Luật Bồi thường: Khó, cũng không thể bàn lùi
Tranh cãi của đại biểu Quốc hội xung quanh tính khả thi của Luật Bồi thường Nhà nước
Mặc dù đã được đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ tư, nhưng tại buổi họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 25/12, nhiều ý kiến vẫn băn khoăn về tính khả thi, thậm chí có ý kiến đề nghị xem xét lùi thời gian ban hành Luật Bồi thường Nhà nước.
Không phải cứ dân sự là ra tòa
Theo dự thảo, Luật Bồi thường Nhà nước quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án của Nhà nước gây ra; thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại.
Bản chất của mối quan hệ bồi thường Nhà nước - vấn đề xuyên suốt toàn bộ chế định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước - là vấn đề được tranh luận sôi nổi, song vẫn chưa ngã ngũ.
Dự thảo Luật quy định theo hướng xác định bản chất của quan hệ bồi thường Nhà nước là quan hệ dân sự đặc thù, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với công dân là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.
Đại diện Ban soạn thảo phân tích: bản chất của quan hệ hành chính là phục tùng mệnh lệnh, như vậy dẫn đến tình trạng người thi hành công việc sai lại áp đặt ý chí của Nhà nước cho dân thì hoàn toàn không công bằng. Nên bản chất mối quan hệ này là quan hệ dân sự.
Tham dự buổi họp này, một số chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng luật cũng nghiêng về quan điểm đây là quan hệ dân sự, Nhà nước và công dân bình đẳng, công dân gây thiệt hại thì bồi thường cho Nhà nước và ngược lại. Mối quan hệ giữa cán bộ công chức với Nhà nước mới là quan hệ hành chính.
Tuy nhiên, đại diện cơ quan thẩm tra, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận vẫn cho rằng: không đơn giản là quan hệ dân sự được. Nếu dân sự thì phải ra tòa, tòa quyết cứ thế mà bồi thường, nên nói hoàn toàn là dân sự thì không phải.
Trao đổi lại, một số ý kiến dẫn chứng, không phải quan hệ dân sự nào cũng phải ra tòa. Và khi đi vào vụ việc cụ thể thì cần tính toán, chứ không phải thiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu.
Việc giới hạn các trường hợp được bồi thường (chỉ quy định 11 trường hợp cụ thể) trong hoạt động quản lý hành chính theo dự thảo Luật cũng không nhận được sự đồng tình của cơ quan thẩm tra.
Cơ quan này cho rằng nếu giới hạn thì sẽ không không phù hợp với hiến pháp. Bởi vì, vấn đề không thể lý giải được là cùng là thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra nhưng có lĩnh vực được bồi thường, có lĩnh vực không được bồi thường.
Khó mấy cũng không lùi!
Cho rằng quá phức tạp, một số ý kiến nghi ngại về tính khả thi của luật này khi được ban hành. Có vị đại biểu lo có luật sẽ thêm rối, và Nhà nước sẽ biến thành "con nợ".
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng nếu phạm vi bồi thường bao gồm cả lĩnh vực quản lý hành chính thì không khả thi hoặc tạo ra những bức bối. “Nên dừng lại ở mức độ xử lý oan sai trong tố tụng và thi hành án thôi”, ông đề nghị.
Từ góc nhìn của cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng “không có lý gì mà khoanh lại cả. nếu khoanh lại lĩnh vực quản lý hành chính thì là bước thụt lùi và mâu thuẫn luôn với Luật Khiếu nại tố cáo”.
Mối quan hệ giữa luật này với Luật Khiếu nại tố cáo cũng là vấn đề được Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng “lật đi, lật lại” nhiều lần trong phiên họp. Ông Vượng rất lo ngại chuyện căn cứ để bồi thường và “tha thiết làm chậm lại luật này để đẩy nhanh sửa đổi Luật Khiếu nại tố cáo”.
Đồng ý với nhận định đây là dự án luật rất phức tạp, có thể lên đến mấy trăm điều như ông Thuận dự tính, song một số ý kiến cho rằng cương quyết thì vẫn làm được thôi. “Nếu thấy phức tạp mà tránh đi thì làm luật làm gì”, ông Trần Đình Đàn, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đặt câu hỏi.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên phát biểu: đừng đặt vấn đề khó mà không làm. Có thể đặt vấn đề nên sớm sửa đổi bổ sung Luật khiếu nại tố cáo chứ không nên đặt vấn đề chậm luật này lại. Cùng quan điểm, Phó chủ tịch Uông Chu Lưu nói, cho dù phức tạp nhưng Luật Bồi thường Nhà nước được nhân dân rất mong chờ.
Trước những ý kiến nhiều chiều, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng lưu ý các đại biểu, tại kỳ họp thứ tư, dự luật này đã được đưa ra thảo luận và đa số đại biểu Quốc hội đã tán thành phải ban hành luật này, chứ không phải bây giờ mới bàn từ đầu.
Theo Chủ tịch, việc xây dựng luật xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Trên thực tế có nhiều oan sai, nếu không giải quyết thì cứ tích đọng lại và ngày càng phức tạp. Điều cần cân nhắc là nên ban hành ở phạm vi nào, đừng quá máy móc, phải xuất phát từ thực tiễn và điều kiện cụ thể.
Rất khó cũng phải làm, không nên lùi, Chủ tịch nhấn mạnh.
Không phải cứ dân sự là ra tòa
Theo dự thảo, Luật Bồi thường Nhà nước quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án của Nhà nước gây ra; thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại.
Bản chất của mối quan hệ bồi thường Nhà nước - vấn đề xuyên suốt toàn bộ chế định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước - là vấn đề được tranh luận sôi nổi, song vẫn chưa ngã ngũ.
Dự thảo Luật quy định theo hướng xác định bản chất của quan hệ bồi thường Nhà nước là quan hệ dân sự đặc thù, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với công dân là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.
Đại diện Ban soạn thảo phân tích: bản chất của quan hệ hành chính là phục tùng mệnh lệnh, như vậy dẫn đến tình trạng người thi hành công việc sai lại áp đặt ý chí của Nhà nước cho dân thì hoàn toàn không công bằng. Nên bản chất mối quan hệ này là quan hệ dân sự.
Tham dự buổi họp này, một số chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng luật cũng nghiêng về quan điểm đây là quan hệ dân sự, Nhà nước và công dân bình đẳng, công dân gây thiệt hại thì bồi thường cho Nhà nước và ngược lại. Mối quan hệ giữa cán bộ công chức với Nhà nước mới là quan hệ hành chính.
Tuy nhiên, đại diện cơ quan thẩm tra, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận vẫn cho rằng: không đơn giản là quan hệ dân sự được. Nếu dân sự thì phải ra tòa, tòa quyết cứ thế mà bồi thường, nên nói hoàn toàn là dân sự thì không phải.
Trao đổi lại, một số ý kiến dẫn chứng, không phải quan hệ dân sự nào cũng phải ra tòa. Và khi đi vào vụ việc cụ thể thì cần tính toán, chứ không phải thiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu.
Việc giới hạn các trường hợp được bồi thường (chỉ quy định 11 trường hợp cụ thể) trong hoạt động quản lý hành chính theo dự thảo Luật cũng không nhận được sự đồng tình của cơ quan thẩm tra.
Cơ quan này cho rằng nếu giới hạn thì sẽ không không phù hợp với hiến pháp. Bởi vì, vấn đề không thể lý giải được là cùng là thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra nhưng có lĩnh vực được bồi thường, có lĩnh vực không được bồi thường.
Khó mấy cũng không lùi!
Cho rằng quá phức tạp, một số ý kiến nghi ngại về tính khả thi của luật này khi được ban hành. Có vị đại biểu lo có luật sẽ thêm rối, và Nhà nước sẽ biến thành "con nợ".
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng nếu phạm vi bồi thường bao gồm cả lĩnh vực quản lý hành chính thì không khả thi hoặc tạo ra những bức bối. “Nên dừng lại ở mức độ xử lý oan sai trong tố tụng và thi hành án thôi”, ông đề nghị.
Từ góc nhìn của cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng “không có lý gì mà khoanh lại cả. nếu khoanh lại lĩnh vực quản lý hành chính thì là bước thụt lùi và mâu thuẫn luôn với Luật Khiếu nại tố cáo”.
Mối quan hệ giữa luật này với Luật Khiếu nại tố cáo cũng là vấn đề được Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng “lật đi, lật lại” nhiều lần trong phiên họp. Ông Vượng rất lo ngại chuyện căn cứ để bồi thường và “tha thiết làm chậm lại luật này để đẩy nhanh sửa đổi Luật Khiếu nại tố cáo”.
Đồng ý với nhận định đây là dự án luật rất phức tạp, có thể lên đến mấy trăm điều như ông Thuận dự tính, song một số ý kiến cho rằng cương quyết thì vẫn làm được thôi. “Nếu thấy phức tạp mà tránh đi thì làm luật làm gì”, ông Trần Đình Đàn, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đặt câu hỏi.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên phát biểu: đừng đặt vấn đề khó mà không làm. Có thể đặt vấn đề nên sớm sửa đổi bổ sung Luật khiếu nại tố cáo chứ không nên đặt vấn đề chậm luật này lại. Cùng quan điểm, Phó chủ tịch Uông Chu Lưu nói, cho dù phức tạp nhưng Luật Bồi thường Nhà nước được nhân dân rất mong chờ.
Trước những ý kiến nhiều chiều, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng lưu ý các đại biểu, tại kỳ họp thứ tư, dự luật này đã được đưa ra thảo luận và đa số đại biểu Quốc hội đã tán thành phải ban hành luật này, chứ không phải bây giờ mới bàn từ đầu.
Theo Chủ tịch, việc xây dựng luật xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Trên thực tế có nhiều oan sai, nếu không giải quyết thì cứ tích đọng lại và ngày càng phức tạp. Điều cần cân nhắc là nên ban hành ở phạm vi nào, đừng quá máy móc, phải xuất phát từ thực tiễn và điều kiện cụ thể.
Rất khó cũng phải làm, không nên lùi, Chủ tịch nhấn mạnh.