Lợi ích bất ngờ của suy thoái kinh tế
Như một "phép màu", suy thoái giúp "tiêu diệt" hàng loạt cơ sở sản xuất công nghiệp bẩn ở nhiều nơi trên thế giới
Kinh tế thế giới đi xuống đang giúp dẫn tới một việc tích cực mà các nhà hoạt động môi trường sẽ phải gặp nhiều khó khăn mới có thể đạt được. Đó là đóng cửa các nhà máy gây ô nhiễm.
Đối với những người mê môn thể thao trượt tuyết, khu vực núi Baikalsk ở vùng Seberia, Nga, là một địa chỉ tuyệt diệu. Dãy núi này nằm bên hồ Baikai, hồ nước ngọt sâu nhất, lớn nhất và cổ xưa nhất trên thế giới. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực đặt hai nhà máy sản xuất bột giấy “đáng ghét” Baikai Pulp và Paper Mill - nguồn gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước tại đây.
Chất độc thải ra từ hai nhà máy trên đã giết dần cây cối và các loài thủy sinh ở vùng này. Suốt từ năm 1964 tới nay, các nhà hoạt động môi trường tìm cách buộc hai nhà máy có lịch sử từ hồi Chiến tranh lạnh này phải đóng cửa, nhưng không thành công. Tuy nhiên, khi khủng hoảng tài chính len lỏi tới tận vùng đất xa xôi này, hai nhà máy trên đành ngưng hoạt động mà chẳng cần ai vận động. Các nhà hoạt động môi trường tại đây mừng rỡ, gọi cuộc khủng hoảng là “phép màu”.
Không phải ngẫu nhiên mà một số ngành công nghiệp được xếp vào hàng “bẩn” nhất thế giới đang trở thành nạn nhân của suy thoái toàn cầu. Trong vòng hai thập kỷ trở lại đây, nhiều cơ sở công nghiệp của thế giới đã di chuyển tới những địa điểm nơi các tiêu chuẩn về ô nhiễm thuộc loại “có như không”. Do luôn có xu hướng né luật bảo vệ môi trường và lại là đối tượng dễ bị tác động nhất trong trường hợp nhu cầu thị trường sụt giảm đột ngột, những cơ sở sản xuất nhỏ và kém hiệu quả này bị cuộc khủng hoảng đang diễn ra “quật” đặc biệt mạnh.
Từ năm ngoái tới nay, hàng ngàn nhà máy ở khu vực đồng bằng sông Dương Tử của Trung Quốc đã phải đóng cửa. Tương tự, sản lượng các mặt hàng như ô tô, hàng điện tử và nhiều hàng hóa khác từ các nhà máy thuộc các vùng Ciudad Juárez, Monterrey và Toluca của Mexico đã giảm mạnh tới nỗi, lượng hàng được vận chuyển bằng xe tải từ nước này tới biên giới nước Mỹ đã giảm 40%.
Tại Ấn Độ, nhiều nhà máy thép quy mô nhỏ quanh khu vực Dehli phải đóng cửa tới mức, mức độ sulfur dioxide, chất gây mưa acid, tại đây đã giảm 85% trong tháng 10/2008 so với cùng kỳ năm trước.
Các nước phát triển cũng “xanh” hơn nhờ suy thoái kinh tế. Các hoạt động kinh tế đi xuống được dự báo là sẽ làm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính carbon dioxide của châu Âu, với mức giảm có thể lên tới 1.000 tấn trong năm 2009. Ở Mỹ, lượng carbon dioxide cũng được dự báo giảm với con số tương tự.
Đương nhiên, suy thoái kinh tế không thể được xem là một chiến lược dài hạn cho việc bảo vệ môi trường. Thách thức hiện nay là tận dụng lần suy thoái này như một cơ hội để thúc đẩy những hoạch động kinh tế sạch hơn, đồng thời nâng cấp những cơ sở sản xuất vượt qua được sóng gió, để khi kinh tế phục hồi trở lại, những nhà máy này sẽ không gây hại thêm nhiều cho môi trường.
Những nước gây ô nhiễm hàng đầu thế giới đang nỗ lực để thực hiện điều này. Theo nhà kinh tế Deng Yupeng thuộc Đại học Đông Quan,Trung Quốc, khi các nhà máy ở nước này xin cấp hạn ngạch tín dụng để chống đỡ khủng hoảng, chính quyền các địa phương thường không muốn giúp đỡ những cơ sở gây nhiều ô nhiễm.
Tại khu vực Baikalsk ở đầu câu chuyện này, nền kinh tế địa phương sắp tới sẽ trải qua một sự chuyển hướng cơ bản. Từ chỗ đốn cây để sản xuất bột gỗ, nơi này sẽ chuyển sang đẩy mạnh dịch vụ du lịch. Chỉ 3 tháng sau khi hai nhà máy bột giấy đóng cửa, người dân ở đây đã cảm thấy một điều “bất thường”: không khí quá trong lành. Do đó, mặc dù bị mất 2.300 việc làm vì hai nhà máy đóng cửa, nhưng Baikalsk không coi mình là một nạn nhân của suy thoái.
Việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc (GDP nước này tăng 6,8% trong quý 4/2008 so với mức 13% năm 2007) đã khiến những thành phố miền Nam có hoạt động xuất khẩu lớn thiệt hại nặng nhất. Tại thành phố Đông Quan, gần 10% trong số 22.000 nhà máy ở đây đã đóng cửa trong thời gian từ năm ngoái tới nay. Tại tỉnh Triết Giang, ít nhất 60.000 nhà máy nhỏ bị ngừng hoạt động. Những nhà máy còn sống sót thì cắt giảm mạnh sản lượng và cho hàng loạt “tiểu đội” xe tải có lượng khí thải cao nghỉ ngơi dài dài.
Kết quả, những dòng sông hay kênh rạch mà những thành phố này xả thải đã trở nên trong sạch hơn, không khí cũng ít khói bụi hơn.
Trong năm 2008, số ngày mà ô nhiễm không khí ở Đông Quan lên tới mức nguy hiểm đã giảm 65% so với năm trước đó, chủ yếu giảm trong những tháng cuối năm. “Khi các nhà máy làm việc ít hơn, lượng rác và chất thải cũng giảm đi, những áp lực về môi trường nhẹ bớt”, nhà khoa học về môi trường Liu Zhiming thuộc Đại học Công nghệ Đông Quan nhận xét.
Tuy nhiên, ở vùng Baikalsk, người ta vẫn lo lắng về khả năng số đơn đặt hàng cho hai nhà máy bột giấy đến một ngày nào đó sẽ tăng mạnh trở lại, giúp các nhà máy này hoạt động trở lại. Các ông chủ nhà máy ở Trung Quốc và nhiều nơi khác thì vẫn lập luận rằng, ưu tiên hàng đầu của họ là giữ việc làm cho công nhân, do đó việc chi tiền để kiểm soát ô nhiễm hay chuyển sang dùng năng lượng tái sinh vẫn còn là chuyện phải chờ.
Tại Đông Quan, nhiều chủ doanh nghiệp thậm chí đang vận động chính quyền đẩy lùi các tiêu chuẩn môi trường vì họ cho rằng, các tiêu chuẩn này khiến họ giảm sức cạnh tranh so với các đối thủ ở khu vực Đông Nam Á. Mặt khác, với áp lực cắt giảm chi phí, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng xả thải ra môi trường, thay vì xử lý.
Mặc dù vậy, đây có thể được xem là những nỗ lực chống chọi cuối cùng của những cơ sở công nghiệp bẩn đang chết.
Đã thừa nhận sự hủy hoại môi trường trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, Trung Quốc rất có thể sẽ tận dụng lần suy thoái này để nâng cấp một phần ngành công nghiệp sản xuất của họ. Một phần của gói kích thích kinh tế 586 tỷ USD của nước này nhằm vào những dự án tăng cường hiệu quả sử dụng nhiên liệu, bao gồm năng lượng gió và và năng lượng mặt trời, để đi tới một “nền kinh tế xanh” như lời kêu gọi của Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Có nguồn tin cho hay, Bộ Bảo vệ môi trường của Trung Quốc mới đây đã từ chối 11 dự án do những dự án này sử dụng quá nhiều năng lượng và có nguy cơ gây ô nhiễm cao.
Tại Brazil, khu vực rừng Amazon là nơi chăn thả của khoảng 2/3 trong số 200 triệu con gia súc của nước này. Bầy gia súc khổng lồ này chính là nguyên nhân chính khiến nhiều vùng rừng nguyên sinh ở đây bị tàn phá. Suy thoái xảy ra, giá thịt bò sụt giảm 51% trong vòng 12 tháng trở lại đây, cộng với sự thiếu hụt tín dụng, đã buộc các chủ trại chăn nuôi giảm mạnh số lượng bò.
Vì thế, tốc độ phá rừng ở vùng rừng Amazon thuộc Brazil trong 2 tháng đầu năm nay đã giảm 70% so với cùng kỳ năm ngoái - một thành công mà những nỗ lực của chiến dịch “Hãy cứu lấy rừng mưa nhiệt đới” trước đó không thể đạt được.
(Theo Newsweek)
Đối với những người mê môn thể thao trượt tuyết, khu vực núi Baikalsk ở vùng Seberia, Nga, là một địa chỉ tuyệt diệu. Dãy núi này nằm bên hồ Baikai, hồ nước ngọt sâu nhất, lớn nhất và cổ xưa nhất trên thế giới. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực đặt hai nhà máy sản xuất bột giấy “đáng ghét” Baikai Pulp và Paper Mill - nguồn gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước tại đây.
Chất độc thải ra từ hai nhà máy trên đã giết dần cây cối và các loài thủy sinh ở vùng này. Suốt từ năm 1964 tới nay, các nhà hoạt động môi trường tìm cách buộc hai nhà máy có lịch sử từ hồi Chiến tranh lạnh này phải đóng cửa, nhưng không thành công. Tuy nhiên, khi khủng hoảng tài chính len lỏi tới tận vùng đất xa xôi này, hai nhà máy trên đành ngưng hoạt động mà chẳng cần ai vận động. Các nhà hoạt động môi trường tại đây mừng rỡ, gọi cuộc khủng hoảng là “phép màu”.
Không phải ngẫu nhiên mà một số ngành công nghiệp được xếp vào hàng “bẩn” nhất thế giới đang trở thành nạn nhân của suy thoái toàn cầu. Trong vòng hai thập kỷ trở lại đây, nhiều cơ sở công nghiệp của thế giới đã di chuyển tới những địa điểm nơi các tiêu chuẩn về ô nhiễm thuộc loại “có như không”. Do luôn có xu hướng né luật bảo vệ môi trường và lại là đối tượng dễ bị tác động nhất trong trường hợp nhu cầu thị trường sụt giảm đột ngột, những cơ sở sản xuất nhỏ và kém hiệu quả này bị cuộc khủng hoảng đang diễn ra “quật” đặc biệt mạnh.
Từ năm ngoái tới nay, hàng ngàn nhà máy ở khu vực đồng bằng sông Dương Tử của Trung Quốc đã phải đóng cửa. Tương tự, sản lượng các mặt hàng như ô tô, hàng điện tử và nhiều hàng hóa khác từ các nhà máy thuộc các vùng Ciudad Juárez, Monterrey và Toluca của Mexico đã giảm mạnh tới nỗi, lượng hàng được vận chuyển bằng xe tải từ nước này tới biên giới nước Mỹ đã giảm 40%.
Tại Ấn Độ, nhiều nhà máy thép quy mô nhỏ quanh khu vực Dehli phải đóng cửa tới mức, mức độ sulfur dioxide, chất gây mưa acid, tại đây đã giảm 85% trong tháng 10/2008 so với cùng kỳ năm trước.
Các nước phát triển cũng “xanh” hơn nhờ suy thoái kinh tế. Các hoạt động kinh tế đi xuống được dự báo là sẽ làm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính carbon dioxide của châu Âu, với mức giảm có thể lên tới 1.000 tấn trong năm 2009. Ở Mỹ, lượng carbon dioxide cũng được dự báo giảm với con số tương tự.
Đương nhiên, suy thoái kinh tế không thể được xem là một chiến lược dài hạn cho việc bảo vệ môi trường. Thách thức hiện nay là tận dụng lần suy thoái này như một cơ hội để thúc đẩy những hoạch động kinh tế sạch hơn, đồng thời nâng cấp những cơ sở sản xuất vượt qua được sóng gió, để khi kinh tế phục hồi trở lại, những nhà máy này sẽ không gây hại thêm nhiều cho môi trường.
Những nước gây ô nhiễm hàng đầu thế giới đang nỗ lực để thực hiện điều này. Theo nhà kinh tế Deng Yupeng thuộc Đại học Đông Quan,Trung Quốc, khi các nhà máy ở nước này xin cấp hạn ngạch tín dụng để chống đỡ khủng hoảng, chính quyền các địa phương thường không muốn giúp đỡ những cơ sở gây nhiều ô nhiễm.
Tại khu vực Baikalsk ở đầu câu chuyện này, nền kinh tế địa phương sắp tới sẽ trải qua một sự chuyển hướng cơ bản. Từ chỗ đốn cây để sản xuất bột gỗ, nơi này sẽ chuyển sang đẩy mạnh dịch vụ du lịch. Chỉ 3 tháng sau khi hai nhà máy bột giấy đóng cửa, người dân ở đây đã cảm thấy một điều “bất thường”: không khí quá trong lành. Do đó, mặc dù bị mất 2.300 việc làm vì hai nhà máy đóng cửa, nhưng Baikalsk không coi mình là một nạn nhân của suy thoái.
Việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc (GDP nước này tăng 6,8% trong quý 4/2008 so với mức 13% năm 2007) đã khiến những thành phố miền Nam có hoạt động xuất khẩu lớn thiệt hại nặng nhất. Tại thành phố Đông Quan, gần 10% trong số 22.000 nhà máy ở đây đã đóng cửa trong thời gian từ năm ngoái tới nay. Tại tỉnh Triết Giang, ít nhất 60.000 nhà máy nhỏ bị ngừng hoạt động. Những nhà máy còn sống sót thì cắt giảm mạnh sản lượng và cho hàng loạt “tiểu đội” xe tải có lượng khí thải cao nghỉ ngơi dài dài.
Kết quả, những dòng sông hay kênh rạch mà những thành phố này xả thải đã trở nên trong sạch hơn, không khí cũng ít khói bụi hơn.
Trong năm 2008, số ngày mà ô nhiễm không khí ở Đông Quan lên tới mức nguy hiểm đã giảm 65% so với năm trước đó, chủ yếu giảm trong những tháng cuối năm. “Khi các nhà máy làm việc ít hơn, lượng rác và chất thải cũng giảm đi, những áp lực về môi trường nhẹ bớt”, nhà khoa học về môi trường Liu Zhiming thuộc Đại học Công nghệ Đông Quan nhận xét.
Tuy nhiên, ở vùng Baikalsk, người ta vẫn lo lắng về khả năng số đơn đặt hàng cho hai nhà máy bột giấy đến một ngày nào đó sẽ tăng mạnh trở lại, giúp các nhà máy này hoạt động trở lại. Các ông chủ nhà máy ở Trung Quốc và nhiều nơi khác thì vẫn lập luận rằng, ưu tiên hàng đầu của họ là giữ việc làm cho công nhân, do đó việc chi tiền để kiểm soát ô nhiễm hay chuyển sang dùng năng lượng tái sinh vẫn còn là chuyện phải chờ.
Tại Đông Quan, nhiều chủ doanh nghiệp thậm chí đang vận động chính quyền đẩy lùi các tiêu chuẩn môi trường vì họ cho rằng, các tiêu chuẩn này khiến họ giảm sức cạnh tranh so với các đối thủ ở khu vực Đông Nam Á. Mặt khác, với áp lực cắt giảm chi phí, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng xả thải ra môi trường, thay vì xử lý.
Mặc dù vậy, đây có thể được xem là những nỗ lực chống chọi cuối cùng của những cơ sở công nghiệp bẩn đang chết.
Đã thừa nhận sự hủy hoại môi trường trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, Trung Quốc rất có thể sẽ tận dụng lần suy thoái này để nâng cấp một phần ngành công nghiệp sản xuất của họ. Một phần của gói kích thích kinh tế 586 tỷ USD của nước này nhằm vào những dự án tăng cường hiệu quả sử dụng nhiên liệu, bao gồm năng lượng gió và và năng lượng mặt trời, để đi tới một “nền kinh tế xanh” như lời kêu gọi của Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Có nguồn tin cho hay, Bộ Bảo vệ môi trường của Trung Quốc mới đây đã từ chối 11 dự án do những dự án này sử dụng quá nhiều năng lượng và có nguy cơ gây ô nhiễm cao.
Tại Brazil, khu vực rừng Amazon là nơi chăn thả của khoảng 2/3 trong số 200 triệu con gia súc của nước này. Bầy gia súc khổng lồ này chính là nguyên nhân chính khiến nhiều vùng rừng nguyên sinh ở đây bị tàn phá. Suy thoái xảy ra, giá thịt bò sụt giảm 51% trong vòng 12 tháng trở lại đây, cộng với sự thiếu hụt tín dụng, đã buộc các chủ trại chăn nuôi giảm mạnh số lượng bò.
Vì thế, tốc độ phá rừng ở vùng rừng Amazon thuộc Brazil trong 2 tháng đầu năm nay đã giảm 70% so với cùng kỳ năm ngoái - một thành công mà những nỗ lực của chiến dịch “Hãy cứu lấy rừng mưa nhiệt đới” trước đó không thể đạt được.
(Theo Newsweek)