Kinh tế thế giới sẽ phục hồi hình chữ U, V hay W?
Các kịch bản có thể xảy ra đối với sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sau lần suy thoái này
Những số liệu thống kê thời gian gần đây cho thấy, giai đoạn suy thoái tồi tệ nhất của kinh tế toàn cầu từ thập niên 1930 tới nay có thể đã kết thúc.
Với sự đi đầu của Trung Quốc, các nền kinh tế đang nổi lên ở khu vực châu Á đang có sự phục hồi nhanh hơn cả. Quý 2 vừa qua, nhiều nền kinh tế tại khu vực này đã tăng trưởng với tốc độ trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một số nền kinh tế lớn khác của thế giới cũng đã trở về với tốc độ tăng trưởng dương, dù con số khiêm tốn hơn so với những gì châu Á đạt được. GDP của Nhật quý 2 tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Kinh tế Đức và Pháp cùng tăng 1% so với cùng kỳ năm trước.
Tại Mỹ, thị trường nhà đất đã phát đi tín hiệu bình ổn, tốc độ sa thải nhân công cũng chậm lại. Phần đông các nhà dự báo cho rằng, GDP quý 3 của Mỹ sẽ tăng trưởng dương.
Như vậy, quy mô GDP của phần lớn các nền kinh tế trên thế giới hiện vẫn đang giảm so với thời điểm cách đây 1 năm, nhưng nếu so quý trước với quý sau, các nền kinh tế đang đi vào một bước ngoặt phục hồi.
Bước đầu tiên tiến tới phục hồi là sản lượng của các nền kinh tế ngừng suy giảm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra lúc này là sự phục hồi sẽ diễn tiến theo chiều hướng như thế nào? Cuộc tranh luận giữa các nhà kinh tế học đang tập trung vào ba kịch bản: kinh tế thế giới phục hồi theo hình chữ V, hình chữ U, hoặc hình chữ W.
Trong đó, sự phục hồi theo hình chữ V là sự phục hồi mạnh - nhu cầu “bật dậy” và tăng liên tục. Sự phục hồi theo hình chữ U diễn ra từ tốn hơn. Còn nếu xảy ra sự phục hồi theo hình chữ W, tăng trưởng sẽ trở lại trong vài quý, rồi sau đó lại tạm thời thoái lui trong một vài quý sau đó.
Lạc quan và thận trọng
Các chuyên gia lạc quan lập luận rằng, quy mô to lớn của sự sụt giảm trong nền kinh tế thế giới thời gian qua đồng nghĩa với sự phục hồi mạnh mẽ. Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng, những lần kinh tế Mỹ suy thoái mạnh nhất sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 đều được tiếp nối bởi những thời kỳ phục hồi mạnh.
Chẳng hạn, sau hai năm suy thoái 1981-1982, sản lượng của kinh tế Mỹ đã tăng vọt với tốc độ bình quân gần 6% mỗi năm. Trong khi đó, trong lần suy thoái hiện nay, kinh tế Mỹ đã sụt giảm với tốc độ mạnh hơn và kéo dài hơn so với ở đầu thập niên 1980.
Trong khi đó, những người có quan điểm thận trọng lại nghĩ rằng, nguồn gốc dẫn tới lần suy thoái này là cơ sở cho sự phục hồi yếu ớt, hoặc thậm chí là phục hồi để rồi lại rơi vào suy thoái tiếp (double-dip).
Không giống như những lần suy thoái trước chiến tranh, lần suy thoái này là kết quả của khủng hoảng tài chính, thay vì những mức lãi suất cao. Những con nợ sau khủng hoảng cần phải cải thiện tình hình tài chính của họ và các hệ thống tài chính cũng cần có thời gian để phục hồi, do đó, tăng trưởng có thể diễn ra yếu ớt trong vài năm.
Cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Nhật vào thập niên 1990 đã khiến kinh tế nước này rơi vào trạng thái đình trệ trong suốt một thập kỷ. Sau đó, việc tăng thuế vội vã vào năm 1997 đã một lần nữa đẩy kinh tế Nhật vào suy thoái.
Những người có quan điểm trung tính hơn thì cho rằng, cả hai luồng dự báo trên đều thiếu chính xác, vì suy thoái kinh tế toàn cầu lần này là sự kết hợp của nhiều dạng suy thoái, và được đáp trả bằng những chính sách chưa từng có tiền lệ.
Ở những nền kinh tế trước đó xảy ra tình trạng bong bóng, lần suy thoái này là suy thoái kết toán (balance-sheet recession, một hiện tượng hiếm gặp, trong đó đa số các công ty trong một nền kinh tế phải dành hầu hết tài nguyên của mình để thanh toán nợ nần ngay cả khi lãi suất gần bằng 0).
Trước đây, người tiêu dùng ở những nước này thi nhau vay nợ để mua sắm, nhưng tới nay, cơn sốt này đã chấm dứt. Nghiêm trọng hơn, quy mô của sự trượt dốc nhu cầu này càng thêm phần nghiêm trọng bởi tình trạng ì ạch của cỗ máy tài chính toàn cầu, sự suy sụp niềm tin và những nỗ lực cắt giảm hàng tồn kho của các doanh nghiệp.
Chữ V trong ngắn hạn
Để vượt những rào cản này, chính phủ các nước đã tung ra những gói kích thích kinh tế lớn chưa từng có. Do vậy, hình dáng của sự phục hồi sẽ phụ thuộc vào kết quả “trận chiến” giữa những rào cản với các gói kích cầu.
Trong ngắn hạn, kinh tế thế giới có thể phục hồi theo hình chữ V nhờ được trợ lực bởi các gói kích cầu và các doanh nghiệp bắt đầu tăng sản xuất trở lại sau một thời kỳ cắt giảm hoạt động để giảm hàng tồn kho.
Tại các nền kinh tế đang nổi lên của châu Á, sự tan băng của lĩnh vực tài chính thương mại, thị trường chứng khoán khởi sắc và những gói kích thích kinh tế lớn đang là nguồn lực cho sự phục hồi.
Tại Pháp và Đức, sự hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt là chính sách trợ cấp cho các doanh nghiệp không sa thải nhân công, cũng như trợ cấp cho người mua xe, đã tạo ra một tấm đệm giảm xóc cho nhu cầu. Với sự gia tăng của số đơn đặt hàng xuất khẩu và sự phục hồi niềm tin, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế này trong những tháng tới hứa hẹn nhiều thông tin tích cực.
Tại Mỹ, chính sách kích cầu cũng đang phát huy hiệu quả. Chương trình thưởng dập xe cũ (cash for clunkers) đã giúp chống đỡ sự sa sút sản lượng của các hãng xe, và các nhà sản xuất ôtô sớm muộn gì cũng sẽ ngừng cắt giảm hàng tồn kho.
Tuy nhiên, sự phục hồi dựa trên sự điều chỉnh của hàng tồn kho sẽ chỉ là sự phục hồi tạm thời, và sự phục hồi nhờ hoạt động kích cầu của Chính phủ sẽ không kéo dài. Bởi thế, sự thận trọng vẫn là điều cần thiết.
Chữ U cho dài hạn
Thị trường nhà đất Mỹ có thể trượt dốc trở lại một khi số vụ tịch biên nhà tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp cao gây tác động tiêu cực, và chính sách tín dụng thuế tạm thời đang áp dụng cho người mua nhà chấm dứt. Thậm chí cả khi thị trường nhà đất bình ổn, chi tiêu dùng vẫn sẽ yếu ớt do các hộ gia đình phải dồn tiền trả nợ.
Bởi vậy, tại Mỹ và những nền kinh tế “hậu bong bóng” khác, sự phục hồi theo hình chữ V dường như là điều không tưởng.
Ở những nơi khác, sự phục hồi chữ V chỉ đạt được nếu nhu cầu nội địa của khu vực tư nhân tăng trưởng mạnh sau khi những gói kích cầu của chính phủ kết thúc. Tại Nhật và Đức, nơi tỷ lệ thất nghiệp được dự báo còn tăng cao, điều này khó có thể sớm xảy ra.
Tình hình khả quan hơn tại những nền kinh tế đang nổi lên, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy vậy, chính phủ ở những nước như vậy vẫn cần thực hiện nhiều biện pháp để khuyến khích tiêu dùng. Cho tới khi đạt được điều đó, sự phục hồi của kinh tế thế giới sẽ là khá mong manh.
Bởi vậy, sự phục hồi theo hình chữ U với cái đáy dài và phẳng, thể hiện sự tăng trưởng yếu ớt, có thể sẽ là kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất đối với kinh tế toàn cầu trong vài năm tới.
(Theo Economist)
Với sự đi đầu của Trung Quốc, các nền kinh tế đang nổi lên ở khu vực châu Á đang có sự phục hồi nhanh hơn cả. Quý 2 vừa qua, nhiều nền kinh tế tại khu vực này đã tăng trưởng với tốc độ trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một số nền kinh tế lớn khác của thế giới cũng đã trở về với tốc độ tăng trưởng dương, dù con số khiêm tốn hơn so với những gì châu Á đạt được. GDP của Nhật quý 2 tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Kinh tế Đức và Pháp cùng tăng 1% so với cùng kỳ năm trước.
Tại Mỹ, thị trường nhà đất đã phát đi tín hiệu bình ổn, tốc độ sa thải nhân công cũng chậm lại. Phần đông các nhà dự báo cho rằng, GDP quý 3 của Mỹ sẽ tăng trưởng dương.
Như vậy, quy mô GDP của phần lớn các nền kinh tế trên thế giới hiện vẫn đang giảm so với thời điểm cách đây 1 năm, nhưng nếu so quý trước với quý sau, các nền kinh tế đang đi vào một bước ngoặt phục hồi.
Bước đầu tiên tiến tới phục hồi là sản lượng của các nền kinh tế ngừng suy giảm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra lúc này là sự phục hồi sẽ diễn tiến theo chiều hướng như thế nào? Cuộc tranh luận giữa các nhà kinh tế học đang tập trung vào ba kịch bản: kinh tế thế giới phục hồi theo hình chữ V, hình chữ U, hoặc hình chữ W.
Trong đó, sự phục hồi theo hình chữ V là sự phục hồi mạnh - nhu cầu “bật dậy” và tăng liên tục. Sự phục hồi theo hình chữ U diễn ra từ tốn hơn. Còn nếu xảy ra sự phục hồi theo hình chữ W, tăng trưởng sẽ trở lại trong vài quý, rồi sau đó lại tạm thời thoái lui trong một vài quý sau đó.
Lạc quan và thận trọng
Các chuyên gia lạc quan lập luận rằng, quy mô to lớn của sự sụt giảm trong nền kinh tế thế giới thời gian qua đồng nghĩa với sự phục hồi mạnh mẽ. Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng, những lần kinh tế Mỹ suy thoái mạnh nhất sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 đều được tiếp nối bởi những thời kỳ phục hồi mạnh.
Chẳng hạn, sau hai năm suy thoái 1981-1982, sản lượng của kinh tế Mỹ đã tăng vọt với tốc độ bình quân gần 6% mỗi năm. Trong khi đó, trong lần suy thoái hiện nay, kinh tế Mỹ đã sụt giảm với tốc độ mạnh hơn và kéo dài hơn so với ở đầu thập niên 1980.
Trong khi đó, những người có quan điểm thận trọng lại nghĩ rằng, nguồn gốc dẫn tới lần suy thoái này là cơ sở cho sự phục hồi yếu ớt, hoặc thậm chí là phục hồi để rồi lại rơi vào suy thoái tiếp (double-dip).
Không giống như những lần suy thoái trước chiến tranh, lần suy thoái này là kết quả của khủng hoảng tài chính, thay vì những mức lãi suất cao. Những con nợ sau khủng hoảng cần phải cải thiện tình hình tài chính của họ và các hệ thống tài chính cũng cần có thời gian để phục hồi, do đó, tăng trưởng có thể diễn ra yếu ớt trong vài năm.
Cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Nhật vào thập niên 1990 đã khiến kinh tế nước này rơi vào trạng thái đình trệ trong suốt một thập kỷ. Sau đó, việc tăng thuế vội vã vào năm 1997 đã một lần nữa đẩy kinh tế Nhật vào suy thoái.
Những người có quan điểm trung tính hơn thì cho rằng, cả hai luồng dự báo trên đều thiếu chính xác, vì suy thoái kinh tế toàn cầu lần này là sự kết hợp của nhiều dạng suy thoái, và được đáp trả bằng những chính sách chưa từng có tiền lệ.
Ở những nền kinh tế trước đó xảy ra tình trạng bong bóng, lần suy thoái này là suy thoái kết toán (balance-sheet recession, một hiện tượng hiếm gặp, trong đó đa số các công ty trong một nền kinh tế phải dành hầu hết tài nguyên của mình để thanh toán nợ nần ngay cả khi lãi suất gần bằng 0).
Trước đây, người tiêu dùng ở những nước này thi nhau vay nợ để mua sắm, nhưng tới nay, cơn sốt này đã chấm dứt. Nghiêm trọng hơn, quy mô của sự trượt dốc nhu cầu này càng thêm phần nghiêm trọng bởi tình trạng ì ạch của cỗ máy tài chính toàn cầu, sự suy sụp niềm tin và những nỗ lực cắt giảm hàng tồn kho của các doanh nghiệp.
Chữ V trong ngắn hạn
Để vượt những rào cản này, chính phủ các nước đã tung ra những gói kích thích kinh tế lớn chưa từng có. Do vậy, hình dáng của sự phục hồi sẽ phụ thuộc vào kết quả “trận chiến” giữa những rào cản với các gói kích cầu.
Trong ngắn hạn, kinh tế thế giới có thể phục hồi theo hình chữ V nhờ được trợ lực bởi các gói kích cầu và các doanh nghiệp bắt đầu tăng sản xuất trở lại sau một thời kỳ cắt giảm hoạt động để giảm hàng tồn kho.
Tại các nền kinh tế đang nổi lên của châu Á, sự tan băng của lĩnh vực tài chính thương mại, thị trường chứng khoán khởi sắc và những gói kích thích kinh tế lớn đang là nguồn lực cho sự phục hồi.
Tại Pháp và Đức, sự hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt là chính sách trợ cấp cho các doanh nghiệp không sa thải nhân công, cũng như trợ cấp cho người mua xe, đã tạo ra một tấm đệm giảm xóc cho nhu cầu. Với sự gia tăng của số đơn đặt hàng xuất khẩu và sự phục hồi niềm tin, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế này trong những tháng tới hứa hẹn nhiều thông tin tích cực.
Tại Mỹ, chính sách kích cầu cũng đang phát huy hiệu quả. Chương trình thưởng dập xe cũ (cash for clunkers) đã giúp chống đỡ sự sa sút sản lượng của các hãng xe, và các nhà sản xuất ôtô sớm muộn gì cũng sẽ ngừng cắt giảm hàng tồn kho.
Tuy nhiên, sự phục hồi dựa trên sự điều chỉnh của hàng tồn kho sẽ chỉ là sự phục hồi tạm thời, và sự phục hồi nhờ hoạt động kích cầu của Chính phủ sẽ không kéo dài. Bởi thế, sự thận trọng vẫn là điều cần thiết.
Chữ U cho dài hạn
Thị trường nhà đất Mỹ có thể trượt dốc trở lại một khi số vụ tịch biên nhà tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp cao gây tác động tiêu cực, và chính sách tín dụng thuế tạm thời đang áp dụng cho người mua nhà chấm dứt. Thậm chí cả khi thị trường nhà đất bình ổn, chi tiêu dùng vẫn sẽ yếu ớt do các hộ gia đình phải dồn tiền trả nợ.
Bởi vậy, tại Mỹ và những nền kinh tế “hậu bong bóng” khác, sự phục hồi theo hình chữ V dường như là điều không tưởng.
Ở những nơi khác, sự phục hồi chữ V chỉ đạt được nếu nhu cầu nội địa của khu vực tư nhân tăng trưởng mạnh sau khi những gói kích cầu của chính phủ kết thúc. Tại Nhật và Đức, nơi tỷ lệ thất nghiệp được dự báo còn tăng cao, điều này khó có thể sớm xảy ra.
Tình hình khả quan hơn tại những nền kinh tế đang nổi lên, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy vậy, chính phủ ở những nước như vậy vẫn cần thực hiện nhiều biện pháp để khuyến khích tiêu dùng. Cho tới khi đạt được điều đó, sự phục hồi của kinh tế thế giới sẽ là khá mong manh.
Bởi vậy, sự phục hồi theo hình chữ U với cái đáy dài và phẳng, thể hiện sự tăng trưởng yếu ớt, có thể sẽ là kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất đối với kinh tế toàn cầu trong vài năm tới.
(Theo Economist)