Lại nói chuyện chính sách lao động nữ
Mức lương của lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản rất thấp, trung bình chỉ đạt 700.000-1.200.000 đồng/tháng
Tại các doanh nghiệp dệt may, da giày, chế biến hải sản... thuộc khối liên doanh và tư nhân, có tới 80% lao động nữ, hầu hết các lao động nữ đều có thời gian làm thêm ngoài giờ cao hơn quy định rất nhiều.
Mức làm thêm 300-400 giờ/năm là khá phổ biến, có không ít doanh nghiệp, lao động nữ phải làm thêm từ 500-600 giờ/năm. Vì vậy, sau giờ làm ở doanh nghiệp, về nhà lại còn công việc nội trợ gia đình nên lao động nữ ít có thời gian để xem sách báo, tivi, hoặc tiếp cận với các nguồn thông tin.
Đây là những con số qua điều tra của Ban Nữ công, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam vừa công bố. Cũng chính vì cuộc sống khó khăn và môi trường và thời gian làm việc quá căng thẳng cho nên, số lao động nữ cho con bú bằng sữa mẹ đều giảm.
Hiện nay, tỷ lệ lao động nữ nuôi con bằng sữa mẹ chỉ chiếm 18%. Khi được hỏi nguyên nhân vì sao không cho con bú đủ 6 tháng thì có 49,6% lao động nữ lấy lý do là phải đi làm, hết sữa là 20,8% và không có sữa là 10,7%.
Theo điều tra, lao động nữ cai sữa cho con từ rất sớm, có 15,5% cai sữa cho con dưới 6 tháng, 34,8% cai sữa cho con trong khoảng từ 6-12 tháng, 48,5% cai sữa cho con trong khoảng 12-24 tháng. Có tới 40,9% nữ công nhân lao động cho bé ăn sam, ăn dặm vào tháng thứ 4 và thứ 6 là 22,4% và tháng thứ 5 là 19%.
Bác sỹ Nguyễn Trọng An, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, Việt Nam nằm trong số những quốc gia có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cao nhất nhì thế giới, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi (hiện toàn quốc còn trên 30%).
Một trong các nguyên nhân là do con em chúng ta không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Điều này dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm trong giai đoạn trưởng thành.
Theo bà Phạm Thị Thanh Hồng, Phó trưởng Ban Nữ công (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam), trẻ không được bú đầy đủ sữa mẹ trong 6 tháng đầu trước tiên do lao động nữ phải đi làm. Bởi vì chế độ nghỉ thai sản 4 tháng như hiện nay, hầu hết các bà mẹ bắt buộc phải đi làm thì không thể có điều kiện cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng được. Nếu tiếp tục nghỉ thì một là không có thu nhập, hai là có thể mất việc vì doanh nghiệp phải bố trí lao động khác thay thế.
Ngoài ra, mẹ ít sữa hoặc mất sữa cũng vì xuất phát từ nguyên nhân mẹ phải đi làm sớm, nơi làm việc ở xa nên người mẹ không có điều kiện để về cho con bú.
Bên cạnh đó, chế độ thai sản còn những bất cập cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến việc nuôi con bằng sữa mẹ của lao động nữ. Hiện nay, mức lương của lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản nhìn chung là rất thấp, trung bình chỉ đạt ở mức 700.000-1.200.000 đồng/tháng.
Có tới 59,7% lao động nữ không được hỗ trợ gì khác ngoài lương khi nghỉ thai sản. Do vậy, đã có 69,5% lao động nữ trả lời mong muốn quy định thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng. Nhưng, cũng có 31,8% lao động nữ bày tỏ lo lắng nếu nghỉ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân.
Việc trợ cấp nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi đã được một vài doanh nghiệp quan tâm dưới hình thức hỗ trợ tiền mặt. Ví dụ: doanh nghiệp Griee River Wood (Bình Dương) trợ cấp lao động nữ có con nhỏ mức 50.000 đồng/tháng, Công ty Yamaha Motor Việt Nam (Hà Nội) trợ cấp mức 100.000 đồng/tháng, doanh nghiệp Good Top (Tp. HCM) 100.000 đồng/tháng.
Tuy mức hỗ trợ rất khiêm tốn, nhưng một doanh nghiệp với hàng nghìn lao động nữ, thường xuyên có 10-20% lao động nữ nghỉ thai sản thì chi phí cho khoản này có khi lên đến hàng tỷ đồng. Chính vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp đã “trốn” thực hiện chế độ ưu đãi với lao động nữ.
Sau khi hết thời gian nghỉ thai sản, nhu cầu sữa mẹ của trẻ em vẫn hết sức cần thiết, nhưng điều kiện để các bà mẹ gửi con ở đâu để đi làm và điều kiện để cho bé vẫn tiếp tục được bú mẹ là vấn đề không đơn giản. Chỉ có 1,9% lao động nữ cho biết họ gửi con ở nhà trẻ cơ quan, 27% nhà trẻ công lập, 28,8% nhà trẻ tư, 39,8% để tại nhà cho người thân hoặc gửi về quê.
Số liệu trên cho thấy, tỷ lệ trẻ được gửi ở nhà trẻ cơ quan và nhà trẻ công lập vẫn còn rất ít so với nhu cầu thực tế. 75,4% trả lời họ không có khả năng để gửi con vào nhà trẻ cơ quan hoặc công lập.
Phần lớn lao động nữ sau khi nghỉ thai sản không có chỗ gửi con để đi làm. Gửi con ở ngoài thì chi phí 500.000- 700.000 đồng là quá cao so với mức thu nhập chỉ từ 1-2 triệu đồng. Vì vậy họ phải nhờ ông bà ở quê lên, gửi con về quê hoặc nghỉ không lương, thôi việc ở nhà chăm con.
Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động Tp.HCM, các khu công nghiệp ở địa phương này có 80% lao động nữ phải gửi con ở nhà trẻ tư hoặc về quê với gia đình.
Một bất cập khác, theo quy định, lao động nữ sinh con chỉ được nghỉ 4 tháng. Trong khi đó, hệ thống nhà trẻ chính quy chỉ nhận trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên. Vì vậy, những người lao động nghèo không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải đưa con đến nhà trẻ tư nhân hoặc nghỉ việc ở nhà nuôi con cho dù rất khó khăn về kinh tế.
Mức làm thêm 300-400 giờ/năm là khá phổ biến, có không ít doanh nghiệp, lao động nữ phải làm thêm từ 500-600 giờ/năm. Vì vậy, sau giờ làm ở doanh nghiệp, về nhà lại còn công việc nội trợ gia đình nên lao động nữ ít có thời gian để xem sách báo, tivi, hoặc tiếp cận với các nguồn thông tin.
Đây là những con số qua điều tra của Ban Nữ công, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam vừa công bố. Cũng chính vì cuộc sống khó khăn và môi trường và thời gian làm việc quá căng thẳng cho nên, số lao động nữ cho con bú bằng sữa mẹ đều giảm.
Hiện nay, tỷ lệ lao động nữ nuôi con bằng sữa mẹ chỉ chiếm 18%. Khi được hỏi nguyên nhân vì sao không cho con bú đủ 6 tháng thì có 49,6% lao động nữ lấy lý do là phải đi làm, hết sữa là 20,8% và không có sữa là 10,7%.
Theo điều tra, lao động nữ cai sữa cho con từ rất sớm, có 15,5% cai sữa cho con dưới 6 tháng, 34,8% cai sữa cho con trong khoảng từ 6-12 tháng, 48,5% cai sữa cho con trong khoảng 12-24 tháng. Có tới 40,9% nữ công nhân lao động cho bé ăn sam, ăn dặm vào tháng thứ 4 và thứ 6 là 22,4% và tháng thứ 5 là 19%.
Bác sỹ Nguyễn Trọng An, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, Việt Nam nằm trong số những quốc gia có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cao nhất nhì thế giới, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi (hiện toàn quốc còn trên 30%).
Một trong các nguyên nhân là do con em chúng ta không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Điều này dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm trong giai đoạn trưởng thành.
Theo bà Phạm Thị Thanh Hồng, Phó trưởng Ban Nữ công (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam), trẻ không được bú đầy đủ sữa mẹ trong 6 tháng đầu trước tiên do lao động nữ phải đi làm. Bởi vì chế độ nghỉ thai sản 4 tháng như hiện nay, hầu hết các bà mẹ bắt buộc phải đi làm thì không thể có điều kiện cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng được. Nếu tiếp tục nghỉ thì một là không có thu nhập, hai là có thể mất việc vì doanh nghiệp phải bố trí lao động khác thay thế.
Ngoài ra, mẹ ít sữa hoặc mất sữa cũng vì xuất phát từ nguyên nhân mẹ phải đi làm sớm, nơi làm việc ở xa nên người mẹ không có điều kiện để về cho con bú.
Bên cạnh đó, chế độ thai sản còn những bất cập cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến việc nuôi con bằng sữa mẹ của lao động nữ. Hiện nay, mức lương của lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản nhìn chung là rất thấp, trung bình chỉ đạt ở mức 700.000-1.200.000 đồng/tháng.
Có tới 59,7% lao động nữ không được hỗ trợ gì khác ngoài lương khi nghỉ thai sản. Do vậy, đã có 69,5% lao động nữ trả lời mong muốn quy định thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng. Nhưng, cũng có 31,8% lao động nữ bày tỏ lo lắng nếu nghỉ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân.
Việc trợ cấp nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi đã được một vài doanh nghiệp quan tâm dưới hình thức hỗ trợ tiền mặt. Ví dụ: doanh nghiệp Griee River Wood (Bình Dương) trợ cấp lao động nữ có con nhỏ mức 50.000 đồng/tháng, Công ty Yamaha Motor Việt Nam (Hà Nội) trợ cấp mức 100.000 đồng/tháng, doanh nghiệp Good Top (Tp. HCM) 100.000 đồng/tháng.
Tuy mức hỗ trợ rất khiêm tốn, nhưng một doanh nghiệp với hàng nghìn lao động nữ, thường xuyên có 10-20% lao động nữ nghỉ thai sản thì chi phí cho khoản này có khi lên đến hàng tỷ đồng. Chính vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp đã “trốn” thực hiện chế độ ưu đãi với lao động nữ.
Sau khi hết thời gian nghỉ thai sản, nhu cầu sữa mẹ của trẻ em vẫn hết sức cần thiết, nhưng điều kiện để các bà mẹ gửi con ở đâu để đi làm và điều kiện để cho bé vẫn tiếp tục được bú mẹ là vấn đề không đơn giản. Chỉ có 1,9% lao động nữ cho biết họ gửi con ở nhà trẻ cơ quan, 27% nhà trẻ công lập, 28,8% nhà trẻ tư, 39,8% để tại nhà cho người thân hoặc gửi về quê.
Số liệu trên cho thấy, tỷ lệ trẻ được gửi ở nhà trẻ cơ quan và nhà trẻ công lập vẫn còn rất ít so với nhu cầu thực tế. 75,4% trả lời họ không có khả năng để gửi con vào nhà trẻ cơ quan hoặc công lập.
Phần lớn lao động nữ sau khi nghỉ thai sản không có chỗ gửi con để đi làm. Gửi con ở ngoài thì chi phí 500.000- 700.000 đồng là quá cao so với mức thu nhập chỉ từ 1-2 triệu đồng. Vì vậy họ phải nhờ ông bà ở quê lên, gửi con về quê hoặc nghỉ không lương, thôi việc ở nhà chăm con.
Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động Tp.HCM, các khu công nghiệp ở địa phương này có 80% lao động nữ phải gửi con ở nhà trẻ tư hoặc về quê với gia đình.
Một bất cập khác, theo quy định, lao động nữ sinh con chỉ được nghỉ 4 tháng. Trong khi đó, hệ thống nhà trẻ chính quy chỉ nhận trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên. Vì vậy, những người lao động nghèo không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải đưa con đến nhà trẻ tư nhân hoặc nghỉ việc ở nhà nuôi con cho dù rất khó khăn về kinh tế.