Kinh tế 24h qua: Tổn hại lợi ích
Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nới lỏng tín dụng sẽ "tổn hại nghiêm trọng" lợi ích của các nước đang phát triển
Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nới lỏng tín dụng sẽ "tổn hại nghiêm trọng" lợi ích của các nước đang phát triển, Lu Haiqi thuộc Ủy ban thống kê Trung Quốc (NBS) cho biết trên tờ Tin chứng khoán Thượng Hải ngày 28/10.
Theo ông Lu, động thái của FED có thể châm ngòi cho các cuộc chiến tiền tệ và thương mại, cũng như gây khó dễ cho các nước đang phát triển trong việc thiết lập chính sách tiền tệ của riêng mình.
Trong khi đó, sự suy yếu của đồng USD và việc bơm quá nhiều USD vào thị trường cũng sẽ đẩy giá hàng hóa toàn cầu lên cao. Theo đó, gây áp lực lạm phát lên các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, động thái trên của FED còn có thể khiến chi phí sinh hoạt của người Mỹ leo thang, do giá hàng hóa nhập khẩu tăng cao.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) đã khiến cả thế giới bất ngờ khi thông báo nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này lên mức 7,3-8% trong năm 2010, cao hơn đáng kể so với mức dự báo 6,5% đưa ra trước đó. Theo BOT, dự báo lạc quan trên có được là nhờ xuất khẩu tăng mạnh.
Trợ lý Thống đốc BOT, ông Paiboon Kittisrikangwan cho biết: "Xuất khẩu của Thái Lan tiếp tục tăng nhờ kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi". Tuy nhiên, BOT cảnh báo sang năm 2011, nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm hơn, dự báo chỉ đạt từ 3-5%.
BOT đã giữ nguyên mức lãi suất chỉ đạo ở 1,75% hồi tuần trước, sau hai lần tăng liên tiếp, vì sự phục hồi mong manh của kinh tế toàn cầu và đồng baht tăng giá đã làm lu mờ các triển vọng kinh tế.
Kinh tế Thái Lan đã tăng trưởng trở lại sau khi các cuộc biểu tình hồi tháng Tư và Năm vừa qua làm tê liệt trung tâm buôn bán sầm uất nhất là thủ đô Bangkok và làm ảnh hưởng đến ngành du lịch chủ chốt của nước này.
Cũng trong ngày hôm qua, Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng triển vọng đối với mức tín nhiệm Baa1 của Thái Lan từ tiêu cực lên ổn định.
Động lực khiến Moody’s nâng triển vọng đối với trái phiếu Chính phủ nội tệ và ngoại tệ Thái Lan là đà phục hồi kinh tế mạnh mẽ và sự ổn định của nguồn tài chính công bất chấp những bất ổn chính trị không ngừng tiếp diễn tại nước này.
Ngoài ra, Moody's còn nâng một bậc xếp hạng đối với trần trái phiếu ngoại tệ của Thái Lan lên A2 với triển vọng ổn định trong khi triển vọng dành cho trần tiền gửi ngoại tệ được nâng từ tiêu cực lên ổn định.
Dù vậy, Moody’s cũng cho rằng nền kinh tế Thái Lan vẫn còn đối mặt với nhiều rủi ro nhất là việc phụ thuộc quá nhiều vào lĩnh vực xuất khẩu.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản từ 0-0,1% nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế; đồng thời hạ dự báo tăng trưởng kinh tế, xuất phát từ những dấu hiệu cho thấy quá trình phục hồi kinh tế của Nhật Bản vẫn còn trì trệ.
Trong báo cáo định kỳ sáu tháng công bố ngày 28/10, ngân hàng này đưa ra mức tăng trưởng dự báo mới cho năm tài chính 2010 là 2,1%, và 1,8% cho năm tài chính 2011, thấp hơn so với các mức dự báo mà BOJ đưa ra hồi tháng 7.
Trước đó, BOJ tỏ ra lạc quan hơn, đã dự báo tăng trưởng GDP đạt tỷ lệ 2,6% trong tài khóa 2010 và 1,9% trong tài khóa 2011.
Về vấn đề giá cả, BOJ cho biết chỉ số giá cả tiêu dùng cơ bản của Nhật Bản có thể giảm 0,4% trong năm tài chính 2010 và tăng 0,1% trong năm 2011.
Báo cáo của BOJ nhận định "kinh tế Nhật Bản phục hồi khiêm tốn, tốc độ tăng trưởng chậm lại do tăng trưởng xuất khẩu giảm.
Tốc độ phục hồi tăng trưởng kinh tế chậm lại do các yếu tố như các nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng chậm lại, các nước ngừng chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế và đồng Yên gần đây tăng giá mạnh.
Liên quan đến chương trình thắt lưng buộc bụng ở châu Âu, Chủ tịch nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng Euro, Jean-Claude Juncker, đã chỉ trích đề xuất của Pháp và Đức về siết chặt các quy định thâm hụt ngân sách của tổ chức này.
Phát biểu trên tờ Die Welt của Đức, ông Juncker cho rằng, đề xuất của Pháp và Đức là "không thể chấp nhận được", do không đảm bảo một hướng đi đúng đắn giúp mang lại sự ổn định cho EU, cũng như cho Hiệp ước Ổn định và tăng trưởng của EU.
Ông Juncker cũng bác bỏ ý tưởng của Pháp và Đức đòi đình chỉ quyền bỏ phiếu của những nước cố tình xem thường các quy định về ngân sách, coi đó là biện pháp không thích đáng. Ông đề nghị không đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự hội nghị thượng đỉnh, với lý do phần đông thành viên EU không ủng hộ đề xuất này.
Theo ông Lu, động thái của FED có thể châm ngòi cho các cuộc chiến tiền tệ và thương mại, cũng như gây khó dễ cho các nước đang phát triển trong việc thiết lập chính sách tiền tệ của riêng mình.
Trong khi đó, sự suy yếu của đồng USD và việc bơm quá nhiều USD vào thị trường cũng sẽ đẩy giá hàng hóa toàn cầu lên cao. Theo đó, gây áp lực lạm phát lên các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, động thái trên của FED còn có thể khiến chi phí sinh hoạt của người Mỹ leo thang, do giá hàng hóa nhập khẩu tăng cao.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) đã khiến cả thế giới bất ngờ khi thông báo nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này lên mức 7,3-8% trong năm 2010, cao hơn đáng kể so với mức dự báo 6,5% đưa ra trước đó. Theo BOT, dự báo lạc quan trên có được là nhờ xuất khẩu tăng mạnh.
Trợ lý Thống đốc BOT, ông Paiboon Kittisrikangwan cho biết: "Xuất khẩu của Thái Lan tiếp tục tăng nhờ kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi". Tuy nhiên, BOT cảnh báo sang năm 2011, nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm hơn, dự báo chỉ đạt từ 3-5%.
BOT đã giữ nguyên mức lãi suất chỉ đạo ở 1,75% hồi tuần trước, sau hai lần tăng liên tiếp, vì sự phục hồi mong manh của kinh tế toàn cầu và đồng baht tăng giá đã làm lu mờ các triển vọng kinh tế.
Kinh tế Thái Lan đã tăng trưởng trở lại sau khi các cuộc biểu tình hồi tháng Tư và Năm vừa qua làm tê liệt trung tâm buôn bán sầm uất nhất là thủ đô Bangkok và làm ảnh hưởng đến ngành du lịch chủ chốt của nước này.
Cũng trong ngày hôm qua, Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng triển vọng đối với mức tín nhiệm Baa1 của Thái Lan từ tiêu cực lên ổn định.
Động lực khiến Moody’s nâng triển vọng đối với trái phiếu Chính phủ nội tệ và ngoại tệ Thái Lan là đà phục hồi kinh tế mạnh mẽ và sự ổn định của nguồn tài chính công bất chấp những bất ổn chính trị không ngừng tiếp diễn tại nước này.
Ngoài ra, Moody's còn nâng một bậc xếp hạng đối với trần trái phiếu ngoại tệ của Thái Lan lên A2 với triển vọng ổn định trong khi triển vọng dành cho trần tiền gửi ngoại tệ được nâng từ tiêu cực lên ổn định.
Dù vậy, Moody’s cũng cho rằng nền kinh tế Thái Lan vẫn còn đối mặt với nhiều rủi ro nhất là việc phụ thuộc quá nhiều vào lĩnh vực xuất khẩu.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản từ 0-0,1% nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế; đồng thời hạ dự báo tăng trưởng kinh tế, xuất phát từ những dấu hiệu cho thấy quá trình phục hồi kinh tế của Nhật Bản vẫn còn trì trệ.
Trong báo cáo định kỳ sáu tháng công bố ngày 28/10, ngân hàng này đưa ra mức tăng trưởng dự báo mới cho năm tài chính 2010 là 2,1%, và 1,8% cho năm tài chính 2011, thấp hơn so với các mức dự báo mà BOJ đưa ra hồi tháng 7.
Trước đó, BOJ tỏ ra lạc quan hơn, đã dự báo tăng trưởng GDP đạt tỷ lệ 2,6% trong tài khóa 2010 và 1,9% trong tài khóa 2011.
Về vấn đề giá cả, BOJ cho biết chỉ số giá cả tiêu dùng cơ bản của Nhật Bản có thể giảm 0,4% trong năm tài chính 2010 và tăng 0,1% trong năm 2011.
Báo cáo của BOJ nhận định "kinh tế Nhật Bản phục hồi khiêm tốn, tốc độ tăng trưởng chậm lại do tăng trưởng xuất khẩu giảm.
Tốc độ phục hồi tăng trưởng kinh tế chậm lại do các yếu tố như các nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng chậm lại, các nước ngừng chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế và đồng Yên gần đây tăng giá mạnh.
Liên quan đến chương trình thắt lưng buộc bụng ở châu Âu, Chủ tịch nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng Euro, Jean-Claude Juncker, đã chỉ trích đề xuất của Pháp và Đức về siết chặt các quy định thâm hụt ngân sách của tổ chức này.
Phát biểu trên tờ Die Welt của Đức, ông Juncker cho rằng, đề xuất của Pháp và Đức là "không thể chấp nhận được", do không đảm bảo một hướng đi đúng đắn giúp mang lại sự ổn định cho EU, cũng như cho Hiệp ước Ổn định và tăng trưởng của EU.
Ông Juncker cũng bác bỏ ý tưởng của Pháp và Đức đòi đình chỉ quyền bỏ phiếu của những nước cố tình xem thường các quy định về ngân sách, coi đó là biện pháp không thích đáng. Ông đề nghị không đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự hội nghị thượng đỉnh, với lý do phần đông thành viên EU không ủng hộ đề xuất này.