“Kinh tế Mỹ đang tăng trưởng trên 2%”
Một báo cáo cho rằng, kinh tế Mỹ sẽ thoát khỏi suy thoái khi đạt mức tăng trưởng GDP hơn 2% trong quý 3 và quý 4 năm nay
Kinh tế Mỹ sẽ thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng GDP 2% trong quý 3 và quý 4 năm nay nhờ hoạt động sản xuất gia tăng của các doanh nghiệp. Dự báo này được đưa ra trong báo cáo UCLA Anderson Forecast do Trường Quản lý thuộc Đại học California, Mỹ, thực hiện.
Theo báo cáo này, tăng trưởng GDP trong năm 2010 của Mỹ sẽ diễn ra chậm chạp do tốc độ sản xuất của các doanh nghiệp chững lại so với thời điểm làm đầy kho hàng hiện nay.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng nhận định tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ ở mức bình quân 10% trong năm tới. Báo cáo UCLA Anderson Forecast được đưa ra chỉ một ngày sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự báo suy thoái kinh tế Mỹ có thể đã kết thúc, nhưng quá trình phục hồi và tạo việc làm sẽ diễn ra chậm chạp.
GDP của Mỹ suy giảm 1% trong quý 2 vừa qua, sau khi sụt giảm với tốc độ 6,4% trong quý 1.
“Mặc dù giai đoạn suy thoái tồi tệ nhất trong 7 thập kỷ có thể đã chấm dứt trong quý này, những ảnh hưởng tiêu cực của nó sẽ còn kéo dài sang thập kỷ tới”, báo cáo UCLA Anderson Forecast nhận định.
Theo báo cáo này, ở nhiều thời điểm trong năm 2010 và thậm chí trong vài năm tới, cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp ở nước này sẽ tập trung vào việc điều chỉnh tình hình tài chính của mình. Cùng với đó, hoạt động tín dụng vẫn sẽ bị hạn chế. “Không chỉ các định chế tài chính ngại cho vay, mà người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng ngại vay”, báo cáo viết.
Vì những lý do này, UCLA Anderson Forecast cho rằng, hoạt động chi tiêu, đầu tư và vay mượn trong nền kinh tế Mỹ trong thời gian tới sẽ gặp nhiều rào cản, theo đó hạn chế tốc độ tăng trưởng.
Các nhà nghiên cứu thực hiện bản báo cáo này dự báo, kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,1% trong quý 3 này, tăng 2,3% trong quý 4 tới, và tăng bình quân 2% trong năm 2010. “Tới cuối năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ có thể sẽ được cải thiện đáng kể, lên mức 3%”, báo cáo viết.
UCLA Anderson Forecast nhận định, trong vài năm sau đó, chi tiêu dùng tại Mỹ có thể bị hạn chế hơn nữa do Chính phủ nước này có khả năng phải tăng thuế đối với tầng lớp trung lưu sau năm 2013 nhằm có thêm ngân sách chi trả cho những khoản cứu trợ kinh tế thoát khỏi lần suy thoái này, và cũng để giảm thâm hụt ngân sách liên bang.
“Vấn đề cơ cấu mà kinh tế Mỹ đang phải đối mặt là việc người tiêu dùng nghèo đi cần phải cân bằng lại thu chi”, ông David Shulman, một nhà kinh tế cao cấp của UCLA Anderson Forecast, nhận xét.
(Theo Reuters)
Theo báo cáo này, tăng trưởng GDP trong năm 2010 của Mỹ sẽ diễn ra chậm chạp do tốc độ sản xuất của các doanh nghiệp chững lại so với thời điểm làm đầy kho hàng hiện nay.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng nhận định tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ ở mức bình quân 10% trong năm tới. Báo cáo UCLA Anderson Forecast được đưa ra chỉ một ngày sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự báo suy thoái kinh tế Mỹ có thể đã kết thúc, nhưng quá trình phục hồi và tạo việc làm sẽ diễn ra chậm chạp.
GDP của Mỹ suy giảm 1% trong quý 2 vừa qua, sau khi sụt giảm với tốc độ 6,4% trong quý 1.
“Mặc dù giai đoạn suy thoái tồi tệ nhất trong 7 thập kỷ có thể đã chấm dứt trong quý này, những ảnh hưởng tiêu cực của nó sẽ còn kéo dài sang thập kỷ tới”, báo cáo UCLA Anderson Forecast nhận định.
Theo báo cáo này, ở nhiều thời điểm trong năm 2010 và thậm chí trong vài năm tới, cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp ở nước này sẽ tập trung vào việc điều chỉnh tình hình tài chính của mình. Cùng với đó, hoạt động tín dụng vẫn sẽ bị hạn chế. “Không chỉ các định chế tài chính ngại cho vay, mà người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng ngại vay”, báo cáo viết.
Vì những lý do này, UCLA Anderson Forecast cho rằng, hoạt động chi tiêu, đầu tư và vay mượn trong nền kinh tế Mỹ trong thời gian tới sẽ gặp nhiều rào cản, theo đó hạn chế tốc độ tăng trưởng.
Các nhà nghiên cứu thực hiện bản báo cáo này dự báo, kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,1% trong quý 3 này, tăng 2,3% trong quý 4 tới, và tăng bình quân 2% trong năm 2010. “Tới cuối năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ có thể sẽ được cải thiện đáng kể, lên mức 3%”, báo cáo viết.
UCLA Anderson Forecast nhận định, trong vài năm sau đó, chi tiêu dùng tại Mỹ có thể bị hạn chế hơn nữa do Chính phủ nước này có khả năng phải tăng thuế đối với tầng lớp trung lưu sau năm 2013 nhằm có thêm ngân sách chi trả cho những khoản cứu trợ kinh tế thoát khỏi lần suy thoái này, và cũng để giảm thâm hụt ngân sách liên bang.
“Vấn đề cơ cấu mà kinh tế Mỹ đang phải đối mặt là việc người tiêu dùng nghèo đi cần phải cân bằng lại thu chi”, ông David Shulman, một nhà kinh tế cao cấp của UCLA Anderson Forecast, nhận xét.
(Theo Reuters)