Kinh tế toàn cầu giảm tốc
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới có thể đạt 4,1% trong năm nay, thấp hơn so với mức 4,9% của năm ngoái
Không nước nào "thoát" được ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tại thị trường cho vay thế chấp thứ cấp của Mỹ. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới có thể đạt 4,1%, thấp hơn so với mức 4,9% của năm ngoái. Đó là dự báo mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, kinh tế toàn cầu sẽ không suy thoái, do sự phát triển mạnh của kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ.
Không “thoát” được ảnh hưởng từ kinh tế Mỹ
IMF dự báo, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2008 là 1,5% so với 2,2% của năm 2007. Kinh tế Mỹ có thể gần như chững lại trong năm nay, nếu như Mỹ không thực hiện kế hoạch kích thích kinh tế để hỗ trợ những đợt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (FED).
IMF nhận định tốc độ phát triển của nền kinh tế Mỹ đã chậm lại kể từ quý 4/2007 và hiện có nhiều dấu hiệu cho thấy sự trầm lắng của khu vực sản xuất hàng hóa, những khó khăn trong lĩnh vực địa ốc, việc làm và tiêu dùng. Bộ Thương mại Mỹ ngày 30/1 công bố báo cáo đánh giá về tình hình kinh tế Mỹ năm 2007, cũng cho biết, tốc độ tăng GDP trong quý 4/2007 đạt thấp hơn mức dự kiến, do vậy tốc độ tăng GDP cả năm 2007 là chậm nhất trong vòng 5 năm qua.
Bản báo cáo này được coi là chất xúc tác để FED trong cuộc họp định kỳ kết thúc chiều 30/1 quyết định cắt giảm thêm lãi suất. Bản báo cáo cho biết tốc độ tăng GDP trong 3 tháng cuối năm 2007 chỉ đạt 0,6%, giảm mạnh so với mức 4,9% trong quý 3. Tốc độ tăng GDP cả năm 2007 của Mỹ chỉ đạt 2,2% so với mức 3,3% năm 2006. Tốc độ tăng trưởng này sẽ còn thấp nữa nếu không có chính sách đồng USD yếu giúp hàng hóa xuất khẩu của Mỹ tăng mạnh.
Tại khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (EUR), IMF dự đoán tốc độ tăng trưởng trong năm 2008 sẽ là 1,3% so với 2,3% của năm 2007. Tại các thị trường đang lên và các nền kinh tế đang phát triển, tốc độ tăng trưởng sẽ là 6,9% so với 7,8% của năm 2007. Mức độ tăng trưởng của các nước đang phát triển ở châu Á sẽ là 8,6% thay cho mức 9,6% của năm 2007...
Trung-Ấn sẽ cứu kinh tế toàn cầu?
Báo cáo của IMF cho rằng, do kinh tế Mỹ suy yếu, tại một số thị trường đang lên và nền kinh tế của các nước đang phát triển, đặc biệt phải kể tới Trung Quốc và Ấn Độ, mặc dù xuất khẩu vẫn gia tăng, kinh tế vẫn mở rộng, nhưng mức độ tiêu thụ nội địa vẫn không được đẩy mạnh trong khi giá cả nhiều mặt hàng, trong đó có thực phẩm và nhiên liệu vẫn tăng cao...
Các ngân hàng đầu tư đang cũng dự đoán gần giống IMF, cho rằng kinh tế Trung Quốc năm nay có thể tăng trưởng chậm lại do nhu cầu trên toàn cầu giảm và chính sách của nước này thắt chặt tiền tệ trong nước nhằm kiềm chế tăng trưởng. Một báo cáo của ngân hàng Barclays Capital, dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm 2008 sẽ giảm xuống còn 8,8%, mức tăng trưởng thấp nhất của Trung Quốc kể từ năm 2001, giảm gần 3% so với mức 11,4% của năm 2007.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, dù phụ thuộc lớn vào các hoạt động xuất khẩu (chiếm tới 1/3 GDP và 8% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới) song TQ vẫn có thể dễ dàng đối phó với các khó khăn nếu xảy ra suy thoái toàn cầu. Ấn Độ cũng được nhận định là có sức bật tốt do tỷ trọng hàng xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 17% GDP, tương đương 1.100 tỷ USD.
Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, với khả năng phát triển kinh tế mạnh mẽ, hai nền kinh tế là Trung Quốc và Ấn Độ sẽ có thể giúp làm giảm nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu. Năm 2007, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 11,4% trong khi Ấn Độ cũng đạt mức tăng trưởng kinh tế rất cao là 9,4% và cả hai nền kinh tế khổng lồ này đều đang có triển vọng phát triển rất mạnh.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, kinh tế toàn cầu sẽ không suy thoái, do sự phát triển mạnh của kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ.
Không “thoát” được ảnh hưởng từ kinh tế Mỹ
IMF dự báo, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2008 là 1,5% so với 2,2% của năm 2007. Kinh tế Mỹ có thể gần như chững lại trong năm nay, nếu như Mỹ không thực hiện kế hoạch kích thích kinh tế để hỗ trợ những đợt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (FED).
IMF nhận định tốc độ phát triển của nền kinh tế Mỹ đã chậm lại kể từ quý 4/2007 và hiện có nhiều dấu hiệu cho thấy sự trầm lắng của khu vực sản xuất hàng hóa, những khó khăn trong lĩnh vực địa ốc, việc làm và tiêu dùng. Bộ Thương mại Mỹ ngày 30/1 công bố báo cáo đánh giá về tình hình kinh tế Mỹ năm 2007, cũng cho biết, tốc độ tăng GDP trong quý 4/2007 đạt thấp hơn mức dự kiến, do vậy tốc độ tăng GDP cả năm 2007 là chậm nhất trong vòng 5 năm qua.
Bản báo cáo này được coi là chất xúc tác để FED trong cuộc họp định kỳ kết thúc chiều 30/1 quyết định cắt giảm thêm lãi suất. Bản báo cáo cho biết tốc độ tăng GDP trong 3 tháng cuối năm 2007 chỉ đạt 0,6%, giảm mạnh so với mức 4,9% trong quý 3. Tốc độ tăng GDP cả năm 2007 của Mỹ chỉ đạt 2,2% so với mức 3,3% năm 2006. Tốc độ tăng trưởng này sẽ còn thấp nữa nếu không có chính sách đồng USD yếu giúp hàng hóa xuất khẩu của Mỹ tăng mạnh.
Tại khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (EUR), IMF dự đoán tốc độ tăng trưởng trong năm 2008 sẽ là 1,3% so với 2,3% của năm 2007. Tại các thị trường đang lên và các nền kinh tế đang phát triển, tốc độ tăng trưởng sẽ là 6,9% so với 7,8% của năm 2007. Mức độ tăng trưởng của các nước đang phát triển ở châu Á sẽ là 8,6% thay cho mức 9,6% của năm 2007...
Trung-Ấn sẽ cứu kinh tế toàn cầu?
Báo cáo của IMF cho rằng, do kinh tế Mỹ suy yếu, tại một số thị trường đang lên và nền kinh tế của các nước đang phát triển, đặc biệt phải kể tới Trung Quốc và Ấn Độ, mặc dù xuất khẩu vẫn gia tăng, kinh tế vẫn mở rộng, nhưng mức độ tiêu thụ nội địa vẫn không được đẩy mạnh trong khi giá cả nhiều mặt hàng, trong đó có thực phẩm và nhiên liệu vẫn tăng cao...
Các ngân hàng đầu tư đang cũng dự đoán gần giống IMF, cho rằng kinh tế Trung Quốc năm nay có thể tăng trưởng chậm lại do nhu cầu trên toàn cầu giảm và chính sách của nước này thắt chặt tiền tệ trong nước nhằm kiềm chế tăng trưởng. Một báo cáo của ngân hàng Barclays Capital, dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm 2008 sẽ giảm xuống còn 8,8%, mức tăng trưởng thấp nhất của Trung Quốc kể từ năm 2001, giảm gần 3% so với mức 11,4% của năm 2007.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, dù phụ thuộc lớn vào các hoạt động xuất khẩu (chiếm tới 1/3 GDP và 8% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới) song TQ vẫn có thể dễ dàng đối phó với các khó khăn nếu xảy ra suy thoái toàn cầu. Ấn Độ cũng được nhận định là có sức bật tốt do tỷ trọng hàng xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 17% GDP, tương đương 1.100 tỷ USD.
Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, với khả năng phát triển kinh tế mạnh mẽ, hai nền kinh tế là Trung Quốc và Ấn Độ sẽ có thể giúp làm giảm nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu. Năm 2007, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 11,4% trong khi Ấn Độ cũng đạt mức tăng trưởng kinh tế rất cao là 9,4% và cả hai nền kinh tế khổng lồ này đều đang có triển vọng phát triển rất mạnh.