Lập đoàn giám sát của Quốc hội về xuất khẩu lao động
Từ cuối tháng 6, đoàn giám sát của Quốc hội sẽ thực hiện giám sát công tác xuất khẩu lao động
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ra nghị quyết về việc thành lập đoàn giám sát việc tổ chức, thực hiện chính sách pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Đoàn giám sát gồm 17 thành viên, do Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai làm trưởng đoàn.
Trao đổi với VnEconomy, ông Đặng Như Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, thành viên đoàn giám sát cho rằng, công tác xuất khẩu lao động hiện có quá nhiều bất cập, hạn chế. Doanh nghiệp thì thiếu minh bạch từ tuyển chọn, đào tạo đến thực hiện hợp đồng. Nhiều doanh nghiệp khoán trắng cho chi nhánh hoặc trung tâm thực hiện hợp đồng; tuyển chọn lao động thông qua môi giới, liên kết tràn lan, tạo nguồn thiếu bài bản, ảnh hưởng lớn đến chất lượng lao động.
Về phía cơ quan quản lý Nhà nước thì còn nhiều yếu kém, vẫn coi trọng bệnh thành tích, thích số lượng mà chưa quan tâm nhiều đến chất lượng.
Vì thế, mục đích của đoàn giám sát là đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật về xuất khẩu lao động, gồm cả những mặt được và chưa được; xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và địa phương và doanh nghiệp, từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách pháp luật về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Ông Lợi cũng cho biết, việc giám sát sẽ được thực hiện từ cuối tháng 6 và sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 9/2010.
“Dự kiến, đoàn sẽ làm việc với các cơ quan trung ương, địa phương, doanh nghiệp và cả một số nước có nhiều lao động Việt Nam đang làm việc. Với lĩnh vực này, cần đề cao vai trò của địa phương. Về lâu dài, địa phương sẽ có vai trò giám sát trực tiếp”, ông Lợi nói.
Đoàn giám sát gồm 17 thành viên, do Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai làm trưởng đoàn.
Trao đổi với VnEconomy, ông Đặng Như Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, thành viên đoàn giám sát cho rằng, công tác xuất khẩu lao động hiện có quá nhiều bất cập, hạn chế. Doanh nghiệp thì thiếu minh bạch từ tuyển chọn, đào tạo đến thực hiện hợp đồng. Nhiều doanh nghiệp khoán trắng cho chi nhánh hoặc trung tâm thực hiện hợp đồng; tuyển chọn lao động thông qua môi giới, liên kết tràn lan, tạo nguồn thiếu bài bản, ảnh hưởng lớn đến chất lượng lao động.
Về phía cơ quan quản lý Nhà nước thì còn nhiều yếu kém, vẫn coi trọng bệnh thành tích, thích số lượng mà chưa quan tâm nhiều đến chất lượng.
Vì thế, mục đích của đoàn giám sát là đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật về xuất khẩu lao động, gồm cả những mặt được và chưa được; xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và địa phương và doanh nghiệp, từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách pháp luật về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Ông Lợi cũng cho biết, việc giám sát sẽ được thực hiện từ cuối tháng 6 và sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 9/2010.
“Dự kiến, đoàn sẽ làm việc với các cơ quan trung ương, địa phương, doanh nghiệp và cả một số nước có nhiều lao động Việt Nam đang làm việc. Với lĩnh vực này, cần đề cao vai trò của địa phương. Về lâu dài, địa phương sẽ có vai trò giám sát trực tiếp”, ông Lợi nói.