Lao động nữ nhập cư “gồng mình” trong khủng hoảng kinh tế
Lao động nữ nhập cư là đối tượng chịu nhiều tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế
Việc làm của công nhân nữ nhập cư tại nơi sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; Tiền lương cao hơn mức lương tối thiểu song thu nhập lại không tương xứng với công sức lao động bỏ ra.
Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo giới thiệu báo cáo nghiên cứu “Tác động của khủng hoảng tài chính kinh tế đối với công nhân nữ nhập cư và những nguy cơ về mua bán người” do Trung tâm hợp tác phát triển nguồn nhân lực (C&D) kết hợp với ActionAid Việt Nam tổ chức.
Việc làm bấp bênh
Đánh giá về đối tượng chịu tác động, ảnh hưởng nhiều nhất của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế, bà RieVejs Kjeldgaard, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam cho rằng, nhóm người dễ bị tổn thương nhất trong cuộc khủng hoảng này chính là lao động ở khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, người lao động dưới dạng hợp đồng ngắn hạn, hoặc lao động tạm thời, đặc biệt là phụ nữ.
Nghiên cứu của Trung tâm hợp tác phát triển nguồn nhân lực (C&D) và ActionAid Việt Nam cũng cho thấy, lao động nữ đã và đang chịu nhiều tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng này.
Theo báo cáo nghiên cứu, việc làm của phần lớn công nhân nữ nhập cư thuộc diện “bấp bênh”. Chỉ có 28% công nhân nữ nhập cư có hợp đồng không xác định thời hạn (Hà Nội là thấp nhất, chỉ 15%). Trong đó, có 10% công nhân nữ nhập cư đang ký hợp đồng miệng hoặc không ký hợp đồng lao động và 24% công nhân nữ nhập cư đang ký hợp đồng thời hạn dưới 12 tháng ngay cả khi đang làm việc trong các khu công nghiệp với những công việc không mang tính thời vụ. Thậm chí, có khoảng 2% công nhân nữ nhập cư không được biết “mặt mũi hợp đồng lao động ra sao”.
Tính chất bấp bênh trong việc làm của công nhân nữ còn thể hiện ở chỗ có tới 36% công nhân nữ nhập cư đã từng chuyển nơi làm việc từ 1 đến 5 lần trong 5 năm qua. Tỷ lệ chuyển nơi làm việc cao nhất là những công nhân nữ nhập cư ít tuổi.
Theo phản ánh của chính những công nhân nữ nhập cư, những tháng gần đây, nhiều công nhân đã bị doanh nghiệp cho nghỉ việc tạm thời để chờ việc với lý do không có đơn hàng, thiếu việc làm, khi nào doanh nghiệp có đơn đặt hàng sẽ “được gọi đi làm sau”.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là, nhiều chị em công nhân nữ nhập cư trong số này “được”cho nghỉ việc tạm thời nhưng không nhận được tiền trợ cấp hay hỗ trợ gì từ phía doanh nghiệp trong thời gian nghỉ việc. Một số chị em sau một thời gian nghỉ việc tạm thời đã bị buộc phải đi tìm việc làm ở doanh nghiệp khác, một số khác về quê.
Trao đổi về vấn đề này, nhiều doanh nghiệp cho rằng, do chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính, thiếu việc làm nên buộc phải để cho công nhân nghỉ việc tạm thời. Tuy nhiên, theo phản ánh của công nhân tại một số nhà máy, xí nghiệp, cường độ và thời gian lao động của họ vẫn luôn ở mức cao và căng thẳng.
Báo cáo nghiên cứu của Trung tâm hợp tác phát triển nguồn nhân lực (C&D) và Act!onaid cho thấy số công nhân làm việc đúng 8giờ/ngày chỉ đạt 78%; có 15% làm việc 9 đến 11 giờ /ngày, 7% làm việc 12giờ /ngày, thậm chí vẫn có những công nhân làm việc trên 12giờ/ngày.
Tiền lương không tương xứng
Mặc dù các doanh nghiệp đều điều chỉnh theo hướng tăng tiền lương tối thiểu những tháng đầu năm 2009, song hầu hết công nhân nữ nhập cư cho rằng, tiền lương, tiền công được trả chưa tương xứng với thời gian và công sức lao động mà họ bỏ ra.
Với tâm lý là những người “đi xin việc”, phần lớn các lao động nữ nhập cư đã không “dám” đòi hỏi và họ không được thương lượng, thỏa thuận về tiền lương, tiền công và cả thời gian làm thêm giờ. Do đó, họ phải chấp nhận mức lương và môi trường làm việc từ phía doanh nghiệp đưa ra.
Khảo sát của Trung tâm hợp tác phát triển nguồn nhân lực (C&D) và ActionAid Việt Nam cho thấy, tiền lương tháng 4/2009 của công nhân nữ nhập cư đều được doanh nghiệp trả cao hơn mức lương tối thiểu, song phần lớn chỉ cao hơn từ 50.000 – 200.000 đồng. Nhóm có tiền lương thấp nhất thuộc những công nhân nữ nhập cư chưa được đào tạo, không có tay nghề (mà nhóm công nhân này chiếm tới 78%).
Nhiều công nhân nữ nhập cư khẳng định, tiền công làm thêm giờ, làm vào ban đêm, trong ngày lễ, ngày ghỉ có hưởng lương của người lao động đã không được doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy định của Bộ lao động. Phần lớn doanh nghiệp tính giờ, ngày làm thêm như những ngày bình thường.
Để đối phó với việc thực hiện lộ trình tăng lương tối thiểu, nhiều doanh nghiệp đã cắt xén mạnh những khoản chi cho công nhân như tiền thưởng, tiền “chuyên cần”, trợ cấp đi lại, hỗ trợ tiền nhà ở, học tập đào tạo nghề, tổ chức tham qua, du lịch… cho nên dù được tăng lương theo tiền lương tối thiểu nhưng thu nhập được tăng thực tế của nhiều công nhân nữ nhập cư không những không tăng mà còn giảm.
Ngoài ra, để tăng sản lượng mà không mất thêm nhiều chi phí cho công nhân, một số doanh nghiệp đã cố tình đưa ra đơn sản phẩm thấp hoặc đặt ra những chỉ tiêu sản xuất cao. Chính vì thế công nhận buộc phải làm việc nhanh hơn, thời gian dài hơn, vất vả hơn nhưng tiền công không tăng so với trước.
Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo giới thiệu báo cáo nghiên cứu “Tác động của khủng hoảng tài chính kinh tế đối với công nhân nữ nhập cư và những nguy cơ về mua bán người” do Trung tâm hợp tác phát triển nguồn nhân lực (C&D) kết hợp với ActionAid Việt Nam tổ chức.
Việc làm bấp bênh
Đánh giá về đối tượng chịu tác động, ảnh hưởng nhiều nhất của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế, bà RieVejs Kjeldgaard, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam cho rằng, nhóm người dễ bị tổn thương nhất trong cuộc khủng hoảng này chính là lao động ở khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, người lao động dưới dạng hợp đồng ngắn hạn, hoặc lao động tạm thời, đặc biệt là phụ nữ.
Nghiên cứu của Trung tâm hợp tác phát triển nguồn nhân lực (C&D) và ActionAid Việt Nam cũng cho thấy, lao động nữ đã và đang chịu nhiều tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng này.
Theo báo cáo nghiên cứu, việc làm của phần lớn công nhân nữ nhập cư thuộc diện “bấp bênh”. Chỉ có 28% công nhân nữ nhập cư có hợp đồng không xác định thời hạn (Hà Nội là thấp nhất, chỉ 15%). Trong đó, có 10% công nhân nữ nhập cư đang ký hợp đồng miệng hoặc không ký hợp đồng lao động và 24% công nhân nữ nhập cư đang ký hợp đồng thời hạn dưới 12 tháng ngay cả khi đang làm việc trong các khu công nghiệp với những công việc không mang tính thời vụ. Thậm chí, có khoảng 2% công nhân nữ nhập cư không được biết “mặt mũi hợp đồng lao động ra sao”.
Tính chất bấp bênh trong việc làm của công nhân nữ còn thể hiện ở chỗ có tới 36% công nhân nữ nhập cư đã từng chuyển nơi làm việc từ 1 đến 5 lần trong 5 năm qua. Tỷ lệ chuyển nơi làm việc cao nhất là những công nhân nữ nhập cư ít tuổi.
Theo phản ánh của chính những công nhân nữ nhập cư, những tháng gần đây, nhiều công nhân đã bị doanh nghiệp cho nghỉ việc tạm thời để chờ việc với lý do không có đơn hàng, thiếu việc làm, khi nào doanh nghiệp có đơn đặt hàng sẽ “được gọi đi làm sau”.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là, nhiều chị em công nhân nữ nhập cư trong số này “được”cho nghỉ việc tạm thời nhưng không nhận được tiền trợ cấp hay hỗ trợ gì từ phía doanh nghiệp trong thời gian nghỉ việc. Một số chị em sau một thời gian nghỉ việc tạm thời đã bị buộc phải đi tìm việc làm ở doanh nghiệp khác, một số khác về quê.
Trao đổi về vấn đề này, nhiều doanh nghiệp cho rằng, do chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính, thiếu việc làm nên buộc phải để cho công nhân nghỉ việc tạm thời. Tuy nhiên, theo phản ánh của công nhân tại một số nhà máy, xí nghiệp, cường độ và thời gian lao động của họ vẫn luôn ở mức cao và căng thẳng.
Báo cáo nghiên cứu của Trung tâm hợp tác phát triển nguồn nhân lực (C&D) và Act!onaid cho thấy số công nhân làm việc đúng 8giờ/ngày chỉ đạt 78%; có 15% làm việc 9 đến 11 giờ /ngày, 7% làm việc 12giờ /ngày, thậm chí vẫn có những công nhân làm việc trên 12giờ/ngày.
Tiền lương không tương xứng
Mặc dù các doanh nghiệp đều điều chỉnh theo hướng tăng tiền lương tối thiểu những tháng đầu năm 2009, song hầu hết công nhân nữ nhập cư cho rằng, tiền lương, tiền công được trả chưa tương xứng với thời gian và công sức lao động mà họ bỏ ra.
Với tâm lý là những người “đi xin việc”, phần lớn các lao động nữ nhập cư đã không “dám” đòi hỏi và họ không được thương lượng, thỏa thuận về tiền lương, tiền công và cả thời gian làm thêm giờ. Do đó, họ phải chấp nhận mức lương và môi trường làm việc từ phía doanh nghiệp đưa ra.
Khảo sát của Trung tâm hợp tác phát triển nguồn nhân lực (C&D) và ActionAid Việt Nam cho thấy, tiền lương tháng 4/2009 của công nhân nữ nhập cư đều được doanh nghiệp trả cao hơn mức lương tối thiểu, song phần lớn chỉ cao hơn từ 50.000 – 200.000 đồng. Nhóm có tiền lương thấp nhất thuộc những công nhân nữ nhập cư chưa được đào tạo, không có tay nghề (mà nhóm công nhân này chiếm tới 78%).
Nhiều công nhân nữ nhập cư khẳng định, tiền công làm thêm giờ, làm vào ban đêm, trong ngày lễ, ngày ghỉ có hưởng lương của người lao động đã không được doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy định của Bộ lao động. Phần lớn doanh nghiệp tính giờ, ngày làm thêm như những ngày bình thường.
Để đối phó với việc thực hiện lộ trình tăng lương tối thiểu, nhiều doanh nghiệp đã cắt xén mạnh những khoản chi cho công nhân như tiền thưởng, tiền “chuyên cần”, trợ cấp đi lại, hỗ trợ tiền nhà ở, học tập đào tạo nghề, tổ chức tham qua, du lịch… cho nên dù được tăng lương theo tiền lương tối thiểu nhưng thu nhập được tăng thực tế của nhiều công nhân nữ nhập cư không những không tăng mà còn giảm.
Ngoài ra, để tăng sản lượng mà không mất thêm nhiều chi phí cho công nhân, một số doanh nghiệp đã cố tình đưa ra đơn sản phẩm thấp hoặc đặt ra những chỉ tiêu sản xuất cao. Chính vì thế công nhận buộc phải làm việc nhanh hơn, thời gian dài hơn, vất vả hơn nhưng tiền công không tăng so với trước.