Lo ngại lạm phát bùng phát sau tháng 9 là “không có cơ sở”
Nội dung chính một bản báo cáo phân tích nhanh về tình hình lạm phát tháng 9, được công bố chiều 21/9
Điều đáng ngại nhất của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 không nằm ở các con số, mà là liệu nó có báo hiệu sự hình thành xu thế cho các tháng tiếp theo trong năm nay hay không?
Theo số liệu vừa công bố, CPI tháng 9 của hai địa bàn lớn là Hà Nội và Tp.HCM tăng tương ứng 0,96% và 0,97% so với tháng 8. Mức tăng này là khá cao và gây nhiều bất ngờ đối với đa số nhà đầu tư, vì chỉ số giá CPI các tháng trước đó chỉ ở mức tương đối thấp.
Thậm chí, những dữ liệu trên còn gây lo ngại CPI tháng 9 của cả nước có thể sẽ tăng mạnh quanh mức 1% so với tháng 8, báo hiệu lạm phát đang quay trở lại trong các tháng cuối năm 2010.
Chiều nay (21/9), Công ty TNHH Chứng khoán BIDV (BSC) đã công bố một bản báo cáo phân tích nhanh về tình hình lạm phát tháng 9, dự báo về các tháng còn lại của năm cũng như ảnh hưởng của nó đối với thị trường chứng khoán.
Theo nhận định của BSC, CPI tháng 9 cả nước có nhiều khả năng tăng mạnh ở mức 1-1,3%. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến này chỉ là kết quả của hiện tượng điều chỉnh giá “dồn cục” diễn ra trong tháng 9, và có bản chất là lạm phát do chi phí đẩy. Có một số nguyên nhân, như tính thời vụ của thị trường, nhiều loại nguyên, nhiên vật liệu thiết yếu trên thế giới có xu hướng tăng giá như gạo, đường, phân bón, thức ăn chăn nuôi, phôi thép, bột giấy…
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VND liên ngân hàng gần 2,1% cũng góp phần làm cho giá nhập khẩu các mặt hàng đắt lên như nhiên liệu, thực phẩm, thuốc tân dược, hàng tiêu dùng… cũng được công ty chứng khoán này lưu ý.
Thực tế, chỉ số giá cả 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tại Hà Nội và Tp.HCM đều tăng so với tháng trước, với mức tăng cao nhất được xác lập là 5,57%; thấp nhất là mức tăng 0,02%. Đặc biệt, trong tháng 9, việc tăng học phí ở các các trường ngoài công lập và tăng học phí bậc cao đẳng, đại học thuộc công lập đã khiến nhóm giáo dục tăng rất mạnh, dẫn đến sự gia tăng của chỉ số CPI, mặc dù nhóm này chỉ chiếm quyền số 5,72% trong giỏ hàng hóa tính chỉ số CPI chung.
Điều đáng ngại nhất của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 không nằm ở các con số, mà là liệu nó có báo hiệu sự hình thành xu thế cho các tháng tiếp theo trong năm nay hay không, bản báo cáo trên đặt vấn đề.
Và câu trả lời mà BSC đưa ra là: “Điều này được chúng tôi loại trừ khi xem xét yếu tố lạm phát do tiền tệ - đối tượng nguy hiểm nhất của hình thành lạm phát. Có thể nói với mức lãi suất hiện nay, lạm phát do yếu tố tiền tệ có thể được loại trừ. Mặt bằng lãi suất đã không hề giảm trong suốt 3 tháng gần đây, và hiện ở mức rất cao so với mặt bằng trung bình của Việt Nam trong nhiều năm. Lãi suất cao có thể được coi là cỗ máy hút tiền khổng lồ của nền kinh tế và là liều thuốc chống lạm phát tốt nhất về mặt tiền tệ”.
“Chúng tôi cho rằng không có cơ sở để nghi ngại về một nguy cơ lạm phát bùng phát trở lại sau tháng 9 này. Chúng tôi nhận định trong tháng 10, tốc độ tăng của CPI sẽ lại giảm xuống khi những ảnh hưởng của chi phí đẩy nêu trên mất đi hoặc yếu dần. Nếu trong 3 tháng còn lại của năm, trung bình mỗi tháng CPI tăng 0,5%, thì lạm phát cả năm 2010 sẽ ở mức xung quanh 8%”, BSC đưa ra dự báo.
Tuy nhiên, nhóm tác giả của bản báo cáo cũng lưu ý rằng, trong trường hợp CPI tháng 9 tăng cao, điều này có thể gây nên tâm lý xấu đối với thị trường, nhưng bản chất của nó nên được hiểu theo hướng tích cực, khi nguyên nhân chủ yếu là sự tăng giá cục bộ trong một tháng do chi phí đẩy, chứ không hình thành nên xu thế tăng giá do yếu tố tiền tệ.
“Chúng tôi dự báo lạm phát tháng 10 sẽ thấp trở lại mức trung bình 0,5%, và như vậy nhiều khả năng lạm phát cả năm 2010 vẫn được duy trì ở mức 8%. Nếu dự báo của chúng tôi sai và lạm phát tháng 10 tiếp tục cao, lạm phát do tiền tệ, thậm chí do tính đình trệ của nền kinh tế sẽ được tính đến, và là sự đe dọa thực sự đối với thị trường chứng khoán”, BSC kết luận.
Theo số liệu vừa công bố, CPI tháng 9 của hai địa bàn lớn là Hà Nội và Tp.HCM tăng tương ứng 0,96% và 0,97% so với tháng 8. Mức tăng này là khá cao và gây nhiều bất ngờ đối với đa số nhà đầu tư, vì chỉ số giá CPI các tháng trước đó chỉ ở mức tương đối thấp.
Thậm chí, những dữ liệu trên còn gây lo ngại CPI tháng 9 của cả nước có thể sẽ tăng mạnh quanh mức 1% so với tháng 8, báo hiệu lạm phát đang quay trở lại trong các tháng cuối năm 2010.
Chiều nay (21/9), Công ty TNHH Chứng khoán BIDV (BSC) đã công bố một bản báo cáo phân tích nhanh về tình hình lạm phát tháng 9, dự báo về các tháng còn lại của năm cũng như ảnh hưởng của nó đối với thị trường chứng khoán.
Theo nhận định của BSC, CPI tháng 9 cả nước có nhiều khả năng tăng mạnh ở mức 1-1,3%. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến này chỉ là kết quả của hiện tượng điều chỉnh giá “dồn cục” diễn ra trong tháng 9, và có bản chất là lạm phát do chi phí đẩy. Có một số nguyên nhân, như tính thời vụ của thị trường, nhiều loại nguyên, nhiên vật liệu thiết yếu trên thế giới có xu hướng tăng giá như gạo, đường, phân bón, thức ăn chăn nuôi, phôi thép, bột giấy…
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VND liên ngân hàng gần 2,1% cũng góp phần làm cho giá nhập khẩu các mặt hàng đắt lên như nhiên liệu, thực phẩm, thuốc tân dược, hàng tiêu dùng… cũng được công ty chứng khoán này lưu ý.
Thực tế, chỉ số giá cả 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tại Hà Nội và Tp.HCM đều tăng so với tháng trước, với mức tăng cao nhất được xác lập là 5,57%; thấp nhất là mức tăng 0,02%. Đặc biệt, trong tháng 9, việc tăng học phí ở các các trường ngoài công lập và tăng học phí bậc cao đẳng, đại học thuộc công lập đã khiến nhóm giáo dục tăng rất mạnh, dẫn đến sự gia tăng của chỉ số CPI, mặc dù nhóm này chỉ chiếm quyền số 5,72% trong giỏ hàng hóa tính chỉ số CPI chung.
Điều đáng ngại nhất của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 không nằm ở các con số, mà là liệu nó có báo hiệu sự hình thành xu thế cho các tháng tiếp theo trong năm nay hay không, bản báo cáo trên đặt vấn đề.
Và câu trả lời mà BSC đưa ra là: “Điều này được chúng tôi loại trừ khi xem xét yếu tố lạm phát do tiền tệ - đối tượng nguy hiểm nhất của hình thành lạm phát. Có thể nói với mức lãi suất hiện nay, lạm phát do yếu tố tiền tệ có thể được loại trừ. Mặt bằng lãi suất đã không hề giảm trong suốt 3 tháng gần đây, và hiện ở mức rất cao so với mặt bằng trung bình của Việt Nam trong nhiều năm. Lãi suất cao có thể được coi là cỗ máy hút tiền khổng lồ của nền kinh tế và là liều thuốc chống lạm phát tốt nhất về mặt tiền tệ”.
“Chúng tôi cho rằng không có cơ sở để nghi ngại về một nguy cơ lạm phát bùng phát trở lại sau tháng 9 này. Chúng tôi nhận định trong tháng 10, tốc độ tăng của CPI sẽ lại giảm xuống khi những ảnh hưởng của chi phí đẩy nêu trên mất đi hoặc yếu dần. Nếu trong 3 tháng còn lại của năm, trung bình mỗi tháng CPI tăng 0,5%, thì lạm phát cả năm 2010 sẽ ở mức xung quanh 8%”, BSC đưa ra dự báo.
Tuy nhiên, nhóm tác giả của bản báo cáo cũng lưu ý rằng, trong trường hợp CPI tháng 9 tăng cao, điều này có thể gây nên tâm lý xấu đối với thị trường, nhưng bản chất của nó nên được hiểu theo hướng tích cực, khi nguyên nhân chủ yếu là sự tăng giá cục bộ trong một tháng do chi phí đẩy, chứ không hình thành nên xu thế tăng giá do yếu tố tiền tệ.
“Chúng tôi dự báo lạm phát tháng 10 sẽ thấp trở lại mức trung bình 0,5%, và như vậy nhiều khả năng lạm phát cả năm 2010 vẫn được duy trì ở mức 8%. Nếu dự báo của chúng tôi sai và lạm phát tháng 10 tiếp tục cao, lạm phát do tiền tệ, thậm chí do tính đình trệ của nền kinh tế sẽ được tính đến, và là sự đe dọa thực sự đối với thị trường chứng khoán”, BSC kết luận.