Lỗ triền miên, Vinafood 2 xin cơ chế đặc thù xử lý tài sản
Vinafood 2 vừa có báo cáo về tình hình hoạt động của Tổng công ty, ghi nhận năm thứ 3 lỗ liên tiếp
Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) vừa có báo cáo lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông về tình hình hoạt động của Tổng công ty, ghi nhận năm thứ 3 lỗ liên tiếp.
Báo cáo cho biết, doanh thu 2015 của Vinafood 2 đạt 22.750 tỷ đồng, giảm so với mức hơn 26.300 tỷ đồng của năm 2014.
Năm 2015, Tổng công ty lỗ khoảng 9 tỷ đồng, đưa tổng mức lỗ lũy kế khoảng 1.062 tỷ đồng.
Trước đó, năm 2014, công ty này lỗ khoảng 907 tỷ đồng, còn năm 2013 lỗ 268 tỷ đồng.
Một loạt công ty con thua lỗ
Báo cáo của Vinafood 2 cho biết, sản lượng gạo tiêu thụ của công ty liên tục giảm. Năm 2012, công ty tiêu thụ khoảng 4,5 triệu tấn gạo, đến năm 2015 giảm xuống chỉ còn 2,4 triệu tấn. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm mạnh từ 1,05 tỷ USD năm 2012 giảm xuống chỉ còn 546 triệu USD năm 2015.
Vinafood 2 cũng cho biết tình hình lúa gạo trầm lắng đến quý 3/2015 mới khởi sắc trở lại, nên hoạt động kinh doanh chủ yếu là tiêu thụ hàng tồn kho. Tình hình tài chính của công ty đứng trước nguy cơ tiệm cận giới hạn không lành mạnh do kết quả thua lỗ trong năm 2014.
Thêm vào đó, kết luận của Thanh tra Chính phủ khiến một số ngân hàng thắt chặt hạn mức tín dụng, hoạt động huy động vốn khó khăn.
Hơn nữa, thị trường gạo có sự cạnh tranh khốc liệt đối với gạo từ Thái Lan, Ấn Độ. Một số nước thay đổi hợp đồng nhập khẩu gạo tập trung sang nhỏ lẻ. Đặc biệt, tình hình hoạt động bết bát của một số công ty con, liên kết bết bát đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty mẹ Vinafood 2.
Chẳng hạn, Công ty Lương thực thực phẩm An Giang lỗ 18 tỷ đồng, Bột mỳ Bình Đông lỗ 14 tỷ, Lương thực Đồng Tháp lỗ 53 tỷ đồng, Lương thực Bạc Liêu lỗ 32 tỷ, Lương thực Sóc Trăng lỗ 45 tỷ, Nông sản Thực phẩm Tiền Giang lỗ 24 tỷ, Lương thực Vĩnh Long lỗ 54 tỷ đồng,…
Hãng kiểm toán AASC đã đưa ra một số ý kiến nhấn mạnh nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Công ty Cổ phần Tô Châu, khi bị lỗ luỹ kế 135 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu gần 34 tỷ đồng. Công ty Lương thực Quảng Ngãi cũng có khoản nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn của công ty là hơn 3,8 tỷ đồng. Những điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố trọng yếu của tính hoạt động liên tục.
Đối với công ty Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long, hãng kiểm toán AASC cho biết lỗ luỹ kế đã lên tới 155 tỷ đồng, nợ ngắn hạn đã vượt tài sản ngắn hạn khoảng 102 tỷ đồng. Các yếu tố này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục.
Nợ khó đòi lớn
Vinafood 2 có khoản nợ xấu 591 tỷ đồng liên quan đến các khoản phải thu quá hạn thanh toán và khó có khả năng thu hồi. Tiêu biểu là các khoản nợ của Công ty Lương thực Hậu Giang, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Dịch vụ Võ Thị Thu Hà, Công ty TNHH MTV Hoà Tân Lộc, Công ty Thương mại Thuỷ sản Á Châu.
Tổng công ty đã dùng nhiều biện pháp xử lý, thu hồi nợ như thành lập các tổ công tác để kiểm tra, đôn đốc nợ, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trình Thủ tướng Chính phủ xin cơ chế đặc thù cho khoản công nợ này.
"Mặc dù đã thực hiện các biện pháp như đôn đốc thu hồi nợ kiện ra toà án và phối hợp với cơ quan cảnh sát điều tra để xử lý và thu hồi nợ, tuy nhiên kết quả đạt được rất hạn chế, số nợ phải thu khó đòi và thu hồi chỉ được 14,7%", báo cáo khẳng định và cho biết việc xử lý và thu hồi nợ còn tồn đọng 235 tỷ đồng đối với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại Võ Thị Thu Hà và các công ty liên quan, Công ty Tập đoàn Thịnh Phát Kon Tum (77 tỷ đồng), Lương thực Hậu Giang (109 tỷ đồng) đến nay vẫn chưa có tiến triển.
Về tình hình thoái vốn, tính đến cuối năm 2015, Vinafood 2 đã thoái vốn được ở 19/25 đơn vị, với tổng giá trị đầu tư khoảng 441 tỷ đồng nhưng chỉ thu lại được 395 tỷ. Nguyên nhân thoái vốn diễn ra chậm và không đạt kế hoạch được Vinafood 2 cho rằng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thoái vốn không hiệu quả. Một số đơn vị thua lỗ, mất gần hết vốn nên nhà đầu tư không đăng ký tham gia.
Do đó, Vinafood 2 đã có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin gia hạn thời gian thoái vốn với Công ty Bến Thành - Mũi Né, Tổng công ty Đầu tư và Xuất nhập khẩu Foodinco, Công ty Xuất nhập khẩu NSTP An Giang với tổng vốn cần thoái là 127 tỷ đồng, giá trị thu về dự kiến bằng với số vốn đầu tư.
Điều chỉnh từ thoái vốn sang giải thể đối với Công ty Lương thực Quảng Ngãi, Công ty Tô Châu, Công ty Hoàn Mỹ hơn 90 tỷ đồng.
Đồng thời Vinafood 2 cũng có quyết định giám sát tài chính đặc biệt đối với công ty kinh doanh thua lỗ như Lương thực thực phẩm An Giang, Lương thực Bạc Liêu, Nông sản thực phẩm Trà Vinh, Lương thực Vĩnh Long, Lương thực Sóc Trăng, Lương thực TP HCM, Công ty Bột mỳ Bình Đông….Vinafood 2 đã sắp xếp, dừng hoạt động một số doanh nghiệp như Nông sản thực phẩm Trà Vinh.
Năm 2015, công ty đầu tư 25 dự án, tổng mức đầu tư là 2.270 tỷ đồng, tuy nhiên tình hình giải ngân đến cuối năm 2015 mới chỉ đạt 1.538 tỷ đồng, trong khi tài sản hình thànhh chỉ 1.284 tỷ đồng.
Báo cáo cũng cho biết, hàng loạt các dự án đã được quyết toán và chuyển nhượng cho công ty mua bán nợ như: Xí nghiệp quốc doanh 5 tại Công ty Lương thực Long An, Kho Bình Đức 2, Xí nghiệp bánh tráng xuất khẩu của Công ty Lương thực Tiền Giang, Vùng nuôi trồng thuỷ sản cồn Đông Giang của Công ty nông sản thực phẩm Tiền Giang, Siêu thị Vinafood Mart của Công ty Lương thực Đồng Tháp,…
Xin cơ chế đặc thù
Với những khó khăn trên, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Vinafood 2 Phạm Hoàng Hà trong văn bản gửi lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xin cơ chế đặc thù cho Tổng công ty về việc xử lý các khoản nợ và tải sản không cần dùng, chờ thanh lý không đủ điều kiện để xử lý theo quy định khi cổ phần hoá.
Đó là các tài sản mới đầu tư và đưa vào sử dụng dưới 5 năm hoặc có giá trị còn lại theo sổ sách kế toán dưới 50% nguyên giá của tài sản. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất sau cổ phần hoá.
Đồng thời, xem xét và trình Thủ tướng đưa Vinafood 2 ra khỏi diện tăng cường giám sát, nhằm tạo điều kiện cho tổng công ty trong quan hệ tín dụng với các ngân hàng.
Tính đến cuối năm 2015, Vinafood 2 nợ ngân hàng hơn 7.000 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là vay nợ ngắn hạn.
Vinafood 2 cho biết, Tổng công ty dự định phát triển thương hiệu gạo, tăng tính cạnh tranh nhằm giữ vững thị phần ở các thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới. Với những điều kiện về nguồn lực nội tại sẵn có, cùng công cuộc hội nhập, thuế quan được cắt giảm, đẩy mạnh mở rộng thị trường mới.
Năm 2016, Vinafood 2 dự định tiêu thụ khoảng 2,56 triệu tấn gạo, doanh thu vượt 24.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 150 tỷ đồng.
Báo cáo cho biết, doanh thu 2015 của Vinafood 2 đạt 22.750 tỷ đồng, giảm so với mức hơn 26.300 tỷ đồng của năm 2014.
Năm 2015, Tổng công ty lỗ khoảng 9 tỷ đồng, đưa tổng mức lỗ lũy kế khoảng 1.062 tỷ đồng.
Trước đó, năm 2014, công ty này lỗ khoảng 907 tỷ đồng, còn năm 2013 lỗ 268 tỷ đồng.
Một loạt công ty con thua lỗ
Báo cáo của Vinafood 2 cho biết, sản lượng gạo tiêu thụ của công ty liên tục giảm. Năm 2012, công ty tiêu thụ khoảng 4,5 triệu tấn gạo, đến năm 2015 giảm xuống chỉ còn 2,4 triệu tấn. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm mạnh từ 1,05 tỷ USD năm 2012 giảm xuống chỉ còn 546 triệu USD năm 2015.
Vinafood 2 cũng cho biết tình hình lúa gạo trầm lắng đến quý 3/2015 mới khởi sắc trở lại, nên hoạt động kinh doanh chủ yếu là tiêu thụ hàng tồn kho. Tình hình tài chính của công ty đứng trước nguy cơ tiệm cận giới hạn không lành mạnh do kết quả thua lỗ trong năm 2014.
Thêm vào đó, kết luận của Thanh tra Chính phủ khiến một số ngân hàng thắt chặt hạn mức tín dụng, hoạt động huy động vốn khó khăn.
Hơn nữa, thị trường gạo có sự cạnh tranh khốc liệt đối với gạo từ Thái Lan, Ấn Độ. Một số nước thay đổi hợp đồng nhập khẩu gạo tập trung sang nhỏ lẻ. Đặc biệt, tình hình hoạt động bết bát của một số công ty con, liên kết bết bát đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty mẹ Vinafood 2.
Chẳng hạn, Công ty Lương thực thực phẩm An Giang lỗ 18 tỷ đồng, Bột mỳ Bình Đông lỗ 14 tỷ, Lương thực Đồng Tháp lỗ 53 tỷ đồng, Lương thực Bạc Liêu lỗ 32 tỷ, Lương thực Sóc Trăng lỗ 45 tỷ, Nông sản Thực phẩm Tiền Giang lỗ 24 tỷ, Lương thực Vĩnh Long lỗ 54 tỷ đồng,…
Hãng kiểm toán AASC đã đưa ra một số ý kiến nhấn mạnh nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Công ty Cổ phần Tô Châu, khi bị lỗ luỹ kế 135 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu gần 34 tỷ đồng. Công ty Lương thực Quảng Ngãi cũng có khoản nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn của công ty là hơn 3,8 tỷ đồng. Những điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố trọng yếu của tính hoạt động liên tục.
Đối với công ty Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long, hãng kiểm toán AASC cho biết lỗ luỹ kế đã lên tới 155 tỷ đồng, nợ ngắn hạn đã vượt tài sản ngắn hạn khoảng 102 tỷ đồng. Các yếu tố này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục.
Nợ khó đòi lớn
Vinafood 2 có khoản nợ xấu 591 tỷ đồng liên quan đến các khoản phải thu quá hạn thanh toán và khó có khả năng thu hồi. Tiêu biểu là các khoản nợ của Công ty Lương thực Hậu Giang, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Dịch vụ Võ Thị Thu Hà, Công ty TNHH MTV Hoà Tân Lộc, Công ty Thương mại Thuỷ sản Á Châu.
Tổng công ty đã dùng nhiều biện pháp xử lý, thu hồi nợ như thành lập các tổ công tác để kiểm tra, đôn đốc nợ, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trình Thủ tướng Chính phủ xin cơ chế đặc thù cho khoản công nợ này.
"Mặc dù đã thực hiện các biện pháp như đôn đốc thu hồi nợ kiện ra toà án và phối hợp với cơ quan cảnh sát điều tra để xử lý và thu hồi nợ, tuy nhiên kết quả đạt được rất hạn chế, số nợ phải thu khó đòi và thu hồi chỉ được 14,7%", báo cáo khẳng định và cho biết việc xử lý và thu hồi nợ còn tồn đọng 235 tỷ đồng đối với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại Võ Thị Thu Hà và các công ty liên quan, Công ty Tập đoàn Thịnh Phát Kon Tum (77 tỷ đồng), Lương thực Hậu Giang (109 tỷ đồng) đến nay vẫn chưa có tiến triển.
Về tình hình thoái vốn, tính đến cuối năm 2015, Vinafood 2 đã thoái vốn được ở 19/25 đơn vị, với tổng giá trị đầu tư khoảng 441 tỷ đồng nhưng chỉ thu lại được 395 tỷ. Nguyên nhân thoái vốn diễn ra chậm và không đạt kế hoạch được Vinafood 2 cho rằng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thoái vốn không hiệu quả. Một số đơn vị thua lỗ, mất gần hết vốn nên nhà đầu tư không đăng ký tham gia.
Do đó, Vinafood 2 đã có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin gia hạn thời gian thoái vốn với Công ty Bến Thành - Mũi Né, Tổng công ty Đầu tư và Xuất nhập khẩu Foodinco, Công ty Xuất nhập khẩu NSTP An Giang với tổng vốn cần thoái là 127 tỷ đồng, giá trị thu về dự kiến bằng với số vốn đầu tư.
Điều chỉnh từ thoái vốn sang giải thể đối với Công ty Lương thực Quảng Ngãi, Công ty Tô Châu, Công ty Hoàn Mỹ hơn 90 tỷ đồng.
Đồng thời Vinafood 2 cũng có quyết định giám sát tài chính đặc biệt đối với công ty kinh doanh thua lỗ như Lương thực thực phẩm An Giang, Lương thực Bạc Liêu, Nông sản thực phẩm Trà Vinh, Lương thực Vĩnh Long, Lương thực Sóc Trăng, Lương thực TP HCM, Công ty Bột mỳ Bình Đông….Vinafood 2 đã sắp xếp, dừng hoạt động một số doanh nghiệp như Nông sản thực phẩm Trà Vinh.
Năm 2015, công ty đầu tư 25 dự án, tổng mức đầu tư là 2.270 tỷ đồng, tuy nhiên tình hình giải ngân đến cuối năm 2015 mới chỉ đạt 1.538 tỷ đồng, trong khi tài sản hình thànhh chỉ 1.284 tỷ đồng.
Báo cáo cũng cho biết, hàng loạt các dự án đã được quyết toán và chuyển nhượng cho công ty mua bán nợ như: Xí nghiệp quốc doanh 5 tại Công ty Lương thực Long An, Kho Bình Đức 2, Xí nghiệp bánh tráng xuất khẩu của Công ty Lương thực Tiền Giang, Vùng nuôi trồng thuỷ sản cồn Đông Giang của Công ty nông sản thực phẩm Tiền Giang, Siêu thị Vinafood Mart của Công ty Lương thực Đồng Tháp,…
Xin cơ chế đặc thù
Với những khó khăn trên, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Vinafood 2 Phạm Hoàng Hà trong văn bản gửi lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xin cơ chế đặc thù cho Tổng công ty về việc xử lý các khoản nợ và tải sản không cần dùng, chờ thanh lý không đủ điều kiện để xử lý theo quy định khi cổ phần hoá.
Đó là các tài sản mới đầu tư và đưa vào sử dụng dưới 5 năm hoặc có giá trị còn lại theo sổ sách kế toán dưới 50% nguyên giá của tài sản. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất sau cổ phần hoá.
Đồng thời, xem xét và trình Thủ tướng đưa Vinafood 2 ra khỏi diện tăng cường giám sát, nhằm tạo điều kiện cho tổng công ty trong quan hệ tín dụng với các ngân hàng.
Tính đến cuối năm 2015, Vinafood 2 nợ ngân hàng hơn 7.000 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là vay nợ ngắn hạn.
Vinafood 2 cho biết, Tổng công ty dự định phát triển thương hiệu gạo, tăng tính cạnh tranh nhằm giữ vững thị phần ở các thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới. Với những điều kiện về nguồn lực nội tại sẵn có, cùng công cuộc hội nhập, thuế quan được cắt giảm, đẩy mạnh mở rộng thị trường mới.
Năm 2016, Vinafood 2 dự định tiêu thụ khoảng 2,56 triệu tấn gạo, doanh thu vượt 24.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 150 tỷ đồng.