Lạm phát Trung Quốc có thể đe dọa kinh tế toàn cầu
Lạm phát của Trung Quốc không chỉ đe dọa nền kinh tế này, mà còn có khả năng phủ bóng lên thương mại toàn cầu
Trong khi Mỹ và châu Âu đang phải vật lộn để đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng, thì Trung Quốc lại phải đối mặt với một thách thức ngược, là làm sao để kiềm chế cỗ máy tăng trưởng quá nóng của họ không đẩy lạm phát lên quá cao, tờ New York Times cho biết.
Biểu hiện gần đây nhất của nghịch lý này là việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hôm 17/4 vừa qua một lần nữa yêu cầu các ngân hàng lớn nhất phải tăng dự trữ tiền mặt. Mục đích của bước đi này là để làm giảm lượng cung tiền cho các khoản vay và hạ nhiệt nền kinh tế.
Đây là động thái tiếp theo công bố hai ngày trước đó của Chính phủ Trung Quốc về tăng trưởng trong quý 1 đạt mức 9,7%, mạnh hơn bất cứ quốc gia nào trong nhóm các nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Bởi Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ và cũng vì quốc gia này đã trở thành nguồn lực hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng của thế giới trong suốt hai năm qua, cho nên các vấn đề tiền tệ của Trung Quốc có thể tác động mạnh tới thị trường, từ chuỗi siêu thị bán lẻ Wal-Mart cho tới Phố Wall và xa hơn là cả thế giới.
Lạm phát cao sẽ đe dọa tới vị thế của Trung Quốc với tư cách là công xưởng chi phí thấp của thế giới. Và nếu những nỗ lực chống lạm phát của Chính phủ Trung Quốc thất bại, nó sẽ làm phủ bóng ảm đạm lên viễn cảnh của các doanh nghiệp quốc tế, không chỉ là những tập đoàn đa quốc gia như General Electric, mà cả với các mỏ đồng ở Chile, đã và đang nhờ vào Trung Quốc để tăng trưởng.
Trong khi đó, ở ngay chính Trung Quốc, lạm phát cũng là mối đe dọa đối với sự ổn định xã hội, mối lo đặc biệt đối với Bắc Kinh, nhất là khi các chính phủ ở Bắc Phi và Trung Đông đã trở thành tâm điểm của các cuộc bạo loạn. "Lạm phát của Trung Quốc là một mối lo lớn và các con số thực còn tệ hại hơn các số liệu báo cáo chính thức", bà Carmen Reinhart, chuyên gia kinh tế thuộc Viện Kinh tế quốc tế Peterson ở Washington, nói.
Giá thực phẩm đang leo thang, còn chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 3 tăng 5,4%, mức tăng cao nhất trong 3 năm qua. Với hy vọng kiềm chế lạm phát, trong 6 tháng qua, Bắc Kinh đã thắt chặt các hoạt động tín dụng và nâng lãi suất các khoản vay (để hạn chế việc vay vốn) và thế chấp (để khuyến khích tiết kiệm). Động thái hôm 17/4 là quyết định nâng tỷ lệ dự trữ tiền mặt lần thứ 4 từ đầu năm tới nay.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã nâng trợ cấp nông nghiệp để giảm giá lương thực, cố gắng ngăn các công ty Trung Quốc tăng giá hàng tiêu dùng. Các nỗ lực này trái ngược với những gì đang diễn ra ở Mỹ, nơi lạm phát đang ở mức thấp. Tỷ lệ lạm phát theo năm của Mỹ là 1,2% trong tháng 3 và các cuộc tranh cãi đang tập trung vào việc làm sao để kích thích nền kinh tế trong bối cảnh thâm hụt lớn như vậy.
Lạm phát cũng đang ở mức thấp tại châu Âu, nơi một số quốc gia đang áp đặt các biện pháp thắt lưng buộc bụng để thu hẹp khoảng trống ngân sách. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, kết quả của việc quản lý kinh tế này có nhiều chiều hướng. Tăng trưởng đã bắt đầu giảm bớt từ mức phi mã 10%/năm, nhưng lạm phát lại trở nên xấu đi.
Chẳng hạn, giá nhà tiếp tục leo thang ngay cả khi Bắc Kinh từ lâu đã cam kết hạ nhiệt thị trường nhà đất và chi hàng tỷ USD trong vài năm tới vào nhà ở giá rẻ. Hiện giá một căn hộ trung bình ở trung tâm thành phố Thượng Hải là hơn 500.000 USD. Ngay cả ở các thành phố hạng hai như Thành Đô, ở miền Trung Trung Quốc, giá một căn nhà cũng gấp khoảng 25 lần thu nhập bình quân mỗi năm của người dân.
Các nhà phân tích cho rằng, phần lớn sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc là có liên quan tới chi tiêu vào việc phát triển bất động sản và các hoạt động đầu tư của Chính phủ Trung Quốc vào đường xá, đường sắc các dự án hạ tầng cơ sở trị giá hàng tỷ USD khác. Trong quý 1/2010, đầu tư tài sản sau khi điều chỉnh tăng 25% so với cùng kỳ năm trước, đầu tư bất động sản tăng tới 37%.
Một vài trong số các yếu tố gây ra lạm phát, như giá cả hàng hóa và lương thực toàn cầu, có thể nằm ngoài phạm vi chi phối của Bắc Kinh. Giá xăng dầu tại Trung Quốc đã leo cao ngất ngưởng, sau khi giá thế giới liên tục bật mạnh. Trong khi, với tư cách là thị trường ôtô lớn nhất thế giới, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc không ngừng tăng lên.
Giá lương thực gia tăng đã biểu hiện rõ ở nhiều nơi, bao gồm giá cao hơn ở các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, như Master Kong. Trong tháng Giêng, Master Kong đã tăng giá loại mì ăn liền thông thường lên khoảng 10%.
Sự bùng phát quá mức hiện tại của Trung Quốc bắt đầu từ đầu năm 2009, trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi Bắc Kinh thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 586 tỷ USD và việc các ngân hàng quốc doanh cho vay kỷ lục. Chính sách tiền tệ nới lỏng và những khoản đầu tư lớn trong các dự án cấp địa phương đã giúp hồi phục tăng trưởng.
Nhưng thậm chí, ngay vào thời điểm đó, đã có những lo lắng về việc giá bất động sản tăng quá nhanh, quá mạnh, ngân hàng cho vay tràn lan và những món nợ khổng lồ của các cấp chính quyền địa phương. Một trong các nỗi lo là bong bóng cuối cùng sẽ vỡ, từ đó dẫn tới một làn sóng nợ khó đòi ở các ngân hàng quốc doanh lớn của Trung Quốc.
Chưa hết, để khuyến khích phát triển thị trường tiêu dùng, Bắc Kinh và chính quyền nhiều địa phương đã yêu cầu các doanh nghiệp tăng lương. Chính phủ đã nâng lương tối thiểu với với hy vọng giảm khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và thôn quê. Nhưng lương cao hơn đẩy chi phí sản xuất lên, dẫn đến giá cao hơn.
Một số nhà phân tích cho rằng, tăng lương có thể là một lực đẩy lạm phát không thể tránh khỏi trong những năm tới. "Trung Quốc đang tiến vào một kỷ nguyên mới, một quy chuẩn mới", chuyên gia kinh tế Dong Tao thuộc ngân hàng Credit Suisse ở Hồng Kông, nói. "Trong thập kỷ trước, lạm phát khoảng 1,8% một năm, nhưng trong thập niên tới, lạm phát có thể gần 5%".
Những tác động từ việc nâng lương rất lớn, không chỉ với người tiêu dùng nội địa mà còn thậm chí tới lĩnh vực xuất khẩu. Khi lương công nhân và chi phí sản xuất tăng, các nhà máy ở vùng duyên hải đòi giá cao hơn đối với hàng hóa xuất ra nước ngoài. Việc này có nghĩa là người Mỹ, châu Âu và các nước khác sẽ phải trả nhiều hơn cho hàng hóa và họ sẽ tìm đến các nhà cung cấp với giá thấp hơn ở các nước khác.
"Tôi nghe nói, nhiều nhà xuất khẩu của Trung Quốc đã từ chối các đơn hàng từ Wal-Mart và các hãng bán lẻ khác ở phương Tây", ông Tao nói. "Tôi đã theo dõi kinh tế Trung Quốc trong suốt một thời gian dài, và trước đây, tôi chưa bao giờ nghe nói về những việc như vậy".
Biểu hiện gần đây nhất của nghịch lý này là việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hôm 17/4 vừa qua một lần nữa yêu cầu các ngân hàng lớn nhất phải tăng dự trữ tiền mặt. Mục đích của bước đi này là để làm giảm lượng cung tiền cho các khoản vay và hạ nhiệt nền kinh tế.
Đây là động thái tiếp theo công bố hai ngày trước đó của Chính phủ Trung Quốc về tăng trưởng trong quý 1 đạt mức 9,7%, mạnh hơn bất cứ quốc gia nào trong nhóm các nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Bởi Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ và cũng vì quốc gia này đã trở thành nguồn lực hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng của thế giới trong suốt hai năm qua, cho nên các vấn đề tiền tệ của Trung Quốc có thể tác động mạnh tới thị trường, từ chuỗi siêu thị bán lẻ Wal-Mart cho tới Phố Wall và xa hơn là cả thế giới.
Lạm phát cao sẽ đe dọa tới vị thế của Trung Quốc với tư cách là công xưởng chi phí thấp của thế giới. Và nếu những nỗ lực chống lạm phát của Chính phủ Trung Quốc thất bại, nó sẽ làm phủ bóng ảm đạm lên viễn cảnh của các doanh nghiệp quốc tế, không chỉ là những tập đoàn đa quốc gia như General Electric, mà cả với các mỏ đồng ở Chile, đã và đang nhờ vào Trung Quốc để tăng trưởng.
Trong khi đó, ở ngay chính Trung Quốc, lạm phát cũng là mối đe dọa đối với sự ổn định xã hội, mối lo đặc biệt đối với Bắc Kinh, nhất là khi các chính phủ ở Bắc Phi và Trung Đông đã trở thành tâm điểm của các cuộc bạo loạn. "Lạm phát của Trung Quốc là một mối lo lớn và các con số thực còn tệ hại hơn các số liệu báo cáo chính thức", bà Carmen Reinhart, chuyên gia kinh tế thuộc Viện Kinh tế quốc tế Peterson ở Washington, nói.
Giá thực phẩm đang leo thang, còn chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 3 tăng 5,4%, mức tăng cao nhất trong 3 năm qua. Với hy vọng kiềm chế lạm phát, trong 6 tháng qua, Bắc Kinh đã thắt chặt các hoạt động tín dụng và nâng lãi suất các khoản vay (để hạn chế việc vay vốn) và thế chấp (để khuyến khích tiết kiệm). Động thái hôm 17/4 là quyết định nâng tỷ lệ dự trữ tiền mặt lần thứ 4 từ đầu năm tới nay.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã nâng trợ cấp nông nghiệp để giảm giá lương thực, cố gắng ngăn các công ty Trung Quốc tăng giá hàng tiêu dùng. Các nỗ lực này trái ngược với những gì đang diễn ra ở Mỹ, nơi lạm phát đang ở mức thấp. Tỷ lệ lạm phát theo năm của Mỹ là 1,2% trong tháng 3 và các cuộc tranh cãi đang tập trung vào việc làm sao để kích thích nền kinh tế trong bối cảnh thâm hụt lớn như vậy.
Lạm phát cũng đang ở mức thấp tại châu Âu, nơi một số quốc gia đang áp đặt các biện pháp thắt lưng buộc bụng để thu hẹp khoảng trống ngân sách. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, kết quả của việc quản lý kinh tế này có nhiều chiều hướng. Tăng trưởng đã bắt đầu giảm bớt từ mức phi mã 10%/năm, nhưng lạm phát lại trở nên xấu đi.
Chẳng hạn, giá nhà tiếp tục leo thang ngay cả khi Bắc Kinh từ lâu đã cam kết hạ nhiệt thị trường nhà đất và chi hàng tỷ USD trong vài năm tới vào nhà ở giá rẻ. Hiện giá một căn hộ trung bình ở trung tâm thành phố Thượng Hải là hơn 500.000 USD. Ngay cả ở các thành phố hạng hai như Thành Đô, ở miền Trung Trung Quốc, giá một căn nhà cũng gấp khoảng 25 lần thu nhập bình quân mỗi năm của người dân.
Các nhà phân tích cho rằng, phần lớn sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc là có liên quan tới chi tiêu vào việc phát triển bất động sản và các hoạt động đầu tư của Chính phủ Trung Quốc vào đường xá, đường sắc các dự án hạ tầng cơ sở trị giá hàng tỷ USD khác. Trong quý 1/2010, đầu tư tài sản sau khi điều chỉnh tăng 25% so với cùng kỳ năm trước, đầu tư bất động sản tăng tới 37%.
Một vài trong số các yếu tố gây ra lạm phát, như giá cả hàng hóa và lương thực toàn cầu, có thể nằm ngoài phạm vi chi phối của Bắc Kinh. Giá xăng dầu tại Trung Quốc đã leo cao ngất ngưởng, sau khi giá thế giới liên tục bật mạnh. Trong khi, với tư cách là thị trường ôtô lớn nhất thế giới, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc không ngừng tăng lên.
Giá lương thực gia tăng đã biểu hiện rõ ở nhiều nơi, bao gồm giá cao hơn ở các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, như Master Kong. Trong tháng Giêng, Master Kong đã tăng giá loại mì ăn liền thông thường lên khoảng 10%.
Sự bùng phát quá mức hiện tại của Trung Quốc bắt đầu từ đầu năm 2009, trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi Bắc Kinh thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 586 tỷ USD và việc các ngân hàng quốc doanh cho vay kỷ lục. Chính sách tiền tệ nới lỏng và những khoản đầu tư lớn trong các dự án cấp địa phương đã giúp hồi phục tăng trưởng.
Nhưng thậm chí, ngay vào thời điểm đó, đã có những lo lắng về việc giá bất động sản tăng quá nhanh, quá mạnh, ngân hàng cho vay tràn lan và những món nợ khổng lồ của các cấp chính quyền địa phương. Một trong các nỗi lo là bong bóng cuối cùng sẽ vỡ, từ đó dẫn tới một làn sóng nợ khó đòi ở các ngân hàng quốc doanh lớn của Trung Quốc.
Chưa hết, để khuyến khích phát triển thị trường tiêu dùng, Bắc Kinh và chính quyền nhiều địa phương đã yêu cầu các doanh nghiệp tăng lương. Chính phủ đã nâng lương tối thiểu với với hy vọng giảm khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và thôn quê. Nhưng lương cao hơn đẩy chi phí sản xuất lên, dẫn đến giá cao hơn.
Một số nhà phân tích cho rằng, tăng lương có thể là một lực đẩy lạm phát không thể tránh khỏi trong những năm tới. "Trung Quốc đang tiến vào một kỷ nguyên mới, một quy chuẩn mới", chuyên gia kinh tế Dong Tao thuộc ngân hàng Credit Suisse ở Hồng Kông, nói. "Trong thập kỷ trước, lạm phát khoảng 1,8% một năm, nhưng trong thập niên tới, lạm phát có thể gần 5%".
Những tác động từ việc nâng lương rất lớn, không chỉ với người tiêu dùng nội địa mà còn thậm chí tới lĩnh vực xuất khẩu. Khi lương công nhân và chi phí sản xuất tăng, các nhà máy ở vùng duyên hải đòi giá cao hơn đối với hàng hóa xuất ra nước ngoài. Việc này có nghĩa là người Mỹ, châu Âu và các nước khác sẽ phải trả nhiều hơn cho hàng hóa và họ sẽ tìm đến các nhà cung cấp với giá thấp hơn ở các nước khác.
"Tôi nghe nói, nhiều nhà xuất khẩu của Trung Quốc đã từ chối các đơn hàng từ Wal-Mart và các hãng bán lẻ khác ở phương Tây", ông Tao nói. "Tôi đã theo dõi kinh tế Trung Quốc trong suốt một thời gian dài, và trước đây, tôi chưa bao giờ nghe nói về những việc như vậy".