Lạm phát cao nhất trong một thập kỷ
Gần như chắc chắn tốc độ tăng giá tiêu dùng cả năm nay sẽ vượt quá mốc 10%, tức là tăng 2 chữ số
Từ các số liệu về tốc độ tăng giá tiêu dùng mà Tổng cục Thống kê vừa công bố, có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý sau.
>>Chỉ số giá tiêu dùng bùng nổ
Thứ nhất, tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng 11 năm nay cao thứ hai trong các tháng tính từ đầu năm đến nay (chỉ đứng sau tốc độ tăng của tháng 2 (tăng 2,17%) - là tháng có Tết Nguyên đán).
Thứ hai, tính chung 11 tháng năm nay, giá tiêu dùng đã tăng cao gấp trên 1,5 lần tốc độ tăng giá 6% của cùng kỳ năm trước và cao nhất so với tốc độ tăng của cùng kỳ trong 11 năm trước đó (tính từ năm 1996).
Thứ ba, nếu tốc độ tăng giá tiêu dùng trong tháng 12 tới cũng bằng với tốc độ tăng 0,5% của tháng 12 năm trước, thì cả năm nay sẽ tăng xấp xỉ 10%.
Tuy nhiên, với những tác động của các yếu tố trong thời gian tới (sẽ được đề cập ở dưới) thì gần như chắc chắn, tốc độ tăng giá tiêu dùng cả năm nay sẽ vượt quá mốc 10%, tức là tăng 2 chữ số, cao nhất so với tốc độ tăng giá tiêu dùng cả năm trong 11 năm trước đó.
Thứ tư, giá tiêu dùng tăng cao tác động đến mức sống thực tế của những người tiêu dùng nói chung, nhưng tác động lớn nhất đối với những người có thu nhập thấp.
Những người có thu nhập thấp thường có tỷ trọng chi tiêu cho ăn uống trong tổng chi tiêu cho đời sống cao gấp rưỡi, gấp đôi những người có thu nhập cao. Trong khi đó, tốc độ tăng giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống cao gấp rưỡi tốc độ tăng giá chung và còn cao hơn nữa so với các hàng hóa, dịch vụ khác.
Như vậy, giá tiêu dùng tăng cao làm cho người nghèo càng khổ.
Thứ năm, giá bất động sản hiện đang tăng "kép": vừa do giá đất tăng, vừa do giá vật liệu xây dựng tăng cao. Giá nhà ở và vật liệu xây dựng năm nay còn tăng cao hơn cả giá lương thực,... đứng thứ hai sau tốc độ tăng của giá thực phẩm.
Thứ sáu, tốc độ tăng giá cao hơn lãi suất tiết kiệm, làm cho lãi suất thực âm.
Thứ bảy, có nhiều yếu tố làm cho giá tiêu dùng trong 11 tháng qua cũng như ước cả năm tăng cao. Đáng chú ý là những yếu tố sau:
- Lạm phát do chi phí đẩy, tức là do giá cả trên thị trường thế giới tăng cao, tác động đến chi phí đầu vào và tạo sức ép tăng giá cả sản phẩm đầu ra. Trong các mặt hàng nhập khẩu mà giá cả tăng cao so với cùng kỳ, đáng lưu ý có giá sắt thép, đặc biệt là phôi thép, phân bón, hóa chất và sản phẩm hóa chất, chất dẻo, nguyên phụ liệu thức ăn gia súc, bột mỳ, bông, sợi...
Nếu xét thêm yếu tố tăng tỷ giá (nhất là Euro, Bảng Anh, Yên Nhật và một số đồng bản tệ của Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines, Singapore,... là những nước mà nước ta nhập khẩu, nhập siêu lớn), thì giá nhập khẩu còn bị tăng "kép".
Cần nhớ rằng, tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng 11 chưa bao hàm yếu tố tăng giá xăng dầu vừa mới đây - mà xăng dầu là đầu vào và chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí của hàng loạt các ngành, các sản phẩm khác...
- Lạm phát do cung - cầu hàng hóa, dịch vụ năm nay gặp khó khăn hơn các năm trước. Sản lượng một số loại lương thực, thực phẩm tăng thấp, thậm chí còn bị giảm. Giảm thuế suất thuế nhập khẩu để tăng cung và giảm chi phí đầu vào không đạt được hiệu quả như ý muốn.
- Lạm phát do cầu kéo, chủ yếu do nhu cầu tăng trưởng kinh tế; do nhu cầu tiêu dùng và do lượng tiền trong lưu thông tăng. Lượng tiền trong lưu thông tăng do việc mua ngoại tệ với khối lượng lớn; các biện pháp giảm tiền ra lưu thông (như tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khống chế tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán không quá 3% tổng số dư nợ tín dụng...) tuy mạnh, nhưng lại chậm, mãi tới tháng 6 mới thực hiện.
Việc hút tiền về cũng chậm do lãi suất tín phiếu thấp, lãi suất huy động tiết kiệm giảm (gần đây mới tăng nhưng vẫn còn thấp hơn tốc độ tăng giá).
>>Chỉ số giá tiêu dùng bùng nổ
Thứ nhất, tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng 11 năm nay cao thứ hai trong các tháng tính từ đầu năm đến nay (chỉ đứng sau tốc độ tăng của tháng 2 (tăng 2,17%) - là tháng có Tết Nguyên đán).
Thứ hai, tính chung 11 tháng năm nay, giá tiêu dùng đã tăng cao gấp trên 1,5 lần tốc độ tăng giá 6% của cùng kỳ năm trước và cao nhất so với tốc độ tăng của cùng kỳ trong 11 năm trước đó (tính từ năm 1996).
Thứ ba, nếu tốc độ tăng giá tiêu dùng trong tháng 12 tới cũng bằng với tốc độ tăng 0,5% của tháng 12 năm trước, thì cả năm nay sẽ tăng xấp xỉ 10%.
Tuy nhiên, với những tác động của các yếu tố trong thời gian tới (sẽ được đề cập ở dưới) thì gần như chắc chắn, tốc độ tăng giá tiêu dùng cả năm nay sẽ vượt quá mốc 10%, tức là tăng 2 chữ số, cao nhất so với tốc độ tăng giá tiêu dùng cả năm trong 11 năm trước đó.
Thứ tư, giá tiêu dùng tăng cao tác động đến mức sống thực tế của những người tiêu dùng nói chung, nhưng tác động lớn nhất đối với những người có thu nhập thấp.
Những người có thu nhập thấp thường có tỷ trọng chi tiêu cho ăn uống trong tổng chi tiêu cho đời sống cao gấp rưỡi, gấp đôi những người có thu nhập cao. Trong khi đó, tốc độ tăng giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống cao gấp rưỡi tốc độ tăng giá chung và còn cao hơn nữa so với các hàng hóa, dịch vụ khác.
Như vậy, giá tiêu dùng tăng cao làm cho người nghèo càng khổ.
Thứ năm, giá bất động sản hiện đang tăng "kép": vừa do giá đất tăng, vừa do giá vật liệu xây dựng tăng cao. Giá nhà ở và vật liệu xây dựng năm nay còn tăng cao hơn cả giá lương thực,... đứng thứ hai sau tốc độ tăng của giá thực phẩm.
Thứ sáu, tốc độ tăng giá cao hơn lãi suất tiết kiệm, làm cho lãi suất thực âm.
Thứ bảy, có nhiều yếu tố làm cho giá tiêu dùng trong 11 tháng qua cũng như ước cả năm tăng cao. Đáng chú ý là những yếu tố sau:
- Lạm phát do chi phí đẩy, tức là do giá cả trên thị trường thế giới tăng cao, tác động đến chi phí đầu vào và tạo sức ép tăng giá cả sản phẩm đầu ra. Trong các mặt hàng nhập khẩu mà giá cả tăng cao so với cùng kỳ, đáng lưu ý có giá sắt thép, đặc biệt là phôi thép, phân bón, hóa chất và sản phẩm hóa chất, chất dẻo, nguyên phụ liệu thức ăn gia súc, bột mỳ, bông, sợi...
Nếu xét thêm yếu tố tăng tỷ giá (nhất là Euro, Bảng Anh, Yên Nhật và một số đồng bản tệ của Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines, Singapore,... là những nước mà nước ta nhập khẩu, nhập siêu lớn), thì giá nhập khẩu còn bị tăng "kép".
Cần nhớ rằng, tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng 11 chưa bao hàm yếu tố tăng giá xăng dầu vừa mới đây - mà xăng dầu là đầu vào và chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí của hàng loạt các ngành, các sản phẩm khác...
- Lạm phát do cung - cầu hàng hóa, dịch vụ năm nay gặp khó khăn hơn các năm trước. Sản lượng một số loại lương thực, thực phẩm tăng thấp, thậm chí còn bị giảm. Giảm thuế suất thuế nhập khẩu để tăng cung và giảm chi phí đầu vào không đạt được hiệu quả như ý muốn.
- Lạm phát do cầu kéo, chủ yếu do nhu cầu tăng trưởng kinh tế; do nhu cầu tiêu dùng và do lượng tiền trong lưu thông tăng. Lượng tiền trong lưu thông tăng do việc mua ngoại tệ với khối lượng lớn; các biện pháp giảm tiền ra lưu thông (như tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khống chế tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán không quá 3% tổng số dư nợ tín dụng...) tuy mạnh, nhưng lại chậm, mãi tới tháng 6 mới thực hiện.
Việc hút tiền về cũng chậm do lãi suất tín phiếu thấp, lãi suất huy động tiết kiệm giảm (gần đây mới tăng nhưng vẫn còn thấp hơn tốc độ tăng giá).