Lợi nhuận ngân hàng 2017: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”
Lợi nhuận ngân hàng vẫn trông trước ngó sau trong một năm hứa hẹn nhiều kỷ lục
Ngày 21/10, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tổ chức hội nghị sơ kết 9 tháng đầu năm, lợi nhuận được báo cáo cao nhất trong các ngân hàng tại Việt Nam.
Năm thứ hai liên tiếp dự kiến Vietcombank tạo những kỷ lục mới về lợi nhuận, song định hướng hoạt động đang có thay đổi.
Định hướng bền vững
Trao đổi với VnEconomy, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank cho biết, ngân hàng đã thông qua đề án tái cơ cấu đến năm 2020. Mặc dù hướng hoạt động những năm gần đây đã và đang cho kết quả tốt, song Vietcombank xác định sẽ thay đổi mạnh hơn.
Ông Thành cho biết, với mặt bằng lãi suất huy động thấp nhất thị trường trong những năm gần đây, Vietcombank có điều kiện để giảm lãi suất cho vay, chia sẻ cùng khách hàng thay vì dồn thu lợi nhuận ở tín dụng. 9 tháng đầu năm, dù áp lãi suất thấp những tăng trưởng huy động của Vietcombank vẫn lên tới 18,6%, trong khi tín dụng tăng thấp hơn với 15,6%.
“Trong đề án tái cơ cấu, chúng tôi xác định chiến lược phát triển mạnh ngân hàng bán lẻ, tạo chuyển dịch nguồn thu về dịch vụ thay vì dựa vào tín dụng”, ông Thành cho biết, mà một bước đi cụ thể vừa qua là tuyển dụng chuyên gia nước ngoài về đảm trách một mắt xích quan trọng trong cơ cấu.
Với tín dụng, Vietcombank tiếp tục thể hiện hướng thận trọng khi gia tăng thêm nguồn lực dự phòng; tổng dư quỹ dự phòng đến cuối tháng 9/2017 đã lên tới 136,4% tổng dư nợ xấu. Theo lý giải của ông Thành, để lợi nhuận bền vững trước hết phải trông vào rủi ro tiềm ẩn của mình, chủ động trước để lợi nhuận trong tương lai càng thực chất hơn.
Hướng chủ động trên cũng là quan điểm mà ông Nguyễn Đức Hưởng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), diễn giải một cách gần gũi về triển vọng lợi nhuận năm nay: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”.
Ông Hưởng cho biết, sau 9 tháng LienVietPostBank đã gần như hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm 1.500 tỷ; kết thúc 2017 mức trên 2.000 tỷ đồng trong tầm tay, nhưng ngân hàng xác định ở khoảng 1.700 tỷ.
“Quan điểm của chúng tôi là ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Tăng trưởng kinh tế đang tốt lên từ quý 3 vừa qua, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn khó khăn, nợ xấu ngân hàng nói chung vẫn là vấn đề lớn. Theo đó, chúng tôi xác định một mức lợi nhuận đạt được vừa phải, còn nữa xem xét tiếp tục giảm lãi suất chia sẻ với khách hàng, tập trung thêm cho các hoạt động an sinh xã hội mà đặc biệt là hỗ trợ cho ngành giáo dục, và củng cố thêm cho yêu cầu xử lý nợ xấu”, ông Hưởng nói.
Cuối 2016, LienVietPostBank đã có tỷ lệ dự phòng/nợ xấu đạt 112%. Với kết quả kinh doanh khả quan 2017, cùng quan điểm trên, ngân hàng này đặt trọng tâm mua lại toàn bộ nợ xấu đã bán cho VAMC trong 2018.
Lựa chọn đặc thù
Như trên, Vietcombank và LienVietPostBank có triển vọng tạo kỷ lục lợi nhuận của riêng họ trong năm nay, song song với một tỷ lệ dự phòng trên nợ xấu ở mức cao.
Vậy, với những trường hợp báo lãi cao nhưng tỷ lệ dự phòng trên nợ xấu thấp thì có ảo hay không?
Câu trả lời nằm ở đặc thù lựa chọn, cũng như hướng đi đang thu hút nhiều ngân hàng thương mại tham gia, cũng là mạch nổi bật trong năm 2017.
2016 và 2017, nhiều thành viên đã gia tăng hoạt động ngân hàng bán lẻ, đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng, cho vay khách hàng cá nhân. Hướng đi này thể hiện rõ trong dịch chuyển cơ cấu tài sản, cơ cấu thu như tại Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)… Và đây cũng là những thành viên dự báo có lợi nhuận đột biến năm nay.
Tuy nhiên, thoạt tiên tỷ lệ trích lập dự phòng trên nợ xấu của nhóm này không hẳn cao như những trường hợp nói trên, thậm chí thấp. Ở đây có lựa chọn đặc thù.
VPBank vừa công bố lợi nhuận hợp nhất trước thuế đến 30/9 đạt 5.635 tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến đây sẽ là thành viên đầu tiên của khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có lợi nhuận ngang ngửa, thậm chí vượt cả một số ngân hàng thương mại quốc doanh (cả trường hợp đã cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn nắm tỷ lệ sở hữu chi phối) kết thúc năm nay.
Song, các kỳ cập nhật vừa qua cho thấy, tỷ lệ trích lập dự phòng so với nợ xấu của VPBank khá thấp, chỉ quanh 40%. Vậy điều này có ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận hay không?
Trả lời VnEconomy, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank cho biết, ngân hàng có khẩu vị rủi ro khác, đi sâu ở phân khúc có độ rủi ro lớn hơn nhưng cho hiệu quả lợi nhuận cao hơn; cấu trúc sản phẩm, cấu trúc nợ cũng khác so với các ngân hàng khác.
Trước hết, tất cả các ngân hàng thương mại đều phải tuân thủ quy định về trích lập dự phòng rủi ro, chịu giám sát của Ngân hàng Nhà nước, qua kiểm toán định kỳ. Khác biệt về tỷ lệ và mức độ trích lập gắn với đặc thù lựa chọn kinh doanh của mỗi ngân hàng.
“Cấu trúc của đại bộ phận các ngân hàng quốc doanh và các ngân hàng thương mại cổ phần khác thì có tới 90-97% nợ có tài sản đảm bảo. Quy định trích lập dự phòng là sau khi trừ đi tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo. Nhưng VPBank là ngân hàng cho vay tín chấp lớn nhất trên thị trường. Đối với tín chấp, nó không có tài sản đảm bảo nên có một cơ chế trích lập dự phòng khác. Lượng trích lập dự phòng đó là có thể sử dụng ngay, đủ sức để xử lý các tình huống rủi ro”, ông Vinh giải thích.
Theo đó, Tổng giám đốc VPBank cho rằng, ở một góc độ nào đó, cần nhìn vào tổng chi phí trích lập dự phòng. Như năm 2016, VPBank có chi phí dự phòng lớn nhất trong khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, với 5.500 tỷ đồng; năm nay dự kiến gia tăng lên 7.500 - 8.000 tỷ đồng.
Đó cũng là xu hướng chung tiếp tục thể hiện trong năm nay. Lợi nhuận nhiều ngân hàng tăng cao, nhưng vẫn phải nhìn vào vấn đề nợ xấu.
Và theo báo cáo cập nhật của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, ước tính đến cuối tháng 9/2017, toàn hệ thống đã tiếp tục gia tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng khoảng 22% so với cuối năm 2016, với số dư khoảng 110 nghìn tỷ đồng.
Năm thứ hai liên tiếp dự kiến Vietcombank tạo những kỷ lục mới về lợi nhuận, song định hướng hoạt động đang có thay đổi.
Định hướng bền vững
Trao đổi với VnEconomy, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank cho biết, ngân hàng đã thông qua đề án tái cơ cấu đến năm 2020. Mặc dù hướng hoạt động những năm gần đây đã và đang cho kết quả tốt, song Vietcombank xác định sẽ thay đổi mạnh hơn.
Ông Thành cho biết, với mặt bằng lãi suất huy động thấp nhất thị trường trong những năm gần đây, Vietcombank có điều kiện để giảm lãi suất cho vay, chia sẻ cùng khách hàng thay vì dồn thu lợi nhuận ở tín dụng. 9 tháng đầu năm, dù áp lãi suất thấp những tăng trưởng huy động của Vietcombank vẫn lên tới 18,6%, trong khi tín dụng tăng thấp hơn với 15,6%.
“Trong đề án tái cơ cấu, chúng tôi xác định chiến lược phát triển mạnh ngân hàng bán lẻ, tạo chuyển dịch nguồn thu về dịch vụ thay vì dựa vào tín dụng”, ông Thành cho biết, mà một bước đi cụ thể vừa qua là tuyển dụng chuyên gia nước ngoài về đảm trách một mắt xích quan trọng trong cơ cấu.
Với tín dụng, Vietcombank tiếp tục thể hiện hướng thận trọng khi gia tăng thêm nguồn lực dự phòng; tổng dư quỹ dự phòng đến cuối tháng 9/2017 đã lên tới 136,4% tổng dư nợ xấu. Theo lý giải của ông Thành, để lợi nhuận bền vững trước hết phải trông vào rủi ro tiềm ẩn của mình, chủ động trước để lợi nhuận trong tương lai càng thực chất hơn.
Hướng chủ động trên cũng là quan điểm mà ông Nguyễn Đức Hưởng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), diễn giải một cách gần gũi về triển vọng lợi nhuận năm nay: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”.
Ông Hưởng cho biết, sau 9 tháng LienVietPostBank đã gần như hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm 1.500 tỷ; kết thúc 2017 mức trên 2.000 tỷ đồng trong tầm tay, nhưng ngân hàng xác định ở khoảng 1.700 tỷ.
“Quan điểm của chúng tôi là ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Tăng trưởng kinh tế đang tốt lên từ quý 3 vừa qua, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn khó khăn, nợ xấu ngân hàng nói chung vẫn là vấn đề lớn. Theo đó, chúng tôi xác định một mức lợi nhuận đạt được vừa phải, còn nữa xem xét tiếp tục giảm lãi suất chia sẻ với khách hàng, tập trung thêm cho các hoạt động an sinh xã hội mà đặc biệt là hỗ trợ cho ngành giáo dục, và củng cố thêm cho yêu cầu xử lý nợ xấu”, ông Hưởng nói.
Cuối 2016, LienVietPostBank đã có tỷ lệ dự phòng/nợ xấu đạt 112%. Với kết quả kinh doanh khả quan 2017, cùng quan điểm trên, ngân hàng này đặt trọng tâm mua lại toàn bộ nợ xấu đã bán cho VAMC trong 2018.
Lựa chọn đặc thù
Như trên, Vietcombank và LienVietPostBank có triển vọng tạo kỷ lục lợi nhuận của riêng họ trong năm nay, song song với một tỷ lệ dự phòng trên nợ xấu ở mức cao.
Vậy, với những trường hợp báo lãi cao nhưng tỷ lệ dự phòng trên nợ xấu thấp thì có ảo hay không?
Câu trả lời nằm ở đặc thù lựa chọn, cũng như hướng đi đang thu hút nhiều ngân hàng thương mại tham gia, cũng là mạch nổi bật trong năm 2017.
2016 và 2017, nhiều thành viên đã gia tăng hoạt động ngân hàng bán lẻ, đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng, cho vay khách hàng cá nhân. Hướng đi này thể hiện rõ trong dịch chuyển cơ cấu tài sản, cơ cấu thu như tại Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)… Và đây cũng là những thành viên dự báo có lợi nhuận đột biến năm nay.
Tuy nhiên, thoạt tiên tỷ lệ trích lập dự phòng trên nợ xấu của nhóm này không hẳn cao như những trường hợp nói trên, thậm chí thấp. Ở đây có lựa chọn đặc thù.
VPBank vừa công bố lợi nhuận hợp nhất trước thuế đến 30/9 đạt 5.635 tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến đây sẽ là thành viên đầu tiên của khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có lợi nhuận ngang ngửa, thậm chí vượt cả một số ngân hàng thương mại quốc doanh (cả trường hợp đã cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn nắm tỷ lệ sở hữu chi phối) kết thúc năm nay.
Song, các kỳ cập nhật vừa qua cho thấy, tỷ lệ trích lập dự phòng so với nợ xấu của VPBank khá thấp, chỉ quanh 40%. Vậy điều này có ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận hay không?
Trả lời VnEconomy, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank cho biết, ngân hàng có khẩu vị rủi ro khác, đi sâu ở phân khúc có độ rủi ro lớn hơn nhưng cho hiệu quả lợi nhuận cao hơn; cấu trúc sản phẩm, cấu trúc nợ cũng khác so với các ngân hàng khác.
Trước hết, tất cả các ngân hàng thương mại đều phải tuân thủ quy định về trích lập dự phòng rủi ro, chịu giám sát của Ngân hàng Nhà nước, qua kiểm toán định kỳ. Khác biệt về tỷ lệ và mức độ trích lập gắn với đặc thù lựa chọn kinh doanh của mỗi ngân hàng.
“Cấu trúc của đại bộ phận các ngân hàng quốc doanh và các ngân hàng thương mại cổ phần khác thì có tới 90-97% nợ có tài sản đảm bảo. Quy định trích lập dự phòng là sau khi trừ đi tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo. Nhưng VPBank là ngân hàng cho vay tín chấp lớn nhất trên thị trường. Đối với tín chấp, nó không có tài sản đảm bảo nên có một cơ chế trích lập dự phòng khác. Lượng trích lập dự phòng đó là có thể sử dụng ngay, đủ sức để xử lý các tình huống rủi ro”, ông Vinh giải thích.
Theo đó, Tổng giám đốc VPBank cho rằng, ở một góc độ nào đó, cần nhìn vào tổng chi phí trích lập dự phòng. Như năm 2016, VPBank có chi phí dự phòng lớn nhất trong khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, với 5.500 tỷ đồng; năm nay dự kiến gia tăng lên 7.500 - 8.000 tỷ đồng.
Đó cũng là xu hướng chung tiếp tục thể hiện trong năm nay. Lợi nhuận nhiều ngân hàng tăng cao, nhưng vẫn phải nhìn vào vấn đề nợ xấu.
Và theo báo cáo cập nhật của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, ước tính đến cuối tháng 9/2017, toàn hệ thống đã tiếp tục gia tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng khoảng 22% so với cuối năm 2016, với số dư khoảng 110 nghìn tỷ đồng.