Lập Lilama Land, nhiều nhà đầu tư lo lắng
Trong 6 cổ đông sáng lập của Lilama Land được công bố, đã không có cái tên Hanoi Land như nhiều người hy vọng
Những nhà đầu tư đã lỡ bỏ tiền góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Bất động sản Lilama (Lilama Land) thông qua Hanoi Land cách đây 2 tháng một lần nữa lại tiếp tục lo lắng, khi Lilama Land chính thức ra mắt vào sáng 31/7/2007 tại Hà Nội.
>>Đọc thêm về Lilama Land
Trong 6 cổ đông sáng lập của Lilama Land được công bố, đã không có cái tên Hanoi Land như nhiều người hy vọng. Điều mà các nhà đầu tư này đang hy vọng là Lilama Land vẫn sẽ dành chỗ như những gì đã nói trước đây cho các nhà đầu tư của Hanoi Land. Nhưng nay thì sao?
Theo công bố, 6 cổ đông sáng lập Lilama Land là: Tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama) nắm giữ 9 triệu cổ phần, Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba) với 5 triệu cổ phần, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) - 5 triệu cổ phần, Công ty TNHH Tân Long - 5 triệu cổ phần, Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam - 2 triệu cổ phần và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội - 3 triệu cổ phần.
Tại lễ ra mắt, không đại diện nào của Lilama hay Lilama Land đả động đến các vấn đề liên quan đến các cổ đông đã góp vốn cho Lilama Land thông qua Hanoi Land trước đây. Được ủy nhiệm trả lời báo giới về vấn đề tổng tiền rút lại cùng số nhà đầu tư đã ra khỏi danh sách sau “sự kiện Hanoi Land” là bao nhiêu và hiện nay, số vốn các nhà đầu tư đã đăng ký góp với Lilama Land “chốt” lại ở mức nào - ông Trần Văn Trung, Phó phòng Kế hoạch Đầu tư Lilama (đại diện Lilama tại Lilama Land) đã từ chối, cho đây là “hỏi khó”!?
Trước ngày Lilama Land chính thức ra mắt, chúng tôi đã liên hệ điện thoại với ông Trần Vũ Vương, Phó phòng Pháp chế Lilama. Ông Vương cho biết: phía Hanoi Land đã chuyển toàn bộ danh sách các nhà đầu tư đóng góp cổ phần sang Lilama Land song “số vốn” đó được quyết định như thế nào còn tuỳ thuộc vào các cổ đông sáng lập.
"Tôi khuyên các nhà đầu tư đã trót “rót tiền” vào Hanoi Land nên rút về vì nếu có huy động đóng góp cổ phần thì Lilama Land cũng không nhận tiền qua Hanoi Land", ông Vương nói.
Nhiều nhà đầu tư cho biết, trước khi quyết định trở thành cổ đông phổ thông của Lilama Land, họ đã xem kỹ “thư mời” với dấu và chữ ký của Tổng giám đốc Lilama. Trong đó, chỉ có 2 bên hợp tác thành lập Lilama Land mà không có tên các cổ đông sáng lập khác hiện thời. Thư mời này chính là cơ sở tin cậy để các cổ đông góp vốn vào Lilama Land qua Hanoi Land. Sau cuộc đổ bể của Lilama và Hanoi Land, nhiều nhà đầu tư đã rút vốn về.
Với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, Lilama Land hoạt động trong lĩnh vực lập dự án đầu tư, xây dựng các công trình nhà ở, văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại, siêu thị, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao. Lilama Land còn thực hiện nhiều dịch vụ khác trong lĩnh vực bất động sản như: tư vấn, đấu giá, quảng cáo, quản lý...
Lilama Land ra đời và Hanoi Land thì không nằm trong danh sách các cổ đông chiến lược. Cùng với đó, số phận của hàng chục nhà đầu tư đã góp vốn "hụt" vào Lilama Land hiện vẫn chưa được tính đến. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc hàng chục nhà đầu tư đã góp hàng chục tỉ đồng vào Lilama Land qua Hanoi Land đang như “ngồi trên đống lửa”.
Đành rằng, những nhà đầu tư này, theo lời khuyên của Lilama, sẽ rút vốn về từ Hanoi Land và thậm chí chấp nhận lỗ (do đã phải góp với giá chênh so với giá gốc), để hy vọng vẫn trở thành cổ đông của Lilama Land.
Trong sự việc này, liệu Lilama có hoàn toàn vô can? Và liệu ai sẽ là người có thể giải đáp được những băn khoăn này của các nhà đầu tư?
>>Đọc thêm về Lilama Land
Trong 6 cổ đông sáng lập của Lilama Land được công bố, đã không có cái tên Hanoi Land như nhiều người hy vọng. Điều mà các nhà đầu tư này đang hy vọng là Lilama Land vẫn sẽ dành chỗ như những gì đã nói trước đây cho các nhà đầu tư của Hanoi Land. Nhưng nay thì sao?
Theo công bố, 6 cổ đông sáng lập Lilama Land là: Tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama) nắm giữ 9 triệu cổ phần, Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba) với 5 triệu cổ phần, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) - 5 triệu cổ phần, Công ty TNHH Tân Long - 5 triệu cổ phần, Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam - 2 triệu cổ phần và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội - 3 triệu cổ phần.
Tại lễ ra mắt, không đại diện nào của Lilama hay Lilama Land đả động đến các vấn đề liên quan đến các cổ đông đã góp vốn cho Lilama Land thông qua Hanoi Land trước đây. Được ủy nhiệm trả lời báo giới về vấn đề tổng tiền rút lại cùng số nhà đầu tư đã ra khỏi danh sách sau “sự kiện Hanoi Land” là bao nhiêu và hiện nay, số vốn các nhà đầu tư đã đăng ký góp với Lilama Land “chốt” lại ở mức nào - ông Trần Văn Trung, Phó phòng Kế hoạch Đầu tư Lilama (đại diện Lilama tại Lilama Land) đã từ chối, cho đây là “hỏi khó”!?
Trước ngày Lilama Land chính thức ra mắt, chúng tôi đã liên hệ điện thoại với ông Trần Vũ Vương, Phó phòng Pháp chế Lilama. Ông Vương cho biết: phía Hanoi Land đã chuyển toàn bộ danh sách các nhà đầu tư đóng góp cổ phần sang Lilama Land song “số vốn” đó được quyết định như thế nào còn tuỳ thuộc vào các cổ đông sáng lập.
"Tôi khuyên các nhà đầu tư đã trót “rót tiền” vào Hanoi Land nên rút về vì nếu có huy động đóng góp cổ phần thì Lilama Land cũng không nhận tiền qua Hanoi Land", ông Vương nói.
Nhiều nhà đầu tư cho biết, trước khi quyết định trở thành cổ đông phổ thông của Lilama Land, họ đã xem kỹ “thư mời” với dấu và chữ ký của Tổng giám đốc Lilama. Trong đó, chỉ có 2 bên hợp tác thành lập Lilama Land mà không có tên các cổ đông sáng lập khác hiện thời. Thư mời này chính là cơ sở tin cậy để các cổ đông góp vốn vào Lilama Land qua Hanoi Land. Sau cuộc đổ bể của Lilama và Hanoi Land, nhiều nhà đầu tư đã rút vốn về.
Với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, Lilama Land hoạt động trong lĩnh vực lập dự án đầu tư, xây dựng các công trình nhà ở, văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại, siêu thị, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao. Lilama Land còn thực hiện nhiều dịch vụ khác trong lĩnh vực bất động sản như: tư vấn, đấu giá, quảng cáo, quản lý...
Lilama Land ra đời và Hanoi Land thì không nằm trong danh sách các cổ đông chiến lược. Cùng với đó, số phận của hàng chục nhà đầu tư đã góp vốn "hụt" vào Lilama Land hiện vẫn chưa được tính đến. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc hàng chục nhà đầu tư đã góp hàng chục tỉ đồng vào Lilama Land qua Hanoi Land đang như “ngồi trên đống lửa”.
Đành rằng, những nhà đầu tư này, theo lời khuyên của Lilama, sẽ rút vốn về từ Hanoi Land và thậm chí chấp nhận lỗ (do đã phải góp với giá chênh so với giá gốc), để hy vọng vẫn trở thành cổ đông của Lilama Land.
Trong sự việc này, liệu Lilama có hoàn toàn vô can? Và liệu ai sẽ là người có thể giải đáp được những băn khoăn này của các nhà đầu tư?