Kinh tế 24h qua: Phập phù số phận USD
Theo một chuyên gia, vài tuần tới, USD sẽ hồi phục ấn tượng, nhưng phiên 25/10, USD lại rớt giá thảm hại trước Yên Nhật
Jens Nordvig, Giám đốc ban nghiên cứu tiền tệ thuộc Nomura Holdings, nhận định, trong vài tuần tới, USD sẽ hồi phục ấn tượng từ mức thấp nhất trong 8 tháng so với đồng euro và thấp nhất trong 15 năm so với Yên Nhật.
Tuy nhiên, trước khi điều mà ông Nordvig trở thành sự thật, thì chiều qua (25/10), đồng USD lại xác lập mức thấp kỷ lục mới so với đồng Yên Nhật.
Đồng USD giảm xuống mức thấp mới trong 15 năm so với đồng Yên trong phiên giao dịch tại châu Á, trước dự đoán Mỹ sẽ nới lỏng tiền tệ hơn nữa và nhận định Nhật Bản sẽ không can thiệp vào thị trường ngay lập tức, khi G20 đã cam kết ngăn chặn một cuộc chiến tiền tệ.
Trong phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng USD giao dịch ở mức 80,64 Yên, sau khi giảm xuống 80,58 Yên, thấp nhất kể từ tháng 4/1995, so với 81,34 Yên tại New York vào cuối tuần trước. Trong khi đó, đồng Euro tăng lên 1,4051 USD, so với 1,3949 USD và 113,43 Yên.
Trong phiên giao dịch cùng ngày, đồng USD cũng giảm giá so với các đồng tiền châu Á khác như đồng won của Hàn Quốc, đồng dollar của Đài Loan, đồng dollar của Singapore, đồng peso của Philippines, đồng rupiah của Indonesia và đồng baht Thái Lan.
Giới phân tích nhận định, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục bán ra đồng bạc xanh, sau khi G20 cam kết đẩy lùi cuộc đua của các nước trong việc hạ giá đồng tiền, song không đặt ra một mục tiêu cụ thể nào.
Theo Morgan Stanley, G20 đã có một bước đi đúng trong nỗ lực làm giảm những căng thẳng tỷ giá trên toàn cầu. Tuy nhiên, thông cáo chung của cuộc họp đã đặt trọng tâm vào tham vọng và xem nhẹ những hành động ngay lập tức, do đó, phản ứng của thị trường sẽ không lớn.
Nhà phân tích Dariusz Kowalczyk ở Credit Agricole cho rằng việc thiếu những mục tiêu cụ thể về việc giảm sự mất cân bằng trong thương mại toàn cầu sẽ dẫn tới những cách hiểu khác nhau, từ đó làm giảm tác động thực sự tới thị trường.
Chiến lược gia Koji Fukaya ở Credit Suisse cho rằng Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cuối tuần qua nói Mỹ muốn một đồng USD mạnh, song điều này đã không được thể hiện bằng hành động cụ thể.
Hai năm sau cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của toàn cầu kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930, chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của Mỹ đã ảnh hưởng xấu tới đồng USD, trong khi khiến đồng tiền của một số nền kinh tế G20 tăng quá mạnh.
Từ ngày 21/9/2010 khi FED tuyên bố chuẩn bị tăng cường mua nợ chính phủ để hỗ trợ cho đà phục hồi kinh tế, đồng USD liên tục đi xuống so với các loại tiền tệ lớn. Quý 3, so với giỏ tiền tệ bao gồm đồng Euro, Yên và bảng Anh, đồng USD hạ mạnh nhất trong 7 năm.
Theo nhận định của tờ New York Times, đồng USD suy yếu sẽ đẩy nguy cơ xung đột tiền tệ tăng lên. Khi nền kinh tế nội địa đi xuống, các quốc gia sẽ buộc phải hành động vì chính quyền lợi của họ.
Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil và Indonesia là một trong những nước đã đơn phương can thiệp vào thị trường trong những tuần gần đây, nhằm kiềm chế đà tăng giá đáng báo động của đồng tiền đang khiến các nhà xuất khẩu gặp khó khăn.
Tuần trước, đồng USD tăng giá trong thời gian ngắn ngủi, khi nhà đầu tư toàn cầu tìm đến đồng USD sau khi Trung Quốc khiến thị trường bất ngờ với việc nâng lãi suất cơ bản 0,25%.
Việc Trung Quốc bất ngờ tăng lãi suất cơ bản 0,25% ngay lập tức ảnh hưởng tới các thị trường hàng hoá, cổ phiếu và tiền tệ trên thế giới. USD tăng 1,7%, trong khi giá vàng giảm 2,8% và dầu thô 4,3% ngay trong ngày 19/10.
Trong khi đó, bất chấp đồng Yên leo thang mạnh, lĩnh vực xuất khẩu Nhật vẫn gia tăng tháng thứ 10 liên tiếp. Cụ thể, xuất khẩu tháng 9 tăng 14,4% lên 5.840 tỷ Yên. Nhập khẩu tăng 9,9% lên 5.050 tỷ Yên. Thặng dư thương mại trong giai đoạn từ tháng 4-tháng 9 tăng 83% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, trước khi điều mà ông Nordvig trở thành sự thật, thì chiều qua (25/10), đồng USD lại xác lập mức thấp kỷ lục mới so với đồng Yên Nhật.
Đồng USD giảm xuống mức thấp mới trong 15 năm so với đồng Yên trong phiên giao dịch tại châu Á, trước dự đoán Mỹ sẽ nới lỏng tiền tệ hơn nữa và nhận định Nhật Bản sẽ không can thiệp vào thị trường ngay lập tức, khi G20 đã cam kết ngăn chặn một cuộc chiến tiền tệ.
Trong phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo, đồng USD giao dịch ở mức 80,64 Yên, sau khi giảm xuống 80,58 Yên, thấp nhất kể từ tháng 4/1995, so với 81,34 Yên tại New York vào cuối tuần trước. Trong khi đó, đồng Euro tăng lên 1,4051 USD, so với 1,3949 USD và 113,43 Yên.
Trong phiên giao dịch cùng ngày, đồng USD cũng giảm giá so với các đồng tiền châu Á khác như đồng won của Hàn Quốc, đồng dollar của Đài Loan, đồng dollar của Singapore, đồng peso của Philippines, đồng rupiah của Indonesia và đồng baht Thái Lan.
Giới phân tích nhận định, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục bán ra đồng bạc xanh, sau khi G20 cam kết đẩy lùi cuộc đua của các nước trong việc hạ giá đồng tiền, song không đặt ra một mục tiêu cụ thể nào.
Theo Morgan Stanley, G20 đã có một bước đi đúng trong nỗ lực làm giảm những căng thẳng tỷ giá trên toàn cầu. Tuy nhiên, thông cáo chung của cuộc họp đã đặt trọng tâm vào tham vọng và xem nhẹ những hành động ngay lập tức, do đó, phản ứng của thị trường sẽ không lớn.
Nhà phân tích Dariusz Kowalczyk ở Credit Agricole cho rằng việc thiếu những mục tiêu cụ thể về việc giảm sự mất cân bằng trong thương mại toàn cầu sẽ dẫn tới những cách hiểu khác nhau, từ đó làm giảm tác động thực sự tới thị trường.
Chiến lược gia Koji Fukaya ở Credit Suisse cho rằng Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cuối tuần qua nói Mỹ muốn một đồng USD mạnh, song điều này đã không được thể hiện bằng hành động cụ thể.
Hai năm sau cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của toàn cầu kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930, chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của Mỹ đã ảnh hưởng xấu tới đồng USD, trong khi khiến đồng tiền của một số nền kinh tế G20 tăng quá mạnh.
Từ ngày 21/9/2010 khi FED tuyên bố chuẩn bị tăng cường mua nợ chính phủ để hỗ trợ cho đà phục hồi kinh tế, đồng USD liên tục đi xuống so với các loại tiền tệ lớn. Quý 3, so với giỏ tiền tệ bao gồm đồng Euro, Yên và bảng Anh, đồng USD hạ mạnh nhất trong 7 năm.
Theo nhận định của tờ New York Times, đồng USD suy yếu sẽ đẩy nguy cơ xung đột tiền tệ tăng lên. Khi nền kinh tế nội địa đi xuống, các quốc gia sẽ buộc phải hành động vì chính quyền lợi của họ.
Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil và Indonesia là một trong những nước đã đơn phương can thiệp vào thị trường trong những tuần gần đây, nhằm kiềm chế đà tăng giá đáng báo động của đồng tiền đang khiến các nhà xuất khẩu gặp khó khăn.
Tuần trước, đồng USD tăng giá trong thời gian ngắn ngủi, khi nhà đầu tư toàn cầu tìm đến đồng USD sau khi Trung Quốc khiến thị trường bất ngờ với việc nâng lãi suất cơ bản 0,25%.
Việc Trung Quốc bất ngờ tăng lãi suất cơ bản 0,25% ngay lập tức ảnh hưởng tới các thị trường hàng hoá, cổ phiếu và tiền tệ trên thế giới. USD tăng 1,7%, trong khi giá vàng giảm 2,8% và dầu thô 4,3% ngay trong ngày 19/10.
Trong khi đó, bất chấp đồng Yên leo thang mạnh, lĩnh vực xuất khẩu Nhật vẫn gia tăng tháng thứ 10 liên tiếp. Cụ thể, xuất khẩu tháng 9 tăng 14,4% lên 5.840 tỷ Yên. Nhập khẩu tăng 9,9% lên 5.050 tỷ Yên. Thặng dư thương mại trong giai đoạn từ tháng 4-tháng 9 tăng 83% so với cùng kỳ năm ngoái.