Kinh tế Trung Quốc “dễ sốc vì đầu tư quá tải”
Về lâu dài, hậu quả của tình trạng đầu tư quá mức này sẽ là nạn giảm phát tại Trung Quốc, chuyên gia kinh tế Roubini nhận định
Kinh tế Trung Quốc đang phát triển quá nóng, chuyên gia kinh tế Mỹ nổi tiếng, ông Nouriel Roubini, cho hay. Về lâu dài, hậu quả của tình trạng đầu tư quá mức này sẽ là nạn giảm phát, và từ năm 2013 trở đi, tăng trưởng kinh tế sẽ chậm đi một cách đáng kể.
Từ cú sốc đầu tư
Theo lời chuyên gia Roubini đăng tải trên nhật báo kinh tế Les Echos của Pháp được RFI dẫn lại, thay vì tập trung vào việc giảm nhẹ tăng trưởng, tốt nhất là các nhà lãnh đạo Bắc Kinh nên quan tâm đến sự ngừng trệ trong giai đoạn hai của kế hoạch 5 năm.
Trong kế hoạch này, tăng trưởng tiếp tục dựa vào đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà ở xã hội, thay vì điều chỉnh đồng Nhân dân tệ, các chính sách thuế khóa có lợi hơn cho các hộ gia đình, tư nhân hóa các xí nghiệp quốc doanh, tự do hóa chính sách tài chính và chính sách hộ khẩu.
Chuyên gia kinh tế Mỹ nhận định, trong nhiều thập kỷ qua, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chủ yếu dựa vào sản xuất hàng xuất khẩu và một đồng tiền ở dưới giá trị thật. Điều này dẫn đến một lượng tiền tích tụ khổng lồ của người dân và các đơn vị kinh doanh, và phải trông chờ vào xuất khẩu và đầu tư cố định vào cơ sở hạ tầng, địa ốc… để tiếp tục tăng trưởng.
Nhưng theo ông, một đất nước dù có năng động đến mức tái đầu tư phân nửa tổng sản phẩm nội địa vào sản xuất, cuối cùng cũng phải đối đầu với tình trạng quá tải, và tín dụng không có khả năng chi trả. Trung Quốc đang tràn ngập vốn tiền mặt, cũng như cơ sở hạ tầng và xây dựng.
Có thể thấy rõ điều này qua các phi trường tuyệt vời nhưng trống rỗng, những con tàu cao tốc siêu hiện đại nhưng cũng trống rỗng, đồng thời những con tàu này cũng chia bớt khách của 45 sân bay. Bên cạnh đó là những xa lộ không dẫn đến đâu, những tòa nhà công sở mới, các thành phố không người ở, những tòa nhà cao tầng bằng nhôm mới toanh nhưng đóng cửa im ỉm.
Đầu tư quá tải còn hiện diện trong lĩnh vực nhà ở hạng sang, các công trình thương mại. Trong ngành xe hơi, năng lực sản xuất vượt quá mức tiêu thụ, và tình trạng này ngày càng tăng trong sản xuất thép và xi măng. Trước mắt, thì việc bùng nổ đầu tư sẽ nuôi dưỡng lạm phát, vì việc duy trì phát triển cần tiêu thụ nhiều nguồn lực.
Tuy nhiên, đầu tư vượt mức sau đó sẽ dẫn đến áp lực giảm phát, bắt đầu từ lĩnh vực sản xuất và địa ốc. Theo Roubini, khoảng sau năm 2013, Trung Quốc sẽ bị kìm hãm một cách đột ngột.
Tất cả những thời kỳ đầu tư quá độ, đặc biệt trong thập niên 1990, sẽ kết thúc bằng một cuộc khủng hoảng tài chính và tăng trưởng thấp trong một giai đoạn rất dài. Để tránh lâm vào tình cảnh đó, Bắc Kinh cần phải giảm tiết kiệm, giảm đầu tư cố định cũng như tỉ lệ xuất khẩu trong tổng sản phẩm nội địa, tăng tỉ lệ tiêu dùng lên.
Đến dự trữ ngoại hối
Cuối tuần trước, ông Miguel Angel Fernandez Ordonez, thành viên Hội đồng quản lý Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã nhận định, khoản dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc sẽ dẫn tới tình trạng bất ổn của nền kinh tế toàn cầu.
Theo công bố hôm 14/4 của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, tính đến cuối tháng 3/2011, dự trữ ngoại tệ của nước này đã đạt 3.045 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, chỉ sau hơn hai năm, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã tăng hơn 50% so với mức dự trữ 2.000 tỷ USD vào cuối năm 2008.
Ông Ozdonez cho rằng, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc hiện có hơn 3.000 tỷ USD, đã "vượt quá ranh giới hợp lý" và là mối đe dọa mới đối với sự ổn định của nền kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu. Theo ông, lối thoát duy nhất là tiếp tục điều chỉnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Hôm 9/5, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao kỷ lục so với đồng USD, ngay trước khi các cuộc đàm phán cấp cao giữa quan chức hai nước bắt đầu. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã thiết lập tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 6,4988 Nhân dân tệ/USD, tăng 0,15% so với mức 6,5003 cuối tuần trước. Kể từ đầu năm đến nay, đồng Nhân dân tệ đã tăng gần 1,9% so với đồng bạc xanh.
Tuy nhiên, trước đó, hôm 6/5, ông Chen Daofu, một chuyên gia hàng đầu của Viện Nghiên cứu tài chính quốc gia thuộc Ủy ban Phát triển và cải cách Trung Quốc, đã đưa ra lời nhận định, việc chuyển sang thả nổi đồng Nhân dân tệ sẽ khiến lạm phát tăng cao và ảnh hưởng tới lợi ích của các công ty xuất khẩu.
Theo ông Chen, đây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự ổn định toàn cầu, nguy hại hơn so với vị trí đứng đầu thế giới của Trung Quốc trên lĩnh vực dự trữ vàng và ngoại tệ. Thêm vào đó, dù có dự trữ ngoại hối khổng lồ, nhưng bản thân Trung Quốc cũng ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Một trong số đó là thiệt hại của Trung Quốc trong 8 năm gần đây, đã mất hơn 270 tỷ USD dự trữ ngoại tệ vì sự đồng USD mất giá.
Trung Quốc hiện vẫn là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, với lượng đầu tư hơn 2.000 tỷ USD vào quốc gia này. Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc đã giảm đầu tư vào cổ phiếu Mỹ và chuyển hướng sang khu vực châu Âu. Trung Quốc đã mua lại nợ của Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ireland, mà theo các nguồn tin phương Tây thì vào cỡ 630 tỷ Euro.
Từ cú sốc đầu tư
Theo lời chuyên gia Roubini đăng tải trên nhật báo kinh tế Les Echos của Pháp được RFI dẫn lại, thay vì tập trung vào việc giảm nhẹ tăng trưởng, tốt nhất là các nhà lãnh đạo Bắc Kinh nên quan tâm đến sự ngừng trệ trong giai đoạn hai của kế hoạch 5 năm.
Trong kế hoạch này, tăng trưởng tiếp tục dựa vào đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà ở xã hội, thay vì điều chỉnh đồng Nhân dân tệ, các chính sách thuế khóa có lợi hơn cho các hộ gia đình, tư nhân hóa các xí nghiệp quốc doanh, tự do hóa chính sách tài chính và chính sách hộ khẩu.
Chuyên gia kinh tế Mỹ nhận định, trong nhiều thập kỷ qua, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chủ yếu dựa vào sản xuất hàng xuất khẩu và một đồng tiền ở dưới giá trị thật. Điều này dẫn đến một lượng tiền tích tụ khổng lồ của người dân và các đơn vị kinh doanh, và phải trông chờ vào xuất khẩu và đầu tư cố định vào cơ sở hạ tầng, địa ốc… để tiếp tục tăng trưởng.
Nhưng theo ông, một đất nước dù có năng động đến mức tái đầu tư phân nửa tổng sản phẩm nội địa vào sản xuất, cuối cùng cũng phải đối đầu với tình trạng quá tải, và tín dụng không có khả năng chi trả. Trung Quốc đang tràn ngập vốn tiền mặt, cũng như cơ sở hạ tầng và xây dựng.
Có thể thấy rõ điều này qua các phi trường tuyệt vời nhưng trống rỗng, những con tàu cao tốc siêu hiện đại nhưng cũng trống rỗng, đồng thời những con tàu này cũng chia bớt khách của 45 sân bay. Bên cạnh đó là những xa lộ không dẫn đến đâu, những tòa nhà công sở mới, các thành phố không người ở, những tòa nhà cao tầng bằng nhôm mới toanh nhưng đóng cửa im ỉm.
Đầu tư quá tải còn hiện diện trong lĩnh vực nhà ở hạng sang, các công trình thương mại. Trong ngành xe hơi, năng lực sản xuất vượt quá mức tiêu thụ, và tình trạng này ngày càng tăng trong sản xuất thép và xi măng. Trước mắt, thì việc bùng nổ đầu tư sẽ nuôi dưỡng lạm phát, vì việc duy trì phát triển cần tiêu thụ nhiều nguồn lực.
Tuy nhiên, đầu tư vượt mức sau đó sẽ dẫn đến áp lực giảm phát, bắt đầu từ lĩnh vực sản xuất và địa ốc. Theo Roubini, khoảng sau năm 2013, Trung Quốc sẽ bị kìm hãm một cách đột ngột.
Tất cả những thời kỳ đầu tư quá độ, đặc biệt trong thập niên 1990, sẽ kết thúc bằng một cuộc khủng hoảng tài chính và tăng trưởng thấp trong một giai đoạn rất dài. Để tránh lâm vào tình cảnh đó, Bắc Kinh cần phải giảm tiết kiệm, giảm đầu tư cố định cũng như tỉ lệ xuất khẩu trong tổng sản phẩm nội địa, tăng tỉ lệ tiêu dùng lên.
Đến dự trữ ngoại hối
Cuối tuần trước, ông Miguel Angel Fernandez Ordonez, thành viên Hội đồng quản lý Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã nhận định, khoản dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc sẽ dẫn tới tình trạng bất ổn của nền kinh tế toàn cầu.
Theo công bố hôm 14/4 của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, tính đến cuối tháng 3/2011, dự trữ ngoại tệ của nước này đã đạt 3.045 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, chỉ sau hơn hai năm, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã tăng hơn 50% so với mức dự trữ 2.000 tỷ USD vào cuối năm 2008.
Ông Ozdonez cho rằng, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc hiện có hơn 3.000 tỷ USD, đã "vượt quá ranh giới hợp lý" và là mối đe dọa mới đối với sự ổn định của nền kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu. Theo ông, lối thoát duy nhất là tiếp tục điều chỉnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Hôm 9/5, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao kỷ lục so với đồng USD, ngay trước khi các cuộc đàm phán cấp cao giữa quan chức hai nước bắt đầu. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã thiết lập tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 6,4988 Nhân dân tệ/USD, tăng 0,15% so với mức 6,5003 cuối tuần trước. Kể từ đầu năm đến nay, đồng Nhân dân tệ đã tăng gần 1,9% so với đồng bạc xanh.
Tuy nhiên, trước đó, hôm 6/5, ông Chen Daofu, một chuyên gia hàng đầu của Viện Nghiên cứu tài chính quốc gia thuộc Ủy ban Phát triển và cải cách Trung Quốc, đã đưa ra lời nhận định, việc chuyển sang thả nổi đồng Nhân dân tệ sẽ khiến lạm phát tăng cao và ảnh hưởng tới lợi ích của các công ty xuất khẩu.
Theo ông Chen, đây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự ổn định toàn cầu, nguy hại hơn so với vị trí đứng đầu thế giới của Trung Quốc trên lĩnh vực dự trữ vàng và ngoại tệ. Thêm vào đó, dù có dự trữ ngoại hối khổng lồ, nhưng bản thân Trung Quốc cũng ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Một trong số đó là thiệt hại của Trung Quốc trong 8 năm gần đây, đã mất hơn 270 tỷ USD dự trữ ngoại tệ vì sự đồng USD mất giá.
Trung Quốc hiện vẫn là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, với lượng đầu tư hơn 2.000 tỷ USD vào quốc gia này. Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc đã giảm đầu tư vào cổ phiếu Mỹ và chuyển hướng sang khu vực châu Âu. Trung Quốc đã mua lại nợ của Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ireland, mà theo các nguồn tin phương Tây thì vào cỡ 630 tỷ Euro.