CPI tháng 9 cả nước có thể tăng trên 1%?
Khả năng chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 có thể vượt mốc 1% đã được đặt ra
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 cả nước có thể tăng trên 1%. Đó là dự báo được một nguồn tin từ Cục Thống kê Hà Nội đưa ra chiều 20/9, sau khi giải thích về các nguyên nhân dẫn tới việc tăng CPI khá mạnh trong tháng 9 tại Thủ đô.
Trước đó, Hà Nội và Tp.HCM đã công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 với mức tăng lần lượt là 0,96% và 0,97%, khác biệt hoàn toàn với những tháng trước đó, khi chỉ tăng ở các mức thấp hơn nhiều, thậm chí có thời điểm giảm.
Trao đổi với VnEconomy hôm 17/9, Phó vụ trưởng Vụ Thương mại - Dịch vụ và Giá cả (Tổng cục Thống kê) Nguyễn Đức Thắng cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước cho phép điều chỉnh tỷ giá VND/USD liên ngân hàng ở mức 2,09% cách đây một tháng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tăng giá tát nước theo mưa, nhiều doanh nghiệp, hộ bán lẻ đã nhân cơ hội điều chỉnh ngay giá bán. Có thể kể đến các ví dụ như gas, thép, thuốc chữa bệnh... đều điều chỉnh giá ngay sau khi có chính sách tỷ giá mới.
Đáng chú ý là việc điều chỉnh giá khá mạnh của nhiều mặt hàng cả trong diện quản lý và không thuộc quản lý của cơ quan hữu quan như gạo, thực phẩm, thép và học phí.
Theo báo cáo 15 ngày đầu tháng 9 của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam (giá FOB) 15 ngày đầu tháng 9 đã tăng so với cùng kỳ tháng 8. Cụ thể, gạo loại 5% tấm tăng tới 95-100 USD/tấn; gạo 25% tấm tăng 95-105 USD/tấn.
Việc đẩy mạnh thu mua lúa gạo của các doanh nghiệp xuất khẩu đã đẩy giá mặt hàng này lên cao tại miền Nam. Giá lúa Hè Thu đã tăng 0,7-1,3 nghìn đồng/kg; gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm tăng 1,5-1,8 nghìn đồng/kg; gạo 25% tấm tăng 1,5-1,68 nghìn đồng/kg.
Các mặt hàng thực phẩm tươi sống nửa đầu tháng 9 cũng bắt đầu có xu hướng tăng về giá. Giá thịt lợn tăng 2-3 nghìn đồng/kg so với cùng kỳ tháng 8 tại miền Bắc nhưng lại giảm khoảng 1 nghìn đồng/kg tại miền Nam.
Tuy nhiên, thịt bò và thịt gà đều đã tăng giá từ 5-10 nghìn đồng/kg; rau quả tươi cũng có xu hướng tăng giá khoảng 50-200 đồng/kg tuỳ loại so với so với cùng kỳ tháng 8, Cục Quản lý giá cho hay.
Cũng cùng chịu sức ép từ giá cả thị trường thế giới, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép trong nước tiếp tục phải điều chỉnh tăng giá thép thành phẩm 150-300 đồng/kg so tháng 8, do giá phôi thép thế giới tăng.
Trên thị trường, giá bán thép trong 15 ngày đầu tháng 9 đã tăng bình quân khoảng 0,8-1 nghìn đồng/kg so với cùng kỳ tháng 8, báo cáo của cơ quan quản lý giá cho hay.
Việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu từ 190-410 đồng/lít tùy loại vào ngày 9/8 cũng tiếp tục gây áp lực tăng chỉ số giá tháng này với mức độ lớn hơn, do thời điểm điều chỉnh chỉ còn 1 tuần là đến ký chốt số liệu tháng 8.
Hơn nữa, tăng giá xăng dầu tiếp tục gây sức ép điều chỉnh giá dịch vụ vận tải từ tháng này. Có thể cho rằng, chỉ số giá các nhóm giao thông, nhà ở, điện, nước, vật liệu xây dựng (bao gồm chất đốt bị ảnh hưởng bởi tăng giá dầu hỏa) và nhiều mặt hàng khác sẽ chịu đội giá do cước vẫn chuyển tăng.
Nhưng áp đặt mức tăng lớn nhất đến từ việc các địa phương đồng loạt tăng học phí trong mùa tựu trường năm nay. Số liệu của Hà Nội và Tp.HCM đều cho thấy có sự tăng đột biến của chỉ số giá nhóm giáo dục, ở mức tăng lần lượt là 7,17% và 5,57%.
Do hai thành phố này trước đó đã có mức học phí cao hơn nhiều địa phương còn lại nên khả năng một số tỉnh, khu vực sẽ có mức điều chỉnh học phí cao hơn nữa, khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 có thể cách xa hơn con số mà hai thành phố lớn vừa công bố.
Trước đó, Hà Nội và Tp.HCM đã công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 với mức tăng lần lượt là 0,96% và 0,97%, khác biệt hoàn toàn với những tháng trước đó, khi chỉ tăng ở các mức thấp hơn nhiều, thậm chí có thời điểm giảm.
Trao đổi với VnEconomy hôm 17/9, Phó vụ trưởng Vụ Thương mại - Dịch vụ và Giá cả (Tổng cục Thống kê) Nguyễn Đức Thắng cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước cho phép điều chỉnh tỷ giá VND/USD liên ngân hàng ở mức 2,09% cách đây một tháng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tăng giá tát nước theo mưa, nhiều doanh nghiệp, hộ bán lẻ đã nhân cơ hội điều chỉnh ngay giá bán. Có thể kể đến các ví dụ như gas, thép, thuốc chữa bệnh... đều điều chỉnh giá ngay sau khi có chính sách tỷ giá mới.
Đáng chú ý là việc điều chỉnh giá khá mạnh của nhiều mặt hàng cả trong diện quản lý và không thuộc quản lý của cơ quan hữu quan như gạo, thực phẩm, thép và học phí.
Theo báo cáo 15 ngày đầu tháng 9 của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam (giá FOB) 15 ngày đầu tháng 9 đã tăng so với cùng kỳ tháng 8. Cụ thể, gạo loại 5% tấm tăng tới 95-100 USD/tấn; gạo 25% tấm tăng 95-105 USD/tấn.
Việc đẩy mạnh thu mua lúa gạo của các doanh nghiệp xuất khẩu đã đẩy giá mặt hàng này lên cao tại miền Nam. Giá lúa Hè Thu đã tăng 0,7-1,3 nghìn đồng/kg; gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm tăng 1,5-1,8 nghìn đồng/kg; gạo 25% tấm tăng 1,5-1,68 nghìn đồng/kg.
Các mặt hàng thực phẩm tươi sống nửa đầu tháng 9 cũng bắt đầu có xu hướng tăng về giá. Giá thịt lợn tăng 2-3 nghìn đồng/kg so với cùng kỳ tháng 8 tại miền Bắc nhưng lại giảm khoảng 1 nghìn đồng/kg tại miền Nam.
Tuy nhiên, thịt bò và thịt gà đều đã tăng giá từ 5-10 nghìn đồng/kg; rau quả tươi cũng có xu hướng tăng giá khoảng 50-200 đồng/kg tuỳ loại so với so với cùng kỳ tháng 8, Cục Quản lý giá cho hay.
Cũng cùng chịu sức ép từ giá cả thị trường thế giới, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép trong nước tiếp tục phải điều chỉnh tăng giá thép thành phẩm 150-300 đồng/kg so tháng 8, do giá phôi thép thế giới tăng.
Trên thị trường, giá bán thép trong 15 ngày đầu tháng 9 đã tăng bình quân khoảng 0,8-1 nghìn đồng/kg so với cùng kỳ tháng 8, báo cáo của cơ quan quản lý giá cho hay.
Việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu từ 190-410 đồng/lít tùy loại vào ngày 9/8 cũng tiếp tục gây áp lực tăng chỉ số giá tháng này với mức độ lớn hơn, do thời điểm điều chỉnh chỉ còn 1 tuần là đến ký chốt số liệu tháng 8.
Hơn nữa, tăng giá xăng dầu tiếp tục gây sức ép điều chỉnh giá dịch vụ vận tải từ tháng này. Có thể cho rằng, chỉ số giá các nhóm giao thông, nhà ở, điện, nước, vật liệu xây dựng (bao gồm chất đốt bị ảnh hưởng bởi tăng giá dầu hỏa) và nhiều mặt hàng khác sẽ chịu đội giá do cước vẫn chuyển tăng.
Nhưng áp đặt mức tăng lớn nhất đến từ việc các địa phương đồng loạt tăng học phí trong mùa tựu trường năm nay. Số liệu của Hà Nội và Tp.HCM đều cho thấy có sự tăng đột biến của chỉ số giá nhóm giáo dục, ở mức tăng lần lượt là 7,17% và 5,57%.
Do hai thành phố này trước đó đã có mức học phí cao hơn nhiều địa phương còn lại nên khả năng một số tỉnh, khu vực sẽ có mức điều chỉnh học phí cao hơn nữa, khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 có thể cách xa hơn con số mà hai thành phố lớn vừa công bố.