Kinh tế Nhật lại gây thất vọng
Sự giảm tốc của nền kinh tế Nhật có thể sẽ làm gia tăng những hoài nghi xung quanh nỗ lực chấn hưng kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe
Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới Nhật Bản có mức tăng trưởng yếu bất ngờ trong quý 4/2013. Đây được xem là một kết quả đáng thất vọng sau khi Chính phủ Nhật có những nỗ lực lớn nhằm “tái sinh” nền kinh tế, đồng thời là một tín hiệu đáng cảnh báo về triển vọng hồi phục của các nền kinh tế phát triển.
Tờ Wall Street Journal dẫn thống kê chính thức do Văn phòng Nội các Nhật công bố sáng nay (17/2) cho biết, trong quý cuối cùng của năm ngoái, GDP Nhật tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Trước đó, các chuyên gia kinh tế được khảo sát đưa ra mức dự báo tăng 2,8%.
Vào tháng 4 tới đây, thuế suất thuế tiêu thụ của Nhật tăng lên 8% từ 5% bắt đầu có hiệu lực. Bởi vậy, mức tăng trưởng yếu kém mà Nhật vừa công bố càng khiến giới quan sát lo ngại về khả năng giảm tốc sâu hơn của nền kinh tế này.
Trong số các nền kinh tế phát triển, kinh tế Nhật có mức tăng trưởng đuối nhất trong quý 4, khi mà khối Eurozone đạt mức tăng 1,1% còn kinh tế Mỹ tăng được 3,2%. So mức tăng 1,1% đạt được với quý 3, kinh tế Nhật đã giảm tốc thêm một bước.
Sự giảm tốc của nền kinh tế Nhật có thể sẽ làm gia tăng những hoài nghi xung quanh nỗ lực chấn hưng kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe. Với chương trình phục hồi tăng trưởng thường được gọi là Abenomics dựa trên bơm tiền vào nền kinh tế và tăng đầu tư công, ông Abe kỳ vọng sẽ đưa đất nước thoát khỏi hàng thập kỷ trì trệ. Tuy nhiên, chương trình này chỉ đạt kết quả khả quan ban đầu trong hai quý đầu năm 2013, còn từ quý 3/2013 trở đi, sự thất vọng đã quay trở lại.
Theo một số chuyên gia phân tích, sự suy giảm tốc độ tăng trưởng GPD quý 4 của Nhật một phần là do nhập khẩu tăng. “Điều này cho thấy nước Nhật đang phục thuộc vào hàng hóa sản xuất ở nước ngoài đối với những sản phẩm mà người tiêu dùng Nhật mua. Bất chấp đồng Yên yếu, các công ty Nhật cũng không quay lại để sản xuất trong nước”, nhà kinh tế Takeshi Minami thuộc viện nghiên cứu Norinchukin Research Institute đánh giá.
Một điểm đáng lo ngại nữa là, trong năm ngoái, tăng trưởng kinh tế Nhật được thúc đẩy chủ yếu bằng chi tiêu dùng của người dân, nhưng trong quý 4, tốc độ tăng trưởng tiêu dùng của người Nhật đã giảm xuống. Chi tiêu của các hộ gia đình trong quý chỉ tăng 0,5%, so với mức dự báo tăng 0,7%.
Một số công ty Nhật như Toyota đã tuyên bố sẽ cắt giảm sản lượng trong nước vào tháng 4. Nhận thức đước nguy cơ suy giảm tăng trưởng sau khi tăng thuế tiêu thụ vào tháng 4, Chính phủ Nhật đã chuẩn bị sẵn một gói kích thích 5,5 nghìn tỷ Yên.
Lần gần đây nhất Nhật tăng thuế tiêu thụ là vào năm 1997. Lần tăng thuế sắp có hiệu lực là nhằm cân bằng lại ngân sách của Chính phủ, bởi Nhật đang là quốc gia có mức nợ công vào hàng lớn nhất thế giới.
Tờ Wall Street Journal dẫn thống kê chính thức do Văn phòng Nội các Nhật công bố sáng nay (17/2) cho biết, trong quý cuối cùng của năm ngoái, GDP Nhật tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Trước đó, các chuyên gia kinh tế được khảo sát đưa ra mức dự báo tăng 2,8%.
Vào tháng 4 tới đây, thuế suất thuế tiêu thụ của Nhật tăng lên 8% từ 5% bắt đầu có hiệu lực. Bởi vậy, mức tăng trưởng yếu kém mà Nhật vừa công bố càng khiến giới quan sát lo ngại về khả năng giảm tốc sâu hơn của nền kinh tế này.
Trong số các nền kinh tế phát triển, kinh tế Nhật có mức tăng trưởng đuối nhất trong quý 4, khi mà khối Eurozone đạt mức tăng 1,1% còn kinh tế Mỹ tăng được 3,2%. So mức tăng 1,1% đạt được với quý 3, kinh tế Nhật đã giảm tốc thêm một bước.
Sự giảm tốc của nền kinh tế Nhật có thể sẽ làm gia tăng những hoài nghi xung quanh nỗ lực chấn hưng kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe. Với chương trình phục hồi tăng trưởng thường được gọi là Abenomics dựa trên bơm tiền vào nền kinh tế và tăng đầu tư công, ông Abe kỳ vọng sẽ đưa đất nước thoát khỏi hàng thập kỷ trì trệ. Tuy nhiên, chương trình này chỉ đạt kết quả khả quan ban đầu trong hai quý đầu năm 2013, còn từ quý 3/2013 trở đi, sự thất vọng đã quay trở lại.
Theo một số chuyên gia phân tích, sự suy giảm tốc độ tăng trưởng GPD quý 4 của Nhật một phần là do nhập khẩu tăng. “Điều này cho thấy nước Nhật đang phục thuộc vào hàng hóa sản xuất ở nước ngoài đối với những sản phẩm mà người tiêu dùng Nhật mua. Bất chấp đồng Yên yếu, các công ty Nhật cũng không quay lại để sản xuất trong nước”, nhà kinh tế Takeshi Minami thuộc viện nghiên cứu Norinchukin Research Institute đánh giá.
Một điểm đáng lo ngại nữa là, trong năm ngoái, tăng trưởng kinh tế Nhật được thúc đẩy chủ yếu bằng chi tiêu dùng của người dân, nhưng trong quý 4, tốc độ tăng trưởng tiêu dùng của người Nhật đã giảm xuống. Chi tiêu của các hộ gia đình trong quý chỉ tăng 0,5%, so với mức dự báo tăng 0,7%.
Một số công ty Nhật như Toyota đã tuyên bố sẽ cắt giảm sản lượng trong nước vào tháng 4. Nhận thức đước nguy cơ suy giảm tăng trưởng sau khi tăng thuế tiêu thụ vào tháng 4, Chính phủ Nhật đã chuẩn bị sẵn một gói kích thích 5,5 nghìn tỷ Yên.
Lần gần đây nhất Nhật tăng thuế tiêu thụ là vào năm 1997. Lần tăng thuế sắp có hiệu lực là nhằm cân bằng lại ngân sách của Chính phủ, bởi Nhật đang là quốc gia có mức nợ công vào hàng lớn nhất thế giới.