Làm gì để "giữ vững" FDI?
Việt Nam đang đứng trước một năm 2009 được dự báo là có nhiều khó khăn
Ngày 28/11, Thời báo Kinh tế Việt Nam và Câu lạc bộ Rồng Vàng đã tổ chức cuộc tọa đàm về hoạt động đầu tư tại Việt Nam (Vietnam FDI Dialogue).
Theo Giáo sư Đào Nguyên Cát, Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam, hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong năm 2008 rất ấn tượng với số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam cho đến thời điểm này đã đạt hơn 60 tỷ USD. Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước một năm 2009 được dự báo là có nhiều khó khăn.
2008, ấn tượng con số
Theo ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cho đến thời điểm này, chỉ tính riêng dự án đang còn hiệu lực, Việt Nam đã thu hút được 9.581 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 142,2 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt 53,5 tỷ USD, chiếm 37,6% tổng vốn đăng ký.
Nếu như trong 21 năm, chúng ta mới thu hút được trên 142 tỷ USD thì trong 3 năm gần đây, vốn FDI đăng ký đã đạt trên 90 tỷ USD. Riêng năm 2007 và 10 tháng đầu năm 2008, vốn FDI đăng ký đã đạt 81,3 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt trên 18 tỷ USD.
“Hiện FDI đã chiếm 25% tổng đầu tư toàn xã hội. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam”, ông Thắng nhận xét.
Về việc FDI tăng mạnh trong hai năm gần đây, ông Ngô Quang Xuân, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, người từng tham gia quá trình đàm phán gia nhập WTO, cho rằng việc thu hút vốn FDI tăng mạnh trong thời gian qua là kết quả của việc Việt Nam hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. “Nhiều tổ chức cho biết họ đến Việt Nam đầu tư cũng là vì ta đã gia nhập WTO”. Ông Xuân nói.
Tuy nhiên, nhìn nhận thách thức lớn trước mắt đến từ khủng hoảng tài chính thế giới đang tiếp diễn, ông Phan Hữu Thắng đặt vấn đề: liệu cái “đà” này có tiếp diễn trong năm 2009 và 2010? Nhà nước phải làm gì để thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy giải ngân?
2009, trăm mối lo
Các chuyên gia tại cuộc tọa đàm đều cho rằng, năm 2009 sẽ là năm khó khăn cho đầu tư nước ngoài.
Theo ông Ngô Quang Xuân, nhiều yếu điểm của nền kinh tế hiện nay đang bộc lộ. "Chúng ta không đứng một mình một “sân” nữa. Thế giới khủng hoảng thì ta cũng phải bị ảnh hưởng, đặc biệt là đầu tư", ông nói.
Trong bối cảnh các nguồn vốn FDI, đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII), hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) chiếm trên 30% tổng đầu tư toàn xã hội, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan lập luận “Nền kinh tế như thế thì làm sao không chịu xáo trộn? Ngay từ đầu tôi cho là sẽ có tác động khá mạnh”, ông nói.
Nhận định khó khăn trước mắt, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng tuy lượng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký thì ấn tượng, nhưng "khả năng giải ngân còn phải xem lại". Nhiều doanh nghiệp đầu tư trên cơ sở vốn vay, nhưng tiếp cận vốn ngân hàng hiện nay không dễ dàng. Thứ hai là nhiều doanh nghiệp FDI sản xuât tại Việt Nam nhưng sản phẩm chủ yếu bán ra thị trường thế giới, nên khi thị trường thế giới khó khăn thì họ cũng không thể không gặp khó khăn.
Ngay việc nhận định mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng đến thu hút vốn FDI cũng đã là một trở ngại lớn. “Công tác dự báo của chúng ta còn thiếu chuẩn xác. Dự báo như thế nào cho năm 2009-2010 là hết sức khó khăn”, ông Phan Hữu Thắng cho hay.
Yếu điểm cụ thể trong thu hút vốn FDI lại được chỉ ra là những hạn chế về hạ tầng, nguồn nhân lực... Các vấn đề liên quan đến quy hoạch cảng biển, lao động cho các doanh nghiệp công nghệ cao… cũng chưa đáp ứng hết được.
“Chúng tôi rất lo nếu năm nay vốn đăng ký là 60 tỷ USD nhưng năm sau ít đi thì hình ảnh Việt Nam sẽ xấu đi, mặc dù không phải ta yếu kém”, ông Thắng bộc bạch.
Ở một góc nhìn tích cực hơn, nguyên Phó thủ thướng Vũ Khoan cho rằng Việt Nam vẫn còn cơ hội trong thu hút đầu tư nước ngoài trong các năm tới.
Ông phân tích: thứ nhất chính trị Việt Nam vẫn ổn định và các nhà đầu tư sẽ hướng tới thị trường Việt Nam, là một lợi thế. Thứ hai, dù sao đi nữa Việt Nam vẫn có thể duy trì mức tăng trưởng 6,5%/năm.
Thứ ba, đây là cơ hội cơ cấu lại. Ngành ngân hàng, tài chính đang cơ cấu lại, sản xuất cũng đang cơ cấu lại... Cuối cùng, kinh nghiệm khủng hoảng năm 1997 cũng đã giúp Việt Nam có bài học và kinh nghiệm.
“Tôi cho là Việt Nam có khả năng vượt qua cơn bão lần này với ít thiệt hại”, nguyên Phó thủ tướng bình luận.
Giải pháp đã “le lói”
Đi tìm giải pháp, theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, nhiệm vụ quan trọng nhất năm tới là làm sao rút ngắn khoảng cách giữa vốn FDI giải ngân và đăng ký, cũng như tập trung xem xét cấp phép cho các dự án, đặc biệt là số dự án Thủ tướng đã đồng ý về nguyên tắc.
Nhiều giải pháp cụ thể đã được đưa ra thảo luận tại buổi tọa đàm. Ông Phan Hữu Thắng cho rằng trong các dự án tiềm năng, cần cố gắng cấp phép được một nửa. Tiếp tục rà soát lại các dự án, rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, giao đất… Quan tâm giải ngân các dự án quy mô vốn lớn đã cấp phép trong vài năm gần đây.
Luật pháp phải tiếp tục hoàn thiện hơn. Thu thập kiến nghị từ doanh nghiệp, nhiều điểm còn chồng chéo, mặc dù đã xử lý nhưng phải tiếp tục rà soát, khẩn chương ban hành những văn bản hướng dẫn thi hành các luật mới liên quan đến đầu tư kinh doanh.
Theo ông Thắng, vấn đề lao động và hạ tầng cũng đang rất cấp thiết. Hạ tầng giao thông, điện… còn yếu và thiếu, đã thể hiện rất rõ trong giai đoạn vừa qua. Còn về lao động, cần giải quyết vấn đề đình công vừa qua xảy ra khá nhiều. Để xử lý dứt điểm vấn đề này thì các doanh nghiệp FDI cũng nên được khuyến khích xem xét lại tiền lương, tiền công để người lao động hăng hái, bám doanh nghiệp hơn.
Lấy dẫn chứng từ các nước đang gặp khủng hoảng, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan đặt vấn đề rằng trong hoàn cảnh này, ngoài việc tung tiền hỗ trợ thì các nước còn sử dụng ba đòn bẩy: thuế, lãi suất và tỷ giá.
Việt Nam đến nay mới điều chỉnh tỷ giá cho biên độ rộng ra. Các ngân hàng cũng liên tục điều chỉnh lãi suất. Riêng về thuế thì chưa có thay đổi nhiều. Nguyên Phó thủ tướng nêu quan điểm cần phản ánh lên Chính phủ về việc sử dụng đòn bẩy này, cần trình Quốc hội để thực hiện sớm.
* Doanh thu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong tháng 11 năm 2008 là 4,8 tỷ USD, tổng doanh thu 11 tháng đầu năm 2008 ước đạt 45,4 tỷ USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong 11 tháng qua ước đạt 22,2 tỷ USD, tăng 24,9% so với cùng kỳ; nhập khẩu ước đạt 26,2 tỷ USD, tăng 34,2% so với cùng kỳ năm trước; nộp ngân sách ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ.
Trong tháng 11 năm 2008, khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thu hút thêm khoảng 17.000 lao động, đưa tổng số lao động tính đến thời điểm này là 1,452 triệu lao động, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Giáo sư Đào Nguyên Cát, Tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam, hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong năm 2008 rất ấn tượng với số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam cho đến thời điểm này đã đạt hơn 60 tỷ USD. Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước một năm 2009 được dự báo là có nhiều khó khăn.
2008, ấn tượng con số
Theo ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cho đến thời điểm này, chỉ tính riêng dự án đang còn hiệu lực, Việt Nam đã thu hút được 9.581 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 142,2 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt 53,5 tỷ USD, chiếm 37,6% tổng vốn đăng ký.
Nếu như trong 21 năm, chúng ta mới thu hút được trên 142 tỷ USD thì trong 3 năm gần đây, vốn FDI đăng ký đã đạt trên 90 tỷ USD. Riêng năm 2007 và 10 tháng đầu năm 2008, vốn FDI đăng ký đã đạt 81,3 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt trên 18 tỷ USD.
“Hiện FDI đã chiếm 25% tổng đầu tư toàn xã hội. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam”, ông Thắng nhận xét.
Về việc FDI tăng mạnh trong hai năm gần đây, ông Ngô Quang Xuân, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, người từng tham gia quá trình đàm phán gia nhập WTO, cho rằng việc thu hút vốn FDI tăng mạnh trong thời gian qua là kết quả của việc Việt Nam hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. “Nhiều tổ chức cho biết họ đến Việt Nam đầu tư cũng là vì ta đã gia nhập WTO”. Ông Xuân nói.
Tuy nhiên, nhìn nhận thách thức lớn trước mắt đến từ khủng hoảng tài chính thế giới đang tiếp diễn, ông Phan Hữu Thắng đặt vấn đề: liệu cái “đà” này có tiếp diễn trong năm 2009 và 2010? Nhà nước phải làm gì để thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy giải ngân?
2009, trăm mối lo
Các chuyên gia tại cuộc tọa đàm đều cho rằng, năm 2009 sẽ là năm khó khăn cho đầu tư nước ngoài.
Theo ông Ngô Quang Xuân, nhiều yếu điểm của nền kinh tế hiện nay đang bộc lộ. "Chúng ta không đứng một mình một “sân” nữa. Thế giới khủng hoảng thì ta cũng phải bị ảnh hưởng, đặc biệt là đầu tư", ông nói.
Trong bối cảnh các nguồn vốn FDI, đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII), hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) chiếm trên 30% tổng đầu tư toàn xã hội, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan lập luận “Nền kinh tế như thế thì làm sao không chịu xáo trộn? Ngay từ đầu tôi cho là sẽ có tác động khá mạnh”, ông nói.
Nhận định khó khăn trước mắt, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng tuy lượng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký thì ấn tượng, nhưng "khả năng giải ngân còn phải xem lại". Nhiều doanh nghiệp đầu tư trên cơ sở vốn vay, nhưng tiếp cận vốn ngân hàng hiện nay không dễ dàng. Thứ hai là nhiều doanh nghiệp FDI sản xuât tại Việt Nam nhưng sản phẩm chủ yếu bán ra thị trường thế giới, nên khi thị trường thế giới khó khăn thì họ cũng không thể không gặp khó khăn.
Ngay việc nhận định mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng đến thu hút vốn FDI cũng đã là một trở ngại lớn. “Công tác dự báo của chúng ta còn thiếu chuẩn xác. Dự báo như thế nào cho năm 2009-2010 là hết sức khó khăn”, ông Phan Hữu Thắng cho hay.
Yếu điểm cụ thể trong thu hút vốn FDI lại được chỉ ra là những hạn chế về hạ tầng, nguồn nhân lực... Các vấn đề liên quan đến quy hoạch cảng biển, lao động cho các doanh nghiệp công nghệ cao… cũng chưa đáp ứng hết được.
“Chúng tôi rất lo nếu năm nay vốn đăng ký là 60 tỷ USD nhưng năm sau ít đi thì hình ảnh Việt Nam sẽ xấu đi, mặc dù không phải ta yếu kém”, ông Thắng bộc bạch.
Ở một góc nhìn tích cực hơn, nguyên Phó thủ thướng Vũ Khoan cho rằng Việt Nam vẫn còn cơ hội trong thu hút đầu tư nước ngoài trong các năm tới.
Ông phân tích: thứ nhất chính trị Việt Nam vẫn ổn định và các nhà đầu tư sẽ hướng tới thị trường Việt Nam, là một lợi thế. Thứ hai, dù sao đi nữa Việt Nam vẫn có thể duy trì mức tăng trưởng 6,5%/năm.
Thứ ba, đây là cơ hội cơ cấu lại. Ngành ngân hàng, tài chính đang cơ cấu lại, sản xuất cũng đang cơ cấu lại... Cuối cùng, kinh nghiệm khủng hoảng năm 1997 cũng đã giúp Việt Nam có bài học và kinh nghiệm.
“Tôi cho là Việt Nam có khả năng vượt qua cơn bão lần này với ít thiệt hại”, nguyên Phó thủ tướng bình luận.
Giải pháp đã “le lói”
Đi tìm giải pháp, theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, nhiệm vụ quan trọng nhất năm tới là làm sao rút ngắn khoảng cách giữa vốn FDI giải ngân và đăng ký, cũng như tập trung xem xét cấp phép cho các dự án, đặc biệt là số dự án Thủ tướng đã đồng ý về nguyên tắc.
Nhiều giải pháp cụ thể đã được đưa ra thảo luận tại buổi tọa đàm. Ông Phan Hữu Thắng cho rằng trong các dự án tiềm năng, cần cố gắng cấp phép được một nửa. Tiếp tục rà soát lại các dự án, rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, giao đất… Quan tâm giải ngân các dự án quy mô vốn lớn đã cấp phép trong vài năm gần đây.
Luật pháp phải tiếp tục hoàn thiện hơn. Thu thập kiến nghị từ doanh nghiệp, nhiều điểm còn chồng chéo, mặc dù đã xử lý nhưng phải tiếp tục rà soát, khẩn chương ban hành những văn bản hướng dẫn thi hành các luật mới liên quan đến đầu tư kinh doanh.
Theo ông Thắng, vấn đề lao động và hạ tầng cũng đang rất cấp thiết. Hạ tầng giao thông, điện… còn yếu và thiếu, đã thể hiện rất rõ trong giai đoạn vừa qua. Còn về lao động, cần giải quyết vấn đề đình công vừa qua xảy ra khá nhiều. Để xử lý dứt điểm vấn đề này thì các doanh nghiệp FDI cũng nên được khuyến khích xem xét lại tiền lương, tiền công để người lao động hăng hái, bám doanh nghiệp hơn.
Lấy dẫn chứng từ các nước đang gặp khủng hoảng, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan đặt vấn đề rằng trong hoàn cảnh này, ngoài việc tung tiền hỗ trợ thì các nước còn sử dụng ba đòn bẩy: thuế, lãi suất và tỷ giá.
Việt Nam đến nay mới điều chỉnh tỷ giá cho biên độ rộng ra. Các ngân hàng cũng liên tục điều chỉnh lãi suất. Riêng về thuế thì chưa có thay đổi nhiều. Nguyên Phó thủ tướng nêu quan điểm cần phản ánh lên Chính phủ về việc sử dụng đòn bẩy này, cần trình Quốc hội để thực hiện sớm.
* Doanh thu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong tháng 11 năm 2008 là 4,8 tỷ USD, tổng doanh thu 11 tháng đầu năm 2008 ước đạt 45,4 tỷ USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong 11 tháng qua ước đạt 22,2 tỷ USD, tăng 24,9% so với cùng kỳ; nhập khẩu ước đạt 26,2 tỷ USD, tăng 34,2% so với cùng kỳ năm trước; nộp ngân sách ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ.
Trong tháng 11 năm 2008, khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thu hút thêm khoảng 17.000 lao động, đưa tổng số lao động tính đến thời điểm này là 1,452 triệu lao động, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.