Trật tự mới trong lợi nhuận ngân hàng 2017
Một số ngân hàng thương mại đã hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận cả năm chỉ sau 9 tháng
Tuần qua, nhiều ngân hàng thương mại công bố kết quả kinh doanh cơ bản 9 tháng đầu năm 2017, bước đầu định hình những kỷ lục mới và trật tự mới trong hệ thống.
Với nhiều kết quả đã công bố, đến nay có thể đã định hình 2017 sẽ là năm kinh doanh tốt nhất về lợi nhuận của hệ thống ngân hàng kể từ năm 2012 đến nay.
Sẽ có những khoảng cách
Nếu năm trước, ở vị trí dẫn đầu lợi nhuận toàn hệ thống, nhìn theo con số tuyệt đối, có sự sít sao giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank).
Năm nay, đến thời điểm này VietinBank chưa công bố cập nhật cụ thể, còn Vietcombank đang có triển vọng chiếm vị trí số 1 về lợi nhuận với khoảng cách dự báo sẽ đáng kể so với vị trí thứ hai.
Do năm 2016, Vietcombank đạt kỷ lục lợi nhuận, nên tốc độ tăng trưởng đến nay trở nên đều và không đột biến như ở một số trường hợp tăng trưởng từ thấp lên cao.
Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2017, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ trước dự phòng của Vietcombank đạt 12.186 tỷ đồng, tăng 14,1% so với cùng kỳ 2016; lợi nhuận trước thuế sau khi trích lập dự phòng đạt 7.687 tỷ đồng, tăng 24,4% so cùng kỳ 2016, thực hiện 80,9% kế hoạch 2017.
Với việc đã mua lại toàn bộ nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) trong năm 2016, cùng với dư quỹ dự phòng rủi ro đã lên tới 10.390 tỷ đồng, bằng 136,4% tổng dư nợ xấu, cũng như dự tính của một lãnh đạo Vietcombank từng chia sẻ gần đây, lợi nhuận trước thuế năm nay của ngân hàng này mức 10.000 tỷ đồng là trong tầm tay. Đây dự kiến cũng sẽ là kỷ lục mới của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Còn ở khối ngân hàng thương mại cổ phần, ba năm trở lại đây Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đang cho thấy sự bứt phá mà chưa có đối trọng khác bám đuổi được trong cùng khối.
9 tháng đầu năm nay, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của VPBank đã đạt 5.635 tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước và đạt 78% kế hoạch đề ra trong cả năm.
Với tốc độ này, dự kiến cả năm VPBank sẽ là trường hợp ngân hàng cổ phần tư nhân đầu tiên có con số tuyệt đối về lợi nhuận ngang ngửa với một số ngân hàng quốc doanh (dù cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn nắm tỷ lệ sở hữu chi phối). Theo đó, đây dự kiến sẽ tiếp tục là thành viên có các chỉ số sinh lời cao nhất so với tất cả các ngân hàng còn lại.
Sớm hoàn tất cả năm
Có quy mô vốn và tổng tài sản thấp hơn, nhưng trong “trật tự mới” của bảng so sánh lợi nhuận ngân hàng 2017 đã bắt đầu hé mở sự đột biến tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Tp.HCM (HDBank).
Cụ thể, sau 9 tháng, lợi nhuận của HDBank đã tăng trưởng đột biến tới 279%, vượt kế hoạch cả năm; lợi nhuận trước thuế hợp nhất 9 tháng đầu năm 2017 đạt 1.912 tỷ đồng, trong đó HDBank riêng lẻ đạt 1.713 tỷ đồng. Thậm chí HDBank còn dự kiến lợi nhuận hợp nhất cả năm sẽ đạt khoảng 2.400 tỷ đồng.
Với kết quả trên, có thể cuối năm nay thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đón thêm một sức hút mới từ ngành ngân hàng, sau khi VPBank và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) vừa lần lượt đưa cổ phiếu chào sàn.
Cũng tại LienVietPostBank, kế hoạch lợi nhuận cả năm đã gần như hoàn thành sau 9 tháng, với khoảng 1.450 tỷ đồng. 2017 cũng dự kiến sẽ làm năm lợi nhuận của ngân hàng này bứt phá mạnh sau 9 năm có mặt trên thị trường, nhất là sau hai năm liên dồn lực đầu tư cho kế hoạch mở loạt chi nhánh mới để phủ kín cả nước và đầu tư cho công nghệ.
Hiện Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chưa công bố, nhưng dự kiến đây cũng là thành viên có bứt phá mạnh về lợi nhuận năm nay, với khả năng sớm hoàn tất kế hoạch cả năm trước tiến độ hai tháng, theo tìm hiểu của VnEconomy.
Tuy nhiên, điểm nhấn từ 2017 tại SHB là chính thức ra mắt công ty tài chính tiêu dùng đến nay vẫn chưa rõ thời điểm cụ thể, dù quý 3 đã trôi qua so với lịch hẹn với đại hội đồng cổ đông đầu năm nay.
Bên cạnh những con số cập nhật, kế hoạch và tiến độ thực hiện, điểm chung trong bức tranh lợi nhuận các ngân hàng thương mại 2017 là nhiều thành viên đang cải thiện rõ các chỉ số sinh lời, trong điều kiện tỷ lệ lãi cận biên (NIM) nói chung không nhiều thay đổi (chỉ trong khoảng 2,7-2,8% những năm gần đây). Điều này một phần phản ánh chất lượng tài sản đã tốt lên trong năm 2017.
Với nhiều kết quả đã công bố, đến nay có thể đã định hình 2017 sẽ là năm kinh doanh tốt nhất về lợi nhuận của hệ thống ngân hàng kể từ năm 2012 đến nay.
Sẽ có những khoảng cách
Nếu năm trước, ở vị trí dẫn đầu lợi nhuận toàn hệ thống, nhìn theo con số tuyệt đối, có sự sít sao giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank).
Năm nay, đến thời điểm này VietinBank chưa công bố cập nhật cụ thể, còn Vietcombank đang có triển vọng chiếm vị trí số 1 về lợi nhuận với khoảng cách dự báo sẽ đáng kể so với vị trí thứ hai.
Do năm 2016, Vietcombank đạt kỷ lục lợi nhuận, nên tốc độ tăng trưởng đến nay trở nên đều và không đột biến như ở một số trường hợp tăng trưởng từ thấp lên cao.
Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2017, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ trước dự phòng của Vietcombank đạt 12.186 tỷ đồng, tăng 14,1% so với cùng kỳ 2016; lợi nhuận trước thuế sau khi trích lập dự phòng đạt 7.687 tỷ đồng, tăng 24,4% so cùng kỳ 2016, thực hiện 80,9% kế hoạch 2017.
Với việc đã mua lại toàn bộ nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) trong năm 2016, cùng với dư quỹ dự phòng rủi ro đã lên tới 10.390 tỷ đồng, bằng 136,4% tổng dư nợ xấu, cũng như dự tính của một lãnh đạo Vietcombank từng chia sẻ gần đây, lợi nhuận trước thuế năm nay của ngân hàng này mức 10.000 tỷ đồng là trong tầm tay. Đây dự kiến cũng sẽ là kỷ lục mới của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Còn ở khối ngân hàng thương mại cổ phần, ba năm trở lại đây Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đang cho thấy sự bứt phá mà chưa có đối trọng khác bám đuổi được trong cùng khối.
9 tháng đầu năm nay, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của VPBank đã đạt 5.635 tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước và đạt 78% kế hoạch đề ra trong cả năm.
Với tốc độ này, dự kiến cả năm VPBank sẽ là trường hợp ngân hàng cổ phần tư nhân đầu tiên có con số tuyệt đối về lợi nhuận ngang ngửa với một số ngân hàng quốc doanh (dù cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn nắm tỷ lệ sở hữu chi phối). Theo đó, đây dự kiến sẽ tiếp tục là thành viên có các chỉ số sinh lời cao nhất so với tất cả các ngân hàng còn lại.
Sớm hoàn tất cả năm
Có quy mô vốn và tổng tài sản thấp hơn, nhưng trong “trật tự mới” của bảng so sánh lợi nhuận ngân hàng 2017 đã bắt đầu hé mở sự đột biến tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Tp.HCM (HDBank).
Cụ thể, sau 9 tháng, lợi nhuận của HDBank đã tăng trưởng đột biến tới 279%, vượt kế hoạch cả năm; lợi nhuận trước thuế hợp nhất 9 tháng đầu năm 2017 đạt 1.912 tỷ đồng, trong đó HDBank riêng lẻ đạt 1.713 tỷ đồng. Thậm chí HDBank còn dự kiến lợi nhuận hợp nhất cả năm sẽ đạt khoảng 2.400 tỷ đồng.
Với kết quả trên, có thể cuối năm nay thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đón thêm một sức hút mới từ ngành ngân hàng, sau khi VPBank và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) vừa lần lượt đưa cổ phiếu chào sàn.
Cũng tại LienVietPostBank, kế hoạch lợi nhuận cả năm đã gần như hoàn thành sau 9 tháng, với khoảng 1.450 tỷ đồng. 2017 cũng dự kiến sẽ làm năm lợi nhuận của ngân hàng này bứt phá mạnh sau 9 năm có mặt trên thị trường, nhất là sau hai năm liên dồn lực đầu tư cho kế hoạch mở loạt chi nhánh mới để phủ kín cả nước và đầu tư cho công nghệ.
Hiện Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chưa công bố, nhưng dự kiến đây cũng là thành viên có bứt phá mạnh về lợi nhuận năm nay, với khả năng sớm hoàn tất kế hoạch cả năm trước tiến độ hai tháng, theo tìm hiểu của VnEconomy.
Tuy nhiên, điểm nhấn từ 2017 tại SHB là chính thức ra mắt công ty tài chính tiêu dùng đến nay vẫn chưa rõ thời điểm cụ thể, dù quý 3 đã trôi qua so với lịch hẹn với đại hội đồng cổ đông đầu năm nay.
Bên cạnh những con số cập nhật, kế hoạch và tiến độ thực hiện, điểm chung trong bức tranh lợi nhuận các ngân hàng thương mại 2017 là nhiều thành viên đang cải thiện rõ các chỉ số sinh lời, trong điều kiện tỷ lệ lãi cận biên (NIM) nói chung không nhiều thay đổi (chỉ trong khoảng 2,7-2,8% những năm gần đây). Điều này một phần phản ánh chất lượng tài sản đã tốt lên trong năm 2017.