Kính xây dựng “điêu đứng” không chỉ vì dầu!
Khi kê khai thuế, các nhà nhập khẩu đã hạ độ dày của kính xuống thấp nhằm giảm thuế
Mới đây, Hiệp hội Kính và Thuỷ tinh Việt Nam (Vieglass) đã chính thức đề nghị Chính phủ cho phép áp dụng hàng rào kỹ thuật đối với ba dòng sản phẩm kính cán, kính kéo và kính nổi nhập khẩu trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành của Việt Nam.
Theo đó, Vieglass sẽ đóng vai trò tư vấn về kiểm định chất lượng các sản phẩm này khi nhập khẩu vào Việt Nam, đảm bảo phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn đã ban hành.
Chưa khi nào lượng kính nhập khẩu lại lên đên xấp xỉ 12 triệu m2 quy tiêu chuẩn trong vòng có 7 tháng đầu năm 2008. Cũng chưa khi nào tình trạng bát nháo, nhập nhèm chủng loại kính trong các công trình xây dựng lại tiếp tục bị dư luận và người tiêu dùng than phiền nhiều như hiện nay.
“Hàng rào kỹ thuật” đang bị bỏ ngỏ
Từ lâu việc sử dụng hàng rào kỹ thuật là biện pháp phòng ngừa đã trở nên phổ biến và không bị coi là sự đòi hỏi quá lớn của các doanh nghiệp.
Nhìn sang các nước lân cận trong khu vực, những nước luôn sống trong cuộc cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu gian lận thương mại và kém chất lượng có nguồn gốc từ Trung Quốc để thấy, hàng rào kỹ thuật luôn được các hiệp hội doanh nghiệp sử dụng như một vũ khí hữu hiệu để xác lập vị thế cạnh tranh cân bằng và sòng phẳng. Điều này không hề trái với những điều khoản của WTO về cấm các biện pháp bảo hộ cạnh tranh không lành mạnh.
Khi kê khai thuế, các nhà nhập khẩu đã hạ độ dày của kính xuống thấp nhằm giảm thuế, nhưng sau đó lại bắt tay với chủ đầu tư để đưa kính không đủ độ dày đạt chuẩn vào công trình xây dựng cao tầng.
Cũng từ đây, những loại kính cán cong vênh lớn, nhiều bọt, dễ vỡ, các loại kính chuyển màu quá độ và không bảo đảm màu tiêu chuẩn vẫn có... đất diễn.
Nếu coi giá cả thấp là yếu tố cạnh tranh, thì rất nhiều doanh nhân ngành kính trong nước cũng chỉ ra rằng, sẽ là vô lý khi cùng một chủng loại kính như nhau, yếu tố kỹ thuật tương đồng mà cứ mỗi m2 kính quy tiêu chuẩn nhập khẩu lại có thể thấp hơn kính Việt Nam từ 10.000-15.000 đồng.
Một số doanh nghiệp nhập khẩu còn kê khai giá trị tính thuế thấp hơn giá trị thực của sản phẩm tới 50%-70%. Suy ra, giá thành của họ chỉ bằng 30%-40% giá thành sản xuất tại Việt Nam!
Các nhà sản xuất kính Việt Nam đã ngồi với nhau và tính toán kỹ bài toán đầu vào dựa trên các thông số kỹ thuật về công nghệ sản xuất, so sánh với công nghệ sản xuất kính của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đi đến khẳng định: nếu cộng đủ chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển và tính đúng, tính đủ thuế suất áp cho các chủng loại hàng hoá thì dù giá nhiên liệu thấp hơn, chắc chắn giá bán của họ tại Việt Nam cũng không thể thấp như thực tại trên thị trường!
Nghịch lý bị lợi dụng
Khi đưa vấn đề này ra, Vieglass cũng gặp những phản ứng khá mạnh từ các doanh nghiệp nhập khẩu. Họ cho rằng, giá kính thành phẩm tại Việt Nam cao hơn hiện nay là chuyện tất nhiên, bởi chi phí nhiên liệu, cụ thể là giá dầu mazut tại Việt Nam quá cao so với các nước xung quanh.
Quả là những tháng gần đây, chi phí cho dầu mazut, nhiên liệu chính trong lò nung dùng cho sản xuất kính tại Việt Nam ở mức khá cao so với các nước trong khu vực.
Khi giá dầu thế giới lên đến 140 USD/thùng thì các nhà máy phải mua dầu mazut với mức 13.000 đồng/kg thay vì 6.500 đồng như trước, so với bên ngoài lại là tăng 236%. Càng vô lý và thiệt thòi cho doanh nghiệp kính khi giá dầu thế giới và khu vực giảm xuống 61-64 USD/thùng, giá dầu mazut giảm xuống 50% nhưng giá dầu mazut tại Việt Nam vẫn ở mức 11.900 đồng/kg, nghĩa là cao gấp hai lần giá dầu so với bên ngoài.
Đáng tiếc là, trong khi việc điều chỉnh giá dầu tại Việt Nam chưa thể thực thi và trong khi thuế nhập khẩu kính còn ở mức thấp (5%), vô hình chung cán cân cạnh tranh nghiêng về phía đối thủ nước ngoài.
Trong bối cảnh nhạy cảm như hiện nay, nếu giá dầu không điều chỉnh giảm cân bằng với giá dầu thế giới và khu vực, nếu nguồn kính nhập khẩu tiếp tục tràn không được kiểm soát về chất lượng, sức mua, và thuế suất vẫn duy trì ở mức 5% như hiện nay, chắc chắn sẽ có nhiều doanh nghiệp kính phải dừng lò, thậm chí phải đối diện nguy cơ phá sản.
Theo đó, Vieglass sẽ đóng vai trò tư vấn về kiểm định chất lượng các sản phẩm này khi nhập khẩu vào Việt Nam, đảm bảo phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn đã ban hành.
Chưa khi nào lượng kính nhập khẩu lại lên đên xấp xỉ 12 triệu m2 quy tiêu chuẩn trong vòng có 7 tháng đầu năm 2008. Cũng chưa khi nào tình trạng bát nháo, nhập nhèm chủng loại kính trong các công trình xây dựng lại tiếp tục bị dư luận và người tiêu dùng than phiền nhiều như hiện nay.
“Hàng rào kỹ thuật” đang bị bỏ ngỏ
Từ lâu việc sử dụng hàng rào kỹ thuật là biện pháp phòng ngừa đã trở nên phổ biến và không bị coi là sự đòi hỏi quá lớn của các doanh nghiệp.
Nhìn sang các nước lân cận trong khu vực, những nước luôn sống trong cuộc cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu gian lận thương mại và kém chất lượng có nguồn gốc từ Trung Quốc để thấy, hàng rào kỹ thuật luôn được các hiệp hội doanh nghiệp sử dụng như một vũ khí hữu hiệu để xác lập vị thế cạnh tranh cân bằng và sòng phẳng. Điều này không hề trái với những điều khoản của WTO về cấm các biện pháp bảo hộ cạnh tranh không lành mạnh.
Khi kê khai thuế, các nhà nhập khẩu đã hạ độ dày của kính xuống thấp nhằm giảm thuế, nhưng sau đó lại bắt tay với chủ đầu tư để đưa kính không đủ độ dày đạt chuẩn vào công trình xây dựng cao tầng.
Cũng từ đây, những loại kính cán cong vênh lớn, nhiều bọt, dễ vỡ, các loại kính chuyển màu quá độ và không bảo đảm màu tiêu chuẩn vẫn có... đất diễn.
Nếu coi giá cả thấp là yếu tố cạnh tranh, thì rất nhiều doanh nhân ngành kính trong nước cũng chỉ ra rằng, sẽ là vô lý khi cùng một chủng loại kính như nhau, yếu tố kỹ thuật tương đồng mà cứ mỗi m2 kính quy tiêu chuẩn nhập khẩu lại có thể thấp hơn kính Việt Nam từ 10.000-15.000 đồng.
Một số doanh nghiệp nhập khẩu còn kê khai giá trị tính thuế thấp hơn giá trị thực của sản phẩm tới 50%-70%. Suy ra, giá thành của họ chỉ bằng 30%-40% giá thành sản xuất tại Việt Nam!
Các nhà sản xuất kính Việt Nam đã ngồi với nhau và tính toán kỹ bài toán đầu vào dựa trên các thông số kỹ thuật về công nghệ sản xuất, so sánh với công nghệ sản xuất kính của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đi đến khẳng định: nếu cộng đủ chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển và tính đúng, tính đủ thuế suất áp cho các chủng loại hàng hoá thì dù giá nhiên liệu thấp hơn, chắc chắn giá bán của họ tại Việt Nam cũng không thể thấp như thực tại trên thị trường!
Nghịch lý bị lợi dụng
Khi đưa vấn đề này ra, Vieglass cũng gặp những phản ứng khá mạnh từ các doanh nghiệp nhập khẩu. Họ cho rằng, giá kính thành phẩm tại Việt Nam cao hơn hiện nay là chuyện tất nhiên, bởi chi phí nhiên liệu, cụ thể là giá dầu mazut tại Việt Nam quá cao so với các nước xung quanh.
Quả là những tháng gần đây, chi phí cho dầu mazut, nhiên liệu chính trong lò nung dùng cho sản xuất kính tại Việt Nam ở mức khá cao so với các nước trong khu vực.
Khi giá dầu thế giới lên đến 140 USD/thùng thì các nhà máy phải mua dầu mazut với mức 13.000 đồng/kg thay vì 6.500 đồng như trước, so với bên ngoài lại là tăng 236%. Càng vô lý và thiệt thòi cho doanh nghiệp kính khi giá dầu thế giới và khu vực giảm xuống 61-64 USD/thùng, giá dầu mazut giảm xuống 50% nhưng giá dầu mazut tại Việt Nam vẫn ở mức 11.900 đồng/kg, nghĩa là cao gấp hai lần giá dầu so với bên ngoài.
Đáng tiếc là, trong khi việc điều chỉnh giá dầu tại Việt Nam chưa thể thực thi và trong khi thuế nhập khẩu kính còn ở mức thấp (5%), vô hình chung cán cân cạnh tranh nghiêng về phía đối thủ nước ngoài.
Trong bối cảnh nhạy cảm như hiện nay, nếu giá dầu không điều chỉnh giảm cân bằng với giá dầu thế giới và khu vực, nếu nguồn kính nhập khẩu tiếp tục tràn không được kiểm soát về chất lượng, sức mua, và thuế suất vẫn duy trì ở mức 5% như hiện nay, chắc chắn sẽ có nhiều doanh nghiệp kính phải dừng lò, thậm chí phải đối diện nguy cơ phá sản.