellick, khẳng định nền kinh tế toàn cầu hiện nay đã thay đổi cơ bản so với thời điểm Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc năm 2000 phát động các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG). Vì vậy, thế giới cần thích nghi với nền kinh tế toàn cầu mới đa cực.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc kiểm điểm tiến trình thực hiện MDG vừa diễn ra tại New York, ông Zoellick nhấn mạnh, chính các nền kinh tế đang nổi đã giúp kinh tế toàn cầu thoát khỏi khủng hoảng. Một số nền kinh tế đang nổi vươn lên thành cường quốc kinh tế, trong khi một số khác cũng nổi lên thành các cực mới của nền kinh tế toàn cầu.
Chủ tịch WB dự báo, châu Phi có thể sẽ trở thành một cực mới trong nền kinh tế thế giới. Trước khủng hoảng, các nền kinh tế châu Phi tăng trưởng trung bình 5% trong một thập kỷ và trong 3 năm gần đây vẫn tăng 6%/năm. Tỷ lệ nghèo đói ở đây giảm trung bình 1% mỗi năm, nhanh hơn cả Ấn Độ.
Quốc tế hóa Nhân dân tệ. Theo tờ Financial Times, Ngân hàng Trung ương Malaysia (MCB) đã mua trái phiếu bằng đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc để làm tài sản dự trữ. Động thái này có thể giúp thúc đẩy kỳ vọng quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc.
Báo trên không đề cập chi tiết số lượng trái phiếu mà Malaysia đã mua, trong khi MCB cũng từ chối bình luận về vấn đế này. Hiện Malaysia sở hữu lượng dữ trữ ngoại tệ có trị giá lên tới 95 tỷ USD. Trước đó, hồi tháng 8, Trung Quốc đã cho phép một số ngân hàng trung ương ở châu Á đầu tư vào thị trường trái phiếu của nước này.
Financial Times nhận xét, "trong ngắn hạn, thông tin trên thậm chí có thể được hoan nghênh ở Washington. Nếu các nước khác cũng bắt đầu mua trái phiếu của Trung Quốc để làm tài sản dự trữ, điều này sẽ gây áp lực lên đồng Nhân dân tệ, bằng cách làm tăng các luồng vốn hai chiều bằng đồng tiền Trung Quốc".
Hãng bay lớn nhất thế giới United Airlines, được hình thành sau vụ thỏa thuận sáp nhập giữa 2 hãng hàng không Mỹ là Continental và United Airlines hôm 17/8, sẽ chính thức hoạt động từ 1/10 tới. United Airlines hiện có hơn 700 máy bay và 80.000 nhân công, có đường bay tới 370 sân bay tại 59 quốc gia trên thế giới.
Vụ thỏa thuận sáp nhập trị giá 3,3 tỷ USD, trên cơ sở trao đổi 1 cổ phiếu của Continental có giá trị bằng 1,05 cổ phiếu của United Airlines.
United Airlines sẽ vượt hãng hàng không lớn nhất thế giới đang hoạt động hiện nay là Delta Airlines về số lượng hành khách, số tuyến bay quốc tế, đặc biệt là các tuyến bay xuyên Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, cũng như các tuyến bay ở khu vực Mỹ Latin.