Luật Bồi thường: Đừng để “con kiến kiện củ khoai”
Dự thảo Luật Bồi thường Nhà nước đã được các vị đại biểu Quốc hội thảo luận sôi nổi tại hội trường
Tuy chưa thông qua tại kỳ họp này, song dự thảo Luật Bồi thường Nhà nước đã được các vị đại biểu Quốc hội thảo luận sôi nổi tại hội trường, trọn buổi sáng 8/11.
Theo dự thảo, Luật Bồi thường Nhà nước quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án của Nhà nước gây ra; thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại.
Các ý kiến thảo luận đều khẳng định sự cần thiết phải ban hành luật này, song cũng xác định đây là dự án luật rất phức tạp.
Băn khoăn ngay từ tên gọi
Hầu hết các ý kiến đều chưa đồng tình với tên gọi Luật Bồi thường Nhà nước. “Tên luật thì phải dễ nhận biết, mọi công dân đọc phải hiểu được, bồi thường Nhà nước sẽ bị hiểu nhầm ngược lại là công dân phải bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại”, đại biểu Hồ Thu Hằng (Vĩnh Long) nhấn mạnh.
"Theo tôi, tên gọi là Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hoặc gọn hơn là Luật Nhà nước bồi thường", đại biểu Hằng đề nghị.
Đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) cũng đề nghị tên dự án luật nên đổi là Luật Về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. "Tên như vậy mới rõ nghĩa và phù hợp với phạm vi điều chỉnh được quy định tại Điều 1 của dự án luật", ông Hà nói.
Phạm vi điều chỉnh của dự luật cũng là nội dung được các đại biểu tập trung phân tích. Đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) thấy "chưa thuyết phục” nếu phạm vi điều chỉnh của dự luật không bao gồm việc bồi thường trong các vụ án dân sự hành chính, lao động và trong cả vấn đề lập pháp, lập quy với lý do điều kiện kinh tế và trình độ cán bộ của chúng ta hiện nay chưa cho phép.
Bởi theo đại biểu Cuông, quy định như vậy sẽ không đề cao được trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước đối với thiệt hại do chính mình gây ra.
Đừng để “con kiến kiện củ khoai”
Nhiều ý kiến đại biểu nhận xét, dự luật chưa chặt chẽ trong việc quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan giải quyết bồi thường Nhà nước cũng như các quy định về trách nhiệm của các chủ thể khác, các quy định về trách nhiệm bồi thường, thời hạn xem xét, quyết định việc bồi thường…
Đặt câu hỏi về cơ chế đảm bảo thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan giải quyết bồi thường, đại biểu Vũ Thị Thúy Loan (Tiền Giang) đề nghị: để có tính khả thi cao và không bị ví von với hình ảnh "con kiến đi kiện củ khoai" thì dự luật này nên đơn giản hóa thủ tục đền bù cho người bị thiệt hại.
Dự luật quy định, người bị thiệt hại có nghĩa vụ chứng minh về thiệt hại thực tế đã xảy ra cho mình. Nhiều đại biểu lo ngại quy định chung chung như vậy thì rất khó cho người bị hại.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền cho rằng cần có những đặc thù “bởi vì một bên là cả một bộ máy Nhà nước khổng lồ, một bên là tôi, đơn phương độc mã, vậy mà tôi lại phải đưa ra toàn bộ những chứng cứ để chứng minh được rằng Nhà nước sai thì đây không phải là quan hệ dân sự thông thường, mà nó là quan hệ dân sự rất đặc biệt”.
Một vấn đề nhiều đại biểu thể hiện quan điểm ngược lại với dự luật là quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với thiệt hại do người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ công vụ gây ra.
Dự luật chưa quy định điều này với lý do là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đa số cán bộ, công chức nhất là ở cấp huyện và cấp xã còn hạn chế, điều kiện để thực thi công vụ còn nhiều bất cập.
Đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) kiến nghị cần phải đưa vấn đề này vào dự án luật, bởi “không thể dung túng mãi việc bộ máy kém cỏi gây thiệt hại, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước, mà không hề chịu trách nhiệm, không hề bị xử lý”.
Cho là quá rõ ràng, không cần bàn cãi, đại biểu Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) phân tích: làm hay không làm đều là hành vi hành chính cả, nhiệm vụ của anh là phải ra quyết định hành chính mà anh không ra, thì đó là một hành vi sai và anh phải bồi thường.
Cho nên trong trường hợp cơ quan Nhà nước hoặc cá nhân, công chức, cán bộ không thi hành một nhiệm vụ thuộc chức năng, quyền hạn của mình khi có đủ điều kiện để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó, hoặc khi biết điều đó là cần thiết thì cũng phải xem là một yếu tố cần phải được bồi thường, nếu gây thiệt hại cho công dân.
Theo dự thảo, Luật Bồi thường Nhà nước quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án của Nhà nước gây ra; thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại.
Các ý kiến thảo luận đều khẳng định sự cần thiết phải ban hành luật này, song cũng xác định đây là dự án luật rất phức tạp.
Băn khoăn ngay từ tên gọi
Hầu hết các ý kiến đều chưa đồng tình với tên gọi Luật Bồi thường Nhà nước. “Tên luật thì phải dễ nhận biết, mọi công dân đọc phải hiểu được, bồi thường Nhà nước sẽ bị hiểu nhầm ngược lại là công dân phải bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại”, đại biểu Hồ Thu Hằng (Vĩnh Long) nhấn mạnh.
"Theo tôi, tên gọi là Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hoặc gọn hơn là Luật Nhà nước bồi thường", đại biểu Hằng đề nghị.
Đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) cũng đề nghị tên dự án luật nên đổi là Luật Về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. "Tên như vậy mới rõ nghĩa và phù hợp với phạm vi điều chỉnh được quy định tại Điều 1 của dự án luật", ông Hà nói.
Phạm vi điều chỉnh của dự luật cũng là nội dung được các đại biểu tập trung phân tích. Đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) thấy "chưa thuyết phục” nếu phạm vi điều chỉnh của dự luật không bao gồm việc bồi thường trong các vụ án dân sự hành chính, lao động và trong cả vấn đề lập pháp, lập quy với lý do điều kiện kinh tế và trình độ cán bộ của chúng ta hiện nay chưa cho phép.
Bởi theo đại biểu Cuông, quy định như vậy sẽ không đề cao được trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước đối với thiệt hại do chính mình gây ra.
Đừng để “con kiến kiện củ khoai”
Nhiều ý kiến đại biểu nhận xét, dự luật chưa chặt chẽ trong việc quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan giải quyết bồi thường Nhà nước cũng như các quy định về trách nhiệm của các chủ thể khác, các quy định về trách nhiệm bồi thường, thời hạn xem xét, quyết định việc bồi thường…
Đặt câu hỏi về cơ chế đảm bảo thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan giải quyết bồi thường, đại biểu Vũ Thị Thúy Loan (Tiền Giang) đề nghị: để có tính khả thi cao và không bị ví von với hình ảnh "con kiến đi kiện củ khoai" thì dự luật này nên đơn giản hóa thủ tục đền bù cho người bị thiệt hại.
Dự luật quy định, người bị thiệt hại có nghĩa vụ chứng minh về thiệt hại thực tế đã xảy ra cho mình. Nhiều đại biểu lo ngại quy định chung chung như vậy thì rất khó cho người bị hại.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền cho rằng cần có những đặc thù “bởi vì một bên là cả một bộ máy Nhà nước khổng lồ, một bên là tôi, đơn phương độc mã, vậy mà tôi lại phải đưa ra toàn bộ những chứng cứ để chứng minh được rằng Nhà nước sai thì đây không phải là quan hệ dân sự thông thường, mà nó là quan hệ dân sự rất đặc biệt”.
Một vấn đề nhiều đại biểu thể hiện quan điểm ngược lại với dự luật là quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với thiệt hại do người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ công vụ gây ra.
Dự luật chưa quy định điều này với lý do là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đa số cán bộ, công chức nhất là ở cấp huyện và cấp xã còn hạn chế, điều kiện để thực thi công vụ còn nhiều bất cập.
Đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) kiến nghị cần phải đưa vấn đề này vào dự án luật, bởi “không thể dung túng mãi việc bộ máy kém cỏi gây thiệt hại, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước, mà không hề chịu trách nhiệm, không hề bị xử lý”.
Cho là quá rõ ràng, không cần bàn cãi, đại biểu Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) phân tích: làm hay không làm đều là hành vi hành chính cả, nhiệm vụ của anh là phải ra quyết định hành chính mà anh không ra, thì đó là một hành vi sai và anh phải bồi thường.
Cho nên trong trường hợp cơ quan Nhà nước hoặc cá nhân, công chức, cán bộ không thi hành một nhiệm vụ thuộc chức năng, quyền hạn của mình khi có đủ điều kiện để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó, hoặc khi biết điều đó là cần thiết thì cũng phải xem là một yếu tố cần phải được bồi thường, nếu gây thiệt hại cho công dân.