Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất kể từ 1999
Năm 2012, GDP Trung Quốc tăng trưởng 7,8%, trở thành năm tăng trưởng thấp nhất kể từ 1999
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7,9% trong quý 4 vừa qua so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu sự phục hồi tăng trưởng sau 7 quý liền giảm tốc. Tuy nhiên, những bất ổn tiếp tục duy trì trên nền kinh tế toàn cầu đồng nghĩa với việc Bắc Kinh có thể còn phải tiếp tục giữ chính sách hỗ trợ nền kinh tế.
Tin từ Reuters cho biết, mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới đạt được trong quý 4 cao hơn so với mức tăng 7,4% đạt được trong quý 3, thời điểm mà kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất kể từ mức đáy trong thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tính cả năm, GDP Trung Quốc tăng trưởng 7,8%, đưa năm 2012 trở thành năm tăng trưởng thấp nhất của nền kinh tế này kể từ năm 1999.
Các con số trên được cơ quan thống kê Trung Quốc công bố hôm nay, 18/1, cao hơn đôi chút so với dự báo của giới quan sát đưa ra trước đó. Một cuộc điều tra do hãng tin Reuters tiến hành dự báo GDP Trung Quốc tăng 7,8% trong quý 4 và 7,7% trong cả năm 2012.
“Xung lực tăng trưởng vào cuối năm khá mạnh, nhưng đó chưa thực sự phải là một sự khởi sắc gây bất ngờ”, chuyên gia kinh tế Ken Peng thuộc ngân hàng BNP Paribas ở Bắc Kinh nói. “Trong nửa đầu năm nay, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tương đối vững vàng, nhưng xu hướng tăng trưởng của Trung Quốc vẫn đang chậm lại”.
Mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 2012 mà Bắc Kinh đặt ra là 7,5%, thấp hơn mức mục tiêu 8% của 8 năm trước đó. Điều này cho thấy cam kết của Chính phủ Trung Quốc trong việc thực hiện những thay đổi mang tính chất cơ cấu. Một số nguồn tin cho hay, mục tiêu tăng trưởng mà Bắc Kinh đề ra cho năm 2013 này sẽ ở mức 7,5%.
Sự phục hồi tăng trưởng trong quý 4 của Trung Quốc đã được báo trước bởi sự tăng tốc trong sản lượng công nghiệp các tháng 10-11, cũng như mức tăng mạnh của kim ngạch xuất khẩu trong tháng 12. Mặc dù vậy, một số chuyên gia cho rằng, việc xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh trong tháng trước chỉ là tạm thời.
Trong tháng 12, xuất khẩu của Trung Quốc tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước, vượt xa mức kỳ vọng 4% của thị trường và mức tăng 2,9% đạt được trong tháng 11.
Trong bối cảnh thiếu vắng một kế hoạch kích thích kinh tế khổng lồ, Bắc Kinh đã đẩy nhanh tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng và các biện pháp khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu vào các thiết bị gia dụng tiết kiệm nhiên liệu nhằm hỗ trợ tăng trưởng.
Bên cạnh việc cảnh báo những khó khăn kinh tế toàn cầu có thể kéo dài hơn dự báo, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cam kết sẽ duy trì chính sách linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế trong năm 2012 này để giữ tăng trưởng ổn định.
Sự ổn định kinh tế được xem là có vai trò quan trọng đối với hai nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc là ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường, hai nhân vật dự kiến sẽ trở thành Chủ tịch nước và Thủ tướng Trung Quốc vào tháng 3 năm nay. Cả hai đều đã đưa ra lời hứa thúc đẩy các cải cách cơ cấu nhằm duy trì tăng trưởng bền vững trong dài hạn.
Sau khi cắt giảm lãi suất 2 lần vào giữa năm 2012 và hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc 3 lần kể từ cuối năm 2011, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã chuyển sang bơm vốn ngắn hạn vào thị trường thông qua hoạt động thị trường mở để điều hành chính sách tiền tệ. Điều này cho thấy, BPoC lo ngại làm gia tăng các áp lực giá cả hoặc tạo đà cho bong bóng bất động sản.
Tin từ Reuters cho biết, mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới đạt được trong quý 4 cao hơn so với mức tăng 7,4% đạt được trong quý 3, thời điểm mà kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất kể từ mức đáy trong thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tính cả năm, GDP Trung Quốc tăng trưởng 7,8%, đưa năm 2012 trở thành năm tăng trưởng thấp nhất của nền kinh tế này kể từ năm 1999.
Các con số trên được cơ quan thống kê Trung Quốc công bố hôm nay, 18/1, cao hơn đôi chút so với dự báo của giới quan sát đưa ra trước đó. Một cuộc điều tra do hãng tin Reuters tiến hành dự báo GDP Trung Quốc tăng 7,8% trong quý 4 và 7,7% trong cả năm 2012.
“Xung lực tăng trưởng vào cuối năm khá mạnh, nhưng đó chưa thực sự phải là một sự khởi sắc gây bất ngờ”, chuyên gia kinh tế Ken Peng thuộc ngân hàng BNP Paribas ở Bắc Kinh nói. “Trong nửa đầu năm nay, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tương đối vững vàng, nhưng xu hướng tăng trưởng của Trung Quốc vẫn đang chậm lại”.
Mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 2012 mà Bắc Kinh đặt ra là 7,5%, thấp hơn mức mục tiêu 8% của 8 năm trước đó. Điều này cho thấy cam kết của Chính phủ Trung Quốc trong việc thực hiện những thay đổi mang tính chất cơ cấu. Một số nguồn tin cho hay, mục tiêu tăng trưởng mà Bắc Kinh đề ra cho năm 2013 này sẽ ở mức 7,5%.
Sự phục hồi tăng trưởng trong quý 4 của Trung Quốc đã được báo trước bởi sự tăng tốc trong sản lượng công nghiệp các tháng 10-11, cũng như mức tăng mạnh của kim ngạch xuất khẩu trong tháng 12. Mặc dù vậy, một số chuyên gia cho rằng, việc xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh trong tháng trước chỉ là tạm thời.
Trong tháng 12, xuất khẩu của Trung Quốc tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước, vượt xa mức kỳ vọng 4% của thị trường và mức tăng 2,9% đạt được trong tháng 11.
Trong bối cảnh thiếu vắng một kế hoạch kích thích kinh tế khổng lồ, Bắc Kinh đã đẩy nhanh tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng và các biện pháp khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu vào các thiết bị gia dụng tiết kiệm nhiên liệu nhằm hỗ trợ tăng trưởng.
Bên cạnh việc cảnh báo những khó khăn kinh tế toàn cầu có thể kéo dài hơn dự báo, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cam kết sẽ duy trì chính sách linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế trong năm 2012 này để giữ tăng trưởng ổn định.
Sự ổn định kinh tế được xem là có vai trò quan trọng đối với hai nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc là ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường, hai nhân vật dự kiến sẽ trở thành Chủ tịch nước và Thủ tướng Trung Quốc vào tháng 3 năm nay. Cả hai đều đã đưa ra lời hứa thúc đẩy các cải cách cơ cấu nhằm duy trì tăng trưởng bền vững trong dài hạn.
Sau khi cắt giảm lãi suất 2 lần vào giữa năm 2012 và hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc 3 lần kể từ cuối năm 2011, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã chuyển sang bơm vốn ngắn hạn vào thị trường thông qua hoạt động thị trường mở để điều hành chính sách tiền tệ. Điều này cho thấy, BPoC lo ngại làm gia tăng các áp lực giá cả hoặc tạo đà cho bong bóng bất động sản.