Lạm phát cao “làm khó” Trung Đông
Cuộc bùng nổ giá dầu trong thời gian gần đây “đốt lửa” cho cơn sốt giá thực phẩm và những sản phẩm thiết yếu khác ở Trung Đông
Cuộc bùng nổ giá dầu trong thời gian gần đây “đốt lửa” cho cơn sốt giá thực phẩm và những sản phẩm thiết yếu khác ở Trung Đông. Một cơn sốt đang vắt kiệt thu nhập của tầng lớp trung lưu và làm dấy lên các cuộc đình công, bạo động khắp nơi từ Morocco đến Vịnh Ba Tư.
Tại Jordan, giá các loại nhiên liệu được trợ giá leo thang nhanh chóng, buộc Chính phủ phải tháo bỏ hầu hết mọi hàng rào trợ giá, đẩy giá của một số nhiên liệu tăng 76% chỉ qua một đêm. Hiệu ứng đôminô chưa dừng lại khi chi phí cho thực phẩm thiết yếu đều tăng gấp đôi hoặc hơn. Mặc dù tỷ lệ lạm phát năm 2007 là 5,4% nhưng các nghiên cứu của chính phủ Jordan chỉ ra, những gia đình có mức thu nhập trung bình đang phải chi tiêu nhiều hơn cho thực phẩm và hàng tiêu dùng.
Tại Arập Xêút, khi lạm phát gần như ở mức số không trong một thập kỷ qua, thì gần đây con số chính thức đã chạm đến 6,5%.
Lạm phát có nhiều nguyên nhân khác nhau, từ việc tăng nhu cầu hàng hóa toàn cầu cho đến sự căng thẳng tiền tệ của những đồng tiền “neo” vào đồng USD đang suy yếu. Một nguyên nhân đáng chú ý là giá dầu “thăng thiên”, tăng gấp bốn lần kể từ năm 2002. Điều này một phần kích thích sự tăng trưởng kinh tế mới tại Vùng vịnh nhưng đồng thời lại đẩy nhiều người dân thường đến ranh giới của sự nghèo đói.
Một số chính phủ đã cố gắng làm dịu bớt ảnh hưởng của tình trạng giá cả leo thang bằng cách tăng lương hoặc tăng trợ giá hàng hóa. Tại Jordan, công nhân viên chức với mức thu nhập thấp hơn 300 Dinar (426 USD) được thêm 50 Dinar (70 USD); trên 300 Dinar thì mức tăng lương là 45 Dinar (64 USD). Nhưng hầu hết những người làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân thì không nhận được sự trợ cấp tương tự.
Sự thật là lạm phát “song hành” với sự giàu có mới đến từ dầu mỏ và người dân càng cảm nhận rõ tình trạng tham nhũng và bất công kinh tế, một số nhà phân tích bình luận.
Tại Yemen, giá bánh mỳ và các thực phẩm khác đã tăng gần gấp đôi trong bốn tháng qua và một cuộc nổi loạn vì giá cả thực phẩm đã khiến cho ít nhất là 12 người đã bị giết. Trung tâm tin tức của Morocco cũng cho biết, hôm thứ tư vừa rồi, 34 người đã bị kết án tù vì tham gia tham gia vào việc làm lũng đoạn giá lương thực. Mặc dù đã được kiểm soát chặt chẽ, Jordan vẫn đang phải chứng kiến những cuộc đình công và nổi loạn phi bạo lực.
Tại Bahrain và Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, lạm phát đang ở mức hai con số. Một số công nhân nước ngoài, chiếm phần lớn trong lực lượng lao động của nước này, đã đình công trong nhiều tháng nay vì sức mua của số tiền họ gửi về quê bị giảm sút mạnh.
“Với nhiều hàng hóa thiết yếu, chúng tôi không có mức giá của thị trường tự do mà chỉ có giá độc quyền. Dầu, xi măng, gạo, thịt, đường: đây là những hàng hóa được nhập khẩu độc quyền. Khi tham nhũng lan rộng từ các công trình hạ tầng sang giá cả thực phẩm là một vấn đề khác”, Samer Tawil, cựu bộ trưởng kinh tế Jordan bình luận.
Tại những nước vùng vịnh, những chính phủ giàu có nhờ giàu mỏ có thể đẩy mạnh chi tiêu. Trong tháng này, Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất đã tăng lương công nhân viên chức 70%; Oman tăng 43%. Arập Xêút cũng tăng lương và tăng trợ giá một số thực phẩm. Bahrain đã thành lập quỹ 100 triệu USD để phân phối cho những người bị ảnh hưởng nặng nhất từ tăng giá.
Nhưng cách tăng chi tiêu của chính phủ như thế này cũng có mặt trái là làm lạm phát tăng mạnh, các nhà kinh tế học nhận xét như vậy. Những đất nước ít có dầu để bán thì không được chọn cách làm như vậy.
Tại Jordan, giá các loại nhiên liệu được trợ giá leo thang nhanh chóng, buộc Chính phủ phải tháo bỏ hầu hết mọi hàng rào trợ giá, đẩy giá của một số nhiên liệu tăng 76% chỉ qua một đêm. Hiệu ứng đôminô chưa dừng lại khi chi phí cho thực phẩm thiết yếu đều tăng gấp đôi hoặc hơn. Mặc dù tỷ lệ lạm phát năm 2007 là 5,4% nhưng các nghiên cứu của chính phủ Jordan chỉ ra, những gia đình có mức thu nhập trung bình đang phải chi tiêu nhiều hơn cho thực phẩm và hàng tiêu dùng.
Tại Arập Xêút, khi lạm phát gần như ở mức số không trong một thập kỷ qua, thì gần đây con số chính thức đã chạm đến 6,5%.
Lạm phát có nhiều nguyên nhân khác nhau, từ việc tăng nhu cầu hàng hóa toàn cầu cho đến sự căng thẳng tiền tệ của những đồng tiền “neo” vào đồng USD đang suy yếu. Một nguyên nhân đáng chú ý là giá dầu “thăng thiên”, tăng gấp bốn lần kể từ năm 2002. Điều này một phần kích thích sự tăng trưởng kinh tế mới tại Vùng vịnh nhưng đồng thời lại đẩy nhiều người dân thường đến ranh giới của sự nghèo đói.
Một số chính phủ đã cố gắng làm dịu bớt ảnh hưởng của tình trạng giá cả leo thang bằng cách tăng lương hoặc tăng trợ giá hàng hóa. Tại Jordan, công nhân viên chức với mức thu nhập thấp hơn 300 Dinar (426 USD) được thêm 50 Dinar (70 USD); trên 300 Dinar thì mức tăng lương là 45 Dinar (64 USD). Nhưng hầu hết những người làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân thì không nhận được sự trợ cấp tương tự.
Sự thật là lạm phát “song hành” với sự giàu có mới đến từ dầu mỏ và người dân càng cảm nhận rõ tình trạng tham nhũng và bất công kinh tế, một số nhà phân tích bình luận.
Tại Yemen, giá bánh mỳ và các thực phẩm khác đã tăng gần gấp đôi trong bốn tháng qua và một cuộc nổi loạn vì giá cả thực phẩm đã khiến cho ít nhất là 12 người đã bị giết. Trung tâm tin tức của Morocco cũng cho biết, hôm thứ tư vừa rồi, 34 người đã bị kết án tù vì tham gia tham gia vào việc làm lũng đoạn giá lương thực. Mặc dù đã được kiểm soát chặt chẽ, Jordan vẫn đang phải chứng kiến những cuộc đình công và nổi loạn phi bạo lực.
Tại Bahrain và Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, lạm phát đang ở mức hai con số. Một số công nhân nước ngoài, chiếm phần lớn trong lực lượng lao động của nước này, đã đình công trong nhiều tháng nay vì sức mua của số tiền họ gửi về quê bị giảm sút mạnh.
“Với nhiều hàng hóa thiết yếu, chúng tôi không có mức giá của thị trường tự do mà chỉ có giá độc quyền. Dầu, xi măng, gạo, thịt, đường: đây là những hàng hóa được nhập khẩu độc quyền. Khi tham nhũng lan rộng từ các công trình hạ tầng sang giá cả thực phẩm là một vấn đề khác”, Samer Tawil, cựu bộ trưởng kinh tế Jordan bình luận.
Tại những nước vùng vịnh, những chính phủ giàu có nhờ giàu mỏ có thể đẩy mạnh chi tiêu. Trong tháng này, Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất đã tăng lương công nhân viên chức 70%; Oman tăng 43%. Arập Xêút cũng tăng lương và tăng trợ giá một số thực phẩm. Bahrain đã thành lập quỹ 100 triệu USD để phân phối cho những người bị ảnh hưởng nặng nhất từ tăng giá.
Nhưng cách tăng chi tiêu của chính phủ như thế này cũng có mặt trái là làm lạm phát tăng mạnh, các nhà kinh tế học nhận xét như vậy. Những đất nước ít có dầu để bán thì không được chọn cách làm như vậy.