Kinh tế 24h qua: Vàng vẫn “hút” hàng dù giá cao
Kim ngạch nhập khẩu vàng của Ấn Độ trong năm 2011 có thể đạt tới hoặc thậm chí vượt qua ngưỡng 800 tấn
Kim ngạch nhập khẩu vàng của Ấn Độ trong năm 2011 có thể đạt tới hoặc thậm chí vượt qua ngưỡng 800 tấn, mức cao kỷ lục ở quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới này, theo ước tính ban đầu của Hiệp hội Vàng Bombay (BBA).
BBA nhận định, cho dù giá vàng ở mức cao, nhưng nhu cầu nhập khẩu vàng của Ấn Độ vẫn tăng theo từng tháng. Doanh số bán trang sức bằng vàng tăng mạnh, cùng với nhu cầu tiêu dùng và đầu tư vào mặt hàng này, là những yếu tố làm lượng nhập khẩu vàng tăng vọt.
Theo dự đoán không chính thức của BBA, kim ngạch nhập khẩu vàng của Ấn Độ có thể chạm hoặc thậm chí vượt ngưỡng 800 tấn trong năm 2011, nếu xu thế hiện tại tiếp tục kéo dài. "Hai tháng đầu năm nay, lượng vàng nhập khẩu tăng mạnh. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong tháng 3", một quan chức của BBA cho hay.
Báo cáo gần đây của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho thấy, doanh số vàng trang sức tăng mạnh tại Ấn Độ là nguyên nhân chính khiến nâng lượng nhập khẩu kim loại này trong năm 2010. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2010, lượng nhập khẩu vàng của Ấn Độ đã lên tới 624 tấn, vượt qua mức nhập của cả năm 2009 là 559 tấn.
Trong 8 năm, kể từ năm 2000, nhập khẩu vàng mỗi năm của Ấn Độ dao động từ 400 - 800 tấn. Hai năm trở lại đây, do suy thoái kinh tế toàn cầu và tác động từ trong nước, người dân Ấn Độ hạn chế đầu tư vào vàng và hiện họ không muốn bỏ lỡ cơ hội.
Cũng liên quan tới Ấn Độ, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan hôm qua đã nhận định rằng, quốc gia Nam Á này sẽ là động lực tăng trưởng của khu vực, bởi nền kinh tế Ấn Độ đang phát triển rất nhanh và nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài khá lớn.
Phát biểu tại New Delhi, Tổng thư ký Surin cho biết, tổng số vốn Ấn Độ đã đầu tư vào thị trường ASEAN đạt 21,8 tỷ USD trong thời gian từ năm 2004 - 2010, chiếm khoảng 25% tổng số vốn đầu tư của nước này ra bên ngoài.
Các bộ trưởng và quan chức thương mại của Ấn Độ và ASEAN cam kết sẽ đạt mục tiêu nâng kim ngạch buôn bán lên 70 tỷ USD vào năm 2012, tăng mạnh so với khoảng 50 tỷ USD năm 2010. Theo Tổng thư ký Surin, với dân số đông và kiến thức chuyên môn tốt về công nghệ thông tin, kinh tế Ấn Độ sẽ tiến triển rất nhanh.
Giá đất hiếm xuất khẩu tháng 2 của Trung Quốc lần đầu tiên tăng vọt lên trên 100.000 USD/tấn, tăng gấp 9 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, khối lượng xuất khẩu thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân từ trước đến nay.
Theo hãng tin Reuters, việc thắt chặt nguồn cung đất hiếm của Trung Quốc đã khiến giá kim loại này tăng mạnh kể từ tháng 7/2010 (thời điểm đó, giá đất hiếm trung bình vào khoảng 14.405 USD/tấn). Mức tăng trung bình hàng tháng của giá đất hiếm là 10.000 USD/tấn, nhưng riêng trong tháng 2, giá kim loại này tăng thêm tới 34.000 USD/tấn.
Cuối tháng 2, mỗi tấn đất hiếm xuất khẩu có giá 109.036 USD, bao gồm chi phí bảo hiểm và vận chuyển, cao gấp đôi với mức giá trong tháng 1. Sự bùng nổ trong giá trị xuất khẩu diễn ra cùng lúc với sự sụt giảm mạnh trong khối lượng mà Trung Quốc xuất ra bên ngoài.
Trung Quốc đã xuất khẩu tổng cộng 750 tấn đất hiếm trong tháng 2, cao hơn so với mức 647 tấn trong tháng 1 nhưng đây là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2009. Trước đó, nước này đã cắt giảm hạn ngạch đối với 17 loại đất hiếm và nâng thuế quan xuất khẩu.
Tờ Dow Jones Newswires sáng qua trích lời một quan chức Chính phủ Nhật cho hay, hoạt động can thiệp thị trường tiền tệ của G7 vẫn chưa kết thúc. Theo lời quan chức này, G7 vẫn chưa đưa ra quyết định nào về việc hạn chế các nỗ lực ngăn chặn đà tăng của đồng Yên Nhật.
Trong khi đó, hãng tin Kyodo trích lời Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda cho rằng, G7 sẽ tiếp tục có các hành động thích hợp khi cần thiết.
Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cung cấp thêm cho các thị trường tiền tệ 2.000 tỷ Yên (tương đương 24,7 tỷ USD). Động thái này đã nâng tổng số tiền mà BOJ bơm vào các thị trường kể từ khi xảy ra động đất lên 39.000 tỷ Yên (tương đương 480 tỷ USD).
Những tin tức này đã góp phần nâng thị trường chứng khoán Nhật Bản tăng mạnh trong phiên giao dịch 22/3. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng vọt 401,57 điểm (+4,36%) lên 9.608,32 điểm. Chỉ số Nikkei 225 tương lai giao dịch tại Osaka và Chicago cũng ghi nhận mức tăng tương tự. Chỉ số Topix tăng 4,5% lên 868,1 điểm.
Theo báo cáo dự báo tình hình kinh tế tháng 3 của Bộ phận phân tích và tư vấn kinh tế (EIU) thuộc tạp chí The Economist, cho đến năm 2015, châu Á sẽ vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới mặc dù kinh tế của khu vực này (trừ Nhật Bản) chỉ tăng trưởng 6,8% trong năm nay, giảm so với mức 8,2% trong năm 2010.
EIU cho biết, có hai yếu tố giúp châu Á trở thành khu vực tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, đó là nợ (cả công và tư) ở mức thấp, ít ảnh hưởng tới ngành ngân hàng và sự nổi lên của Trung Quốc kéo theo sự tăng trưởng kinh tế của cả khu vực. Tuy vậy, EIU nhận định châu Á vẫn có nguy cơ đối mặt với nhiều rủi ro, như giá lương thực và năng lượng tăng cao...
Trong khi đó, theo báo cáo cập nhật hiện trạng kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương công bố hôm 21/3, Ngân hàng Thế giới (WB) đã kêu gọi các nền kinh tế Đông Á tiếp tục siết chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát.
Báo cáo nhấn mạnh, lạm phát vẫn là thách thức lớn nhất hiện nay của các nền kinh tế khu vực. Giảm lạm phát hiện là lựa chọn chính sách đặc biệt khó khăn đối với các nền kinh tế thu nhập trung bình ở Đông Á, trong bối cảnh giá hàng hóa và lương thực tăng cao và dòng vốn nước ngoài ồ ạt đổ vào các nước này.
Trong môi trường kinh tế toàn cầu đầy biến động, Đông Á có thể tiếp tục tăng trưởng kinh tế nhanh nếu thực hiện thành công các quyết định kinh tế táo bạo để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết các thách thức trung hạn, như đẩy nhanh hội nhập kinh tế khu vực, giảm bất công kinh tế xã hội, giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong sản xuất và tiêu thụ.
Báo cáo của WB cho rằng tăng trưởng kinh tế của Đông Á và Thái Bình Dương vẫn mạnh đáng ngạc nhiên nhờ hiệu quả của các biện pháp thúc đẩy tài chính và tiền tệ cũng như nhu cầu tăng cao ở nước ngoài. Năm 2010, tăng trưởng khu vực đạt 9,6% và trong năm 2011 và năm 2012 dự kiến đạt 8,2% và 7,9%.
Đánh giá riêng về Trung Quốc, ông Symon Brewis-Weston, Giám đốc điều hành công ty dịch vụ tài chính tại Ngân hàng Commonwealth, một trong những ngân hàng lớn nhất Australia cho biết, kinh tế Trung Quốc sẽ suy giảm trong nửa cuối năm 2011, do Chính phủ nước này đang thực hiện các biện pháp thắt chặt để kiềm chế lạm phát.
Theo ông Brewis-Weston, một vấn đề đáng quan tâm đối với Trung Quốc là giá thực phẩm tăng cao, có nguy cơ gây ra những bất ổn xã hội. Thêm vào đó, chi phí lao động gia tăng ở Trung Quốc có thể buộc một số công ty phải xem xét việc chuyển địa điểm hoạt động hoặc tìm nguồn cung ứng mới.
BBA nhận định, cho dù giá vàng ở mức cao, nhưng nhu cầu nhập khẩu vàng của Ấn Độ vẫn tăng theo từng tháng. Doanh số bán trang sức bằng vàng tăng mạnh, cùng với nhu cầu tiêu dùng và đầu tư vào mặt hàng này, là những yếu tố làm lượng nhập khẩu vàng tăng vọt.
Theo dự đoán không chính thức của BBA, kim ngạch nhập khẩu vàng của Ấn Độ có thể chạm hoặc thậm chí vượt ngưỡng 800 tấn trong năm 2011, nếu xu thế hiện tại tiếp tục kéo dài. "Hai tháng đầu năm nay, lượng vàng nhập khẩu tăng mạnh. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong tháng 3", một quan chức của BBA cho hay.
Báo cáo gần đây của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho thấy, doanh số vàng trang sức tăng mạnh tại Ấn Độ là nguyên nhân chính khiến nâng lượng nhập khẩu kim loại này trong năm 2010. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2010, lượng nhập khẩu vàng của Ấn Độ đã lên tới 624 tấn, vượt qua mức nhập của cả năm 2009 là 559 tấn.
Trong 8 năm, kể từ năm 2000, nhập khẩu vàng mỗi năm của Ấn Độ dao động từ 400 - 800 tấn. Hai năm trở lại đây, do suy thoái kinh tế toàn cầu và tác động từ trong nước, người dân Ấn Độ hạn chế đầu tư vào vàng và hiện họ không muốn bỏ lỡ cơ hội.
Cũng liên quan tới Ấn Độ, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan hôm qua đã nhận định rằng, quốc gia Nam Á này sẽ là động lực tăng trưởng của khu vực, bởi nền kinh tế Ấn Độ đang phát triển rất nhanh và nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài khá lớn.
Phát biểu tại New Delhi, Tổng thư ký Surin cho biết, tổng số vốn Ấn Độ đã đầu tư vào thị trường ASEAN đạt 21,8 tỷ USD trong thời gian từ năm 2004 - 2010, chiếm khoảng 25% tổng số vốn đầu tư của nước này ra bên ngoài.
Các bộ trưởng và quan chức thương mại của Ấn Độ và ASEAN cam kết sẽ đạt mục tiêu nâng kim ngạch buôn bán lên 70 tỷ USD vào năm 2012, tăng mạnh so với khoảng 50 tỷ USD năm 2010. Theo Tổng thư ký Surin, với dân số đông và kiến thức chuyên môn tốt về công nghệ thông tin, kinh tế Ấn Độ sẽ tiến triển rất nhanh.
Giá đất hiếm xuất khẩu tháng 2 của Trung Quốc lần đầu tiên tăng vọt lên trên 100.000 USD/tấn, tăng gấp 9 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, khối lượng xuất khẩu thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân từ trước đến nay.
Theo hãng tin Reuters, việc thắt chặt nguồn cung đất hiếm của Trung Quốc đã khiến giá kim loại này tăng mạnh kể từ tháng 7/2010 (thời điểm đó, giá đất hiếm trung bình vào khoảng 14.405 USD/tấn). Mức tăng trung bình hàng tháng của giá đất hiếm là 10.000 USD/tấn, nhưng riêng trong tháng 2, giá kim loại này tăng thêm tới 34.000 USD/tấn.
Cuối tháng 2, mỗi tấn đất hiếm xuất khẩu có giá 109.036 USD, bao gồm chi phí bảo hiểm và vận chuyển, cao gấp đôi với mức giá trong tháng 1. Sự bùng nổ trong giá trị xuất khẩu diễn ra cùng lúc với sự sụt giảm mạnh trong khối lượng mà Trung Quốc xuất ra bên ngoài.
Trung Quốc đã xuất khẩu tổng cộng 750 tấn đất hiếm trong tháng 2, cao hơn so với mức 647 tấn trong tháng 1 nhưng đây là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2009. Trước đó, nước này đã cắt giảm hạn ngạch đối với 17 loại đất hiếm và nâng thuế quan xuất khẩu.
Tờ Dow Jones Newswires sáng qua trích lời một quan chức Chính phủ Nhật cho hay, hoạt động can thiệp thị trường tiền tệ của G7 vẫn chưa kết thúc. Theo lời quan chức này, G7 vẫn chưa đưa ra quyết định nào về việc hạn chế các nỗ lực ngăn chặn đà tăng của đồng Yên Nhật.
Trong khi đó, hãng tin Kyodo trích lời Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda cho rằng, G7 sẽ tiếp tục có các hành động thích hợp khi cần thiết.
Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cung cấp thêm cho các thị trường tiền tệ 2.000 tỷ Yên (tương đương 24,7 tỷ USD). Động thái này đã nâng tổng số tiền mà BOJ bơm vào các thị trường kể từ khi xảy ra động đất lên 39.000 tỷ Yên (tương đương 480 tỷ USD).
Những tin tức này đã góp phần nâng thị trường chứng khoán Nhật Bản tăng mạnh trong phiên giao dịch 22/3. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng vọt 401,57 điểm (+4,36%) lên 9.608,32 điểm. Chỉ số Nikkei 225 tương lai giao dịch tại Osaka và Chicago cũng ghi nhận mức tăng tương tự. Chỉ số Topix tăng 4,5% lên 868,1 điểm.
Theo báo cáo dự báo tình hình kinh tế tháng 3 của Bộ phận phân tích và tư vấn kinh tế (EIU) thuộc tạp chí The Economist, cho đến năm 2015, châu Á sẽ vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới mặc dù kinh tế của khu vực này (trừ Nhật Bản) chỉ tăng trưởng 6,8% trong năm nay, giảm so với mức 8,2% trong năm 2010.
EIU cho biết, có hai yếu tố giúp châu Á trở thành khu vực tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, đó là nợ (cả công và tư) ở mức thấp, ít ảnh hưởng tới ngành ngân hàng và sự nổi lên của Trung Quốc kéo theo sự tăng trưởng kinh tế của cả khu vực. Tuy vậy, EIU nhận định châu Á vẫn có nguy cơ đối mặt với nhiều rủi ro, như giá lương thực và năng lượng tăng cao...
Trong khi đó, theo báo cáo cập nhật hiện trạng kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương công bố hôm 21/3, Ngân hàng Thế giới (WB) đã kêu gọi các nền kinh tế Đông Á tiếp tục siết chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát.
Báo cáo nhấn mạnh, lạm phát vẫn là thách thức lớn nhất hiện nay của các nền kinh tế khu vực. Giảm lạm phát hiện là lựa chọn chính sách đặc biệt khó khăn đối với các nền kinh tế thu nhập trung bình ở Đông Á, trong bối cảnh giá hàng hóa và lương thực tăng cao và dòng vốn nước ngoài ồ ạt đổ vào các nước này.
Trong môi trường kinh tế toàn cầu đầy biến động, Đông Á có thể tiếp tục tăng trưởng kinh tế nhanh nếu thực hiện thành công các quyết định kinh tế táo bạo để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết các thách thức trung hạn, như đẩy nhanh hội nhập kinh tế khu vực, giảm bất công kinh tế xã hội, giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong sản xuất và tiêu thụ.
Báo cáo của WB cho rằng tăng trưởng kinh tế của Đông Á và Thái Bình Dương vẫn mạnh đáng ngạc nhiên nhờ hiệu quả của các biện pháp thúc đẩy tài chính và tiền tệ cũng như nhu cầu tăng cao ở nước ngoài. Năm 2010, tăng trưởng khu vực đạt 9,6% và trong năm 2011 và năm 2012 dự kiến đạt 8,2% và 7,9%.
Đánh giá riêng về Trung Quốc, ông Symon Brewis-Weston, Giám đốc điều hành công ty dịch vụ tài chính tại Ngân hàng Commonwealth, một trong những ngân hàng lớn nhất Australia cho biết, kinh tế Trung Quốc sẽ suy giảm trong nửa cuối năm 2011, do Chính phủ nước này đang thực hiện các biện pháp thắt chặt để kiềm chế lạm phát.
Theo ông Brewis-Weston, một vấn đề đáng quan tâm đối với Trung Quốc là giá thực phẩm tăng cao, có nguy cơ gây ra những bất ổn xã hội. Thêm vào đó, chi phí lao động gia tăng ở Trung Quốc có thể buộc một số công ty phải xem xét việc chuyển địa điểm hoạt động hoặc tìm nguồn cung ứng mới.