Citigroup cắt bỏ nhiều bộ phận để tồn tại
Citigroup đã và có thể tiếp tục bán lại một số bộ phận quan trọng trong tập đoàn để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay
Citigroup đã và có thể tiếp tục bán lại một số bộ phận quan trọng trong tập đoàn để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Ngày 13/1, tập đoàn này đã ký thỏa thuận với Morgan Stanley để thành lập liên doanh mang tên Morgan Stanley - Smith Barney. Để nắm giữ 51% cổ phần của liên doanh này cùng 4 vị trí trong hội đồng quản trị, Morgan Stanley phải trả cho Citi 2,7 tỷ USD. Còn Citi sẽ góp 100% cổ phần của Smith Barney vào liên doanh Morgan Stanley - Smith Barney và nắm giữ 49% cổ phần của liên doanh mới này.
Ngoài ra, giới quan sát cũng dự báo, Citigroup còn có thể bán lại bộ phận cho vay tiêu dùng mang tên CitiFinancial, bộ phận quản lý tài sản mang tên Nikko Asset Management có trụ sở tại Tokyo, và bộ phận bảo hiểm mang tên Primerica.
Đây là những nỗ lực cải tổ mới nhất của CEO Vikram Pandit của Citigroup trong 13 tháng lãnh đạo tại tập đoàn này. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đã khiến ngân hàng từng một thời là ngân hàng lớn nhất nước Mỹ này tới bờ vực của sự đổ vỡ, phải sa thải hàng loạt nhân viên và viện tới sự cứu trợ của Chính phủ Mỹ.
Tháng 11/2008, Citigroup tuyên bố cắt giảm 52.000 việc làm trên toàn cầu, tương đương với 15% lực lượng lao động của tập đoàn này.
Tuy nhiên, bất chấp động thái bơm vốn với tổng số tiền lên tới 45 tỷ USD của Chính phủ Mỹ, Citigroup tiếp tục phải đối mặt với những khoản thua lỗ khổng lồ. Trong quý 4/2008, Citigroup có khả năng đã gánh khoản lỗ hoạt động lên tới 10 tỷ USD. Ước tính, khoản lỗ ròng của Citigroup trong năm cả năm 2008 có thể là hơn 12 tỷ USD. Tuần tới, Citigroup sẽ công bố kết quả kinh doanh quý 4/2008.
Dự báo, trong thời gian tới, thua lỗ sẽ chưa chịu buông tha tập đoàn này. Cộng chung, kể từ khi CEO Pandit nhậm chức tới nay, Citigroup đã lỗ ròng tổng cộng 20 tỷ USD.
Trong tình hình này, mô hình “ngân hàng tổng hợp toàn cầu” như lời mô tả cách đây 6 tháng của CEO Pandit dường như không còn phù hợp nữa. Ông Bill Smith, người sáng lập công ty Smith Asset Management Inc. - một cổ đông của Citigroup - cho rằng, mô hình siêu thị tài chính “sẽ chẳng bao giờ có hiệu quả” và đã kêu gọi Citigroup tách bỏ những bộ phận kinh doanh không phải là trọng tâm.
Những bộ phận mà Citigroup duy trì sẽ bao gồm bộ phận ngân hàng bán lẻ, tư vấn sáp nhập, bảo lãnh phát hành, thanh toán, cho vay doanh nghiệp và xử lý giao dịch cho khách hàng. Citigroup vẫn sẽ tiếp tục tăng cường hoạt động toàn cầu để khẳng định sức mạnh của mình. Hoạt động ngân hàng của Citigroup hiện có mặt tại 106 quốc gia trên thế giới và chiếm hơn một nửa trong tổng số doanh thu 81,7 tỷ USD của tập đoàn trong năm 2007.
Citigroup có lịch sử từ năm 1812, với tiền thân là Ngân hàng City Bank of New York. Năm 1998, Citigroup ra đời khi Tập đoàn Citicorp sáp nhập với Travelers Group. Vụ sáp nhập này được coi là dấu mốc quan trọng trong lịch sử của Citigroup. Trước đó, Travelers Group - tập đoàn sở hữu bộ phận môi giới Smith Barney - đã chi 9 tỷ USD để mua lại ngân hàng đầu tư Salomon.
Từ khi khủng hoảng tài chính bùng nổ, giá cổ phiếu của Citigroup đảo chiều và gần như rơi tự do. Cổ phiếu của tập đoàn này mất giá 47% trong năm 2007 và tiếp tục mất thêm 77% trong năm 2008, trở thành cổ phiếu ngân hàng lớn tệ nhất ở Mỹ trong hai năm qua. Riêng từ đầu năm nay, cổ phiếu của Citigroup đã mất giá 12%.
Ngày 13/1, tập đoàn này đã ký thỏa thuận với Morgan Stanley để thành lập liên doanh mang tên Morgan Stanley - Smith Barney. Để nắm giữ 51% cổ phần của liên doanh này cùng 4 vị trí trong hội đồng quản trị, Morgan Stanley phải trả cho Citi 2,7 tỷ USD. Còn Citi sẽ góp 100% cổ phần của Smith Barney vào liên doanh Morgan Stanley - Smith Barney và nắm giữ 49% cổ phần của liên doanh mới này.
Ngoài ra, giới quan sát cũng dự báo, Citigroup còn có thể bán lại bộ phận cho vay tiêu dùng mang tên CitiFinancial, bộ phận quản lý tài sản mang tên Nikko Asset Management có trụ sở tại Tokyo, và bộ phận bảo hiểm mang tên Primerica.
Đây là những nỗ lực cải tổ mới nhất của CEO Vikram Pandit của Citigroup trong 13 tháng lãnh đạo tại tập đoàn này. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đã khiến ngân hàng từng một thời là ngân hàng lớn nhất nước Mỹ này tới bờ vực của sự đổ vỡ, phải sa thải hàng loạt nhân viên và viện tới sự cứu trợ của Chính phủ Mỹ.
Tháng 11/2008, Citigroup tuyên bố cắt giảm 52.000 việc làm trên toàn cầu, tương đương với 15% lực lượng lao động của tập đoàn này.
Tuy nhiên, bất chấp động thái bơm vốn với tổng số tiền lên tới 45 tỷ USD của Chính phủ Mỹ, Citigroup tiếp tục phải đối mặt với những khoản thua lỗ khổng lồ. Trong quý 4/2008, Citigroup có khả năng đã gánh khoản lỗ hoạt động lên tới 10 tỷ USD. Ước tính, khoản lỗ ròng của Citigroup trong năm cả năm 2008 có thể là hơn 12 tỷ USD. Tuần tới, Citigroup sẽ công bố kết quả kinh doanh quý 4/2008.
Dự báo, trong thời gian tới, thua lỗ sẽ chưa chịu buông tha tập đoàn này. Cộng chung, kể từ khi CEO Pandit nhậm chức tới nay, Citigroup đã lỗ ròng tổng cộng 20 tỷ USD.
Trong tình hình này, mô hình “ngân hàng tổng hợp toàn cầu” như lời mô tả cách đây 6 tháng của CEO Pandit dường như không còn phù hợp nữa. Ông Bill Smith, người sáng lập công ty Smith Asset Management Inc. - một cổ đông của Citigroup - cho rằng, mô hình siêu thị tài chính “sẽ chẳng bao giờ có hiệu quả” và đã kêu gọi Citigroup tách bỏ những bộ phận kinh doanh không phải là trọng tâm.
Những bộ phận mà Citigroup duy trì sẽ bao gồm bộ phận ngân hàng bán lẻ, tư vấn sáp nhập, bảo lãnh phát hành, thanh toán, cho vay doanh nghiệp và xử lý giao dịch cho khách hàng. Citigroup vẫn sẽ tiếp tục tăng cường hoạt động toàn cầu để khẳng định sức mạnh của mình. Hoạt động ngân hàng của Citigroup hiện có mặt tại 106 quốc gia trên thế giới và chiếm hơn một nửa trong tổng số doanh thu 81,7 tỷ USD của tập đoàn trong năm 2007.
Citigroup có lịch sử từ năm 1812, với tiền thân là Ngân hàng City Bank of New York. Năm 1998, Citigroup ra đời khi Tập đoàn Citicorp sáp nhập với Travelers Group. Vụ sáp nhập này được coi là dấu mốc quan trọng trong lịch sử của Citigroup. Trước đó, Travelers Group - tập đoàn sở hữu bộ phận môi giới Smith Barney - đã chi 9 tỷ USD để mua lại ngân hàng đầu tư Salomon.
Từ khi khủng hoảng tài chính bùng nổ, giá cổ phiếu của Citigroup đảo chiều và gần như rơi tự do. Cổ phiếu của tập đoàn này mất giá 47% trong năm 2007 và tiếp tục mất thêm 77% trong năm 2008, trở thành cổ phiếu ngân hàng lớn tệ nhất ở Mỹ trong hai năm qua. Riêng từ đầu năm nay, cổ phiếu của Citigroup đã mất giá 12%.