Lỗ đậm, Citigroup tách làm đôi
Sau khi thông báo con số thua lỗ gần 8,3 tỷ USD trong quý 4/2008, Citigroup cũng tuyên bố tách làm hai bộ phận
Sau khi thông báo con số thua lỗ gần 8,3 tỷ USD trong quý 4/2008, tập đoàn ngân hàng Citigroup của Mỹ cũng tuyên bố tách làm hai bộ phận.
Đây được xem là một động thái lớn nữa của Citigroup trong nỗ lực vượt qua những khó khăn chồng chất mà tập đoàn này hiện đang phải đối mặt.
Ngày 16/1, Citigroup cho biết, trong quý 4/2008, tập đoàn tiếp tục lỗ thêm gần 8,29 tỷ USD, nhiều hơn so với dự báo trước đó của giới quan sát. Thua lỗ này là một phần lý do khiến Citigroup đưa ra một thông báo quan trọng khác là tập đoàn này sẽ tách làm hai bộ phận - một động thái được xem là đem tới kết thúc cho mô hình siêu thị tài chính đã được áp dụng đã một thập kỷ qua tại Citigroup.
Theo đó, thời gian tới, Citigroup sẽ bao gồm hai bộ phận là Citicorp và Citi Holdings. Trong hai bộ phận này, Citicorp là bộ phận được đánh giá là có tính ổn định cao hơn và sẽ bao gồm các mảng kinh doanh chủ yếu là ngân hàng tư nhân và ngân hàng đầu tư, thẻ tín dụng, ngân hàng tiêu dùng… Tổng tài sản của Citicorp ước tính vào khoảng 1.100 tỷ USD.
Là bộ phận nhỏ hơn, Citi Holdings sẽ bao gồm những bộ phận bị coi là không phải những mảng kinh doanh chủ chốt của Citigroup, trong đó có 49% cổ phần của Citigroup trong liên doanh môi giới Smith Barney - Morgan Stanley vừa thành lập cùng ngân hàng Morgan Stanley, và nhiều loại tài sản "độc hại" đã khiến Citigroup điêu đứng trong suốt thời gian qua.
Citi Holdings cũng là bộ phận chứa lượng tài sản xấu trị giá lên tới 301 tỷ USD của Citigroup mà Chính phủ Mỹ cam kết sẽ bảo lãnh cho thua lỗ có thể xảy ra trong tương lai trong gói giải cứu giành cho ngân hàng này công bố hồi tháng 11/2008.
CEO Vikram Pandit của Citigroup cho hay, tình hình kinh tế và thị trường khó khăn đối với cả Citigroup và ngành ngân hàng nói chung đã buộc Citigroup phải đi tới động thái chia ngân hàng thành hai bộ phận như trên. Ông khẳng định, cách làm này sẽ giúp đơn giản hóa bộ máy của ngân hàng và nhằm mục đích phục vụ tốt hơn khách hàng của Citigroup.
“Sự chia tách này sẽ đạm bảo những yếu tố đã tạo nên sự khác biệt của Citi, đó là tính toàn cầu của một ngân hàng tổng hợp. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa để đưa Citi trở lại tình trạng tài chính ổn định, bền vững”, ông Pandit tuyên bố.
Theo nhận định của giới quan sát, mặc dù vẫn phải đối mặt với nhiều câu hỏi về “sức khỏe” trong thời điểm hiện nay, những nỗ lực cải tổ nói trên của Citigroup không chỉ đem tới độ minh bạch cao hơn cho các nhà đầu tư, mà còn giúp Citigroup “lên dây cót” cho việc bán lại một số bộ phận để cắt giảm chi phí, vượt qua khó khăn. Nhiều nhà phân tích thời gian gần đây đã dự báo Citigroup sẽ phải bán lại vài bộ phận để huy động tiền mặt.
Năm 1998, Citicorp đã hợp nhất với Travelers Group, tạo thành Citigroup và đi theo mô hình ngân hàng tổng hợp (universal bank) hay còn gọi là “siêu thị tài chính” (financial supermarket). Nhiều nhà phê bình và các cổ đông đã cho rằng, mô hình này sẽ không đem lại hiệu quả.
Động thái cải tổ mới nhất nói trên của Citigroup có thể nói đã đảo ngược mô hình kinh doanh này của tập đoàn. Cách đây vài tháng, CEO Pandit đã tuyên bố cam kết đi theo mô hình siêu thị tài chính, nhưng có lẽ, ông đã bắt đầu phải thay đổi quan điểm này do những thách thức mà Citigroup đang phải nỗ lực vượt qua là quá lớn.
Quý 4 vừa qua là quý thua lỗ liên tục thứ 5 liên tiếp của Citigroup. Trong cả năm 2008, Citigroup lỗ 18,72 tỷ USD. Quý 4/2007, ngân hàng này lỗ 9,8 tỷ USD. Giá cổ phiếu của Citigroup hôm qua đã sụt giảm xuống mức 3,5 USD/cổ phiếu ở thời điểm 4h15 chiều ngày 16/1 tại New York, mức thấp nhất trong vòng 16 năm qua. Từ đầu năm 2009 tới nay, giá cổ phiếu này đã bốc hơi mất 48%.
Tuy nhiên, thua lỗ nặng đang là thực trạng chung của không ít ngân hàng ở Mỹ, trong đó có cả những ngân hàng lớn. Ngân hàng lớn nhất nước Mỹ xét về giá trị tài sản là Bank of America (BoA) đã phải đối mặt một quý tồi tệ khi lần đầu tiên trong 17 năm qua, ngân hàng này bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh. Theo đó, trong quý 4/2008, BoA lỗ 1,79 tỷ USDso với mức lãi 268 triệu USD trong quý 4/2007.
CEO Pandit cũng tuyên bố, Citigroup đang có kế hoạch cắt giảm nhân sự của tập đoàn xuống mức 300.000 người, từ mức 323.000 người vào cuối năm 2008 và 352.000 người vào tháng 9/2008.
Một giám đốc độc lập của Citigroup, ông Richard Parsons thì cho hay, ngân hàng này cũng có kế hoạch thay đổi nhân sự trong ban giám đốc, nhưng từ chối cung cấp thông tin chi tiết.
Đầu tháng này, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Robert Rubin đã thôi giữ vai trò tư vấn cho ban giám đốc của Citigroup, sau khi bị các nhà đầu tư chỉ trích là thất bại trong việc giúp ngân hàng này tránh khỏi tác động tiêu cực từ sự đổ vỡ của thị trường nợ dưới chuẩn.
(Theo Reuters, CNN, Bloomberg)
Đây được xem là một động thái lớn nữa của Citigroup trong nỗ lực vượt qua những khó khăn chồng chất mà tập đoàn này hiện đang phải đối mặt.
Ngày 16/1, Citigroup cho biết, trong quý 4/2008, tập đoàn tiếp tục lỗ thêm gần 8,29 tỷ USD, nhiều hơn so với dự báo trước đó của giới quan sát. Thua lỗ này là một phần lý do khiến Citigroup đưa ra một thông báo quan trọng khác là tập đoàn này sẽ tách làm hai bộ phận - một động thái được xem là đem tới kết thúc cho mô hình siêu thị tài chính đã được áp dụng đã một thập kỷ qua tại Citigroup.
Theo đó, thời gian tới, Citigroup sẽ bao gồm hai bộ phận là Citicorp và Citi Holdings. Trong hai bộ phận này, Citicorp là bộ phận được đánh giá là có tính ổn định cao hơn và sẽ bao gồm các mảng kinh doanh chủ yếu là ngân hàng tư nhân và ngân hàng đầu tư, thẻ tín dụng, ngân hàng tiêu dùng… Tổng tài sản của Citicorp ước tính vào khoảng 1.100 tỷ USD.
Là bộ phận nhỏ hơn, Citi Holdings sẽ bao gồm những bộ phận bị coi là không phải những mảng kinh doanh chủ chốt của Citigroup, trong đó có 49% cổ phần của Citigroup trong liên doanh môi giới Smith Barney - Morgan Stanley vừa thành lập cùng ngân hàng Morgan Stanley, và nhiều loại tài sản "độc hại" đã khiến Citigroup điêu đứng trong suốt thời gian qua.
Citi Holdings cũng là bộ phận chứa lượng tài sản xấu trị giá lên tới 301 tỷ USD của Citigroup mà Chính phủ Mỹ cam kết sẽ bảo lãnh cho thua lỗ có thể xảy ra trong tương lai trong gói giải cứu giành cho ngân hàng này công bố hồi tháng 11/2008.
CEO Vikram Pandit của Citigroup cho hay, tình hình kinh tế và thị trường khó khăn đối với cả Citigroup và ngành ngân hàng nói chung đã buộc Citigroup phải đi tới động thái chia ngân hàng thành hai bộ phận như trên. Ông khẳng định, cách làm này sẽ giúp đơn giản hóa bộ máy của ngân hàng và nhằm mục đích phục vụ tốt hơn khách hàng của Citigroup.
“Sự chia tách này sẽ đạm bảo những yếu tố đã tạo nên sự khác biệt của Citi, đó là tính toàn cầu của một ngân hàng tổng hợp. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa để đưa Citi trở lại tình trạng tài chính ổn định, bền vững”, ông Pandit tuyên bố.
Theo nhận định của giới quan sát, mặc dù vẫn phải đối mặt với nhiều câu hỏi về “sức khỏe” trong thời điểm hiện nay, những nỗ lực cải tổ nói trên của Citigroup không chỉ đem tới độ minh bạch cao hơn cho các nhà đầu tư, mà còn giúp Citigroup “lên dây cót” cho việc bán lại một số bộ phận để cắt giảm chi phí, vượt qua khó khăn. Nhiều nhà phân tích thời gian gần đây đã dự báo Citigroup sẽ phải bán lại vài bộ phận để huy động tiền mặt.
Năm 1998, Citicorp đã hợp nhất với Travelers Group, tạo thành Citigroup và đi theo mô hình ngân hàng tổng hợp (universal bank) hay còn gọi là “siêu thị tài chính” (financial supermarket). Nhiều nhà phê bình và các cổ đông đã cho rằng, mô hình này sẽ không đem lại hiệu quả.
Động thái cải tổ mới nhất nói trên của Citigroup có thể nói đã đảo ngược mô hình kinh doanh này của tập đoàn. Cách đây vài tháng, CEO Pandit đã tuyên bố cam kết đi theo mô hình siêu thị tài chính, nhưng có lẽ, ông đã bắt đầu phải thay đổi quan điểm này do những thách thức mà Citigroup đang phải nỗ lực vượt qua là quá lớn.
Quý 4 vừa qua là quý thua lỗ liên tục thứ 5 liên tiếp của Citigroup. Trong cả năm 2008, Citigroup lỗ 18,72 tỷ USD. Quý 4/2007, ngân hàng này lỗ 9,8 tỷ USD. Giá cổ phiếu của Citigroup hôm qua đã sụt giảm xuống mức 3,5 USD/cổ phiếu ở thời điểm 4h15 chiều ngày 16/1 tại New York, mức thấp nhất trong vòng 16 năm qua. Từ đầu năm 2009 tới nay, giá cổ phiếu này đã bốc hơi mất 48%.
Tuy nhiên, thua lỗ nặng đang là thực trạng chung của không ít ngân hàng ở Mỹ, trong đó có cả những ngân hàng lớn. Ngân hàng lớn nhất nước Mỹ xét về giá trị tài sản là Bank of America (BoA) đã phải đối mặt một quý tồi tệ khi lần đầu tiên trong 17 năm qua, ngân hàng này bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh. Theo đó, trong quý 4/2008, BoA lỗ 1,79 tỷ USDso với mức lãi 268 triệu USD trong quý 4/2007.
CEO Pandit cũng tuyên bố, Citigroup đang có kế hoạch cắt giảm nhân sự của tập đoàn xuống mức 300.000 người, từ mức 323.000 người vào cuối năm 2008 và 352.000 người vào tháng 9/2008.
Một giám đốc độc lập của Citigroup, ông Richard Parsons thì cho hay, ngân hàng này cũng có kế hoạch thay đổi nhân sự trong ban giám đốc, nhưng từ chối cung cấp thông tin chi tiết.
Đầu tháng này, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Robert Rubin đã thôi giữ vai trò tư vấn cho ban giám đốc của Citigroup, sau khi bị các nhà đầu tư chỉ trích là thất bại trong việc giúp ngân hàng này tránh khỏi tác động tiêu cực từ sự đổ vỡ của thị trường nợ dưới chuẩn.
(Theo Reuters, CNN, Bloomberg)