Luật chưa có nghị định: Ai chờ ai?
Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 mà cho đến nay vẫn chưa có nghị định hướng dẫn thực hiện
Chuyện Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 mà cho đến nay vẫn chưa có nghị định hướng dẫn thực hiện lại một lần nữa được dư luận báo động như một phản ứng vì sự chờ đợi đã quá mỏi mòn.
Căn nguyên của dư luận lần này xuất phát từ việc có quá nhiều doanh nghiệp bị Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM từ chối cấp phép kinh doanh vì có ngành nghề đăng ký liên quan đến bất động sản. Lý do từ chối là Luật Kinh doanh bất động sản chưa có nghị định hướng dẫn thực hiện!
Trước làn sóng dư luận, Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ biết xoa dịu bằng cách hứa hẹn “sẽ xin ý kiến cấp trên”. Trong khi đó, một số ý kiến từ các quan chức cấp bộ xem việc Sở Kế hoạch và Đầu tư ngưng cấp phép kinh doanh là việc làm chưa hợp lý.
Theo thông tin trên mạng điện tử của Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA), liên quan vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị sở phải xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hình như để tăng tính an toàn cho chỉ đạo này, bộ vẫn “thòng” thêm yêu cầu là cấp phép “phải theo quy định của pháp luật”.
Kiểu chỉ đạo này đang làm đau đầu cán bộ cấp sở, không biết phải xem xét kiểu nào để tránh bị... “bắt giò” là làm sai quy định. Một khi có phát sinh gì từ một quyết định cấp phép kinh doanh của sở, liệu bộ có đứng ra “bảo lãnh” trách nhiệm cho sở hay không?
Ở một thông tin khác có vẻ chi tiết hơn, cũng trên mạng điện tử HoREA, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Thế Ngọc cho rằng “đúng lý ra, nếu gặp vướng mắc, địa phương phải báo cáo cấp trên để được hướng dẫn tháo gỡ chứ không nên tự ý ngưng (cấp phép) làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh”.
Nghe có vẻ rất có trách nhiệm nhưng ai cũng biết những vướng mắc này đâu phải mới đây. Giới truyền thông đã nhiều lần phản ánh việc Chính phủ chậm ban hành nghị định hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản đã gây ra ách tắc trong yêu cầu vốn pháp định đối với doanh nghiệp, trong các hoạt động môi giới, thẩm định giá, dịch vụ pháp lý, sàn giao dịch...
Mặt khác, cấp trên ở đây cũng đâu phải chưa từng biết về những vướng mắc này để có biện pháp tháo gỡ?
Xem ra, “trăm dâu đổ đầu tằm”. Không thể trách khi có ý kiến cho rằng các bộ đang đá trái banh trách nhiệm sang cho sở. Bộ Xây dựng thì đã có “lá bùa hộ mệnh” là “dự thảo nghị định đã được trình lên Chính phủ từ tháng 11 năm ngoái”. Không thấy có quan chức chính quyền tỉnh thành hoặc cấp bộ nào công khai “hỏi ngược” Văn phòng Chính phủ xem vì sao thời gian xem xét dự thảo nghị định lâu đến thế, để người dân và doanh nghiệp nhận được sự giải thích một cách chính thức từ phía Chính phủ.
Hoặc ít nhất cũng nên công bố kết quả việc các bộ ngành và UBND các tỉnh thành đã thực hiện đến đâu những nhiệm vụ được giao trong Chỉ thị 11 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hồi tháng 5 về việc triển khai thi hành Luật Kinh doanh bất động sản.
Đề cập đến Chỉ thị 11 bởi vì một trong những nội dung quan trọng của chỉ thị này là Thủ tướng giao các bộ ngành, UBND các tỉnh thành phối hợp rà soát lại những quy định liên quan đến bất động sản có tính chồng chéo, mâu thuẫn nhau và trái với Luật Kinh doanh bất động sản để đề nghị chỉnh sửa bổ sung, thậm chí là bãi bỏ.
Nếu tiến trình thực hiện nhiệm vụ này của các cấp trên còn chưa đến đâu thì thật tội tình cho cơ quan cấp phép kinh doanh khi phải đáp ứng yêu cầu xem xét cấp phép kinh doanh “theo quy định của pháp luật”.
Căn nguyên của dư luận lần này xuất phát từ việc có quá nhiều doanh nghiệp bị Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM từ chối cấp phép kinh doanh vì có ngành nghề đăng ký liên quan đến bất động sản. Lý do từ chối là Luật Kinh doanh bất động sản chưa có nghị định hướng dẫn thực hiện!
Trước làn sóng dư luận, Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ biết xoa dịu bằng cách hứa hẹn “sẽ xin ý kiến cấp trên”. Trong khi đó, một số ý kiến từ các quan chức cấp bộ xem việc Sở Kế hoạch và Đầu tư ngưng cấp phép kinh doanh là việc làm chưa hợp lý.
Theo thông tin trên mạng điện tử của Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA), liên quan vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị sở phải xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hình như để tăng tính an toàn cho chỉ đạo này, bộ vẫn “thòng” thêm yêu cầu là cấp phép “phải theo quy định của pháp luật”.
Kiểu chỉ đạo này đang làm đau đầu cán bộ cấp sở, không biết phải xem xét kiểu nào để tránh bị... “bắt giò” là làm sai quy định. Một khi có phát sinh gì từ một quyết định cấp phép kinh doanh của sở, liệu bộ có đứng ra “bảo lãnh” trách nhiệm cho sở hay không?
Ở một thông tin khác có vẻ chi tiết hơn, cũng trên mạng điện tử HoREA, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Thế Ngọc cho rằng “đúng lý ra, nếu gặp vướng mắc, địa phương phải báo cáo cấp trên để được hướng dẫn tháo gỡ chứ không nên tự ý ngưng (cấp phép) làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh”.
Nghe có vẻ rất có trách nhiệm nhưng ai cũng biết những vướng mắc này đâu phải mới đây. Giới truyền thông đã nhiều lần phản ánh việc Chính phủ chậm ban hành nghị định hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản đã gây ra ách tắc trong yêu cầu vốn pháp định đối với doanh nghiệp, trong các hoạt động môi giới, thẩm định giá, dịch vụ pháp lý, sàn giao dịch...
Mặt khác, cấp trên ở đây cũng đâu phải chưa từng biết về những vướng mắc này để có biện pháp tháo gỡ?
Xem ra, “trăm dâu đổ đầu tằm”. Không thể trách khi có ý kiến cho rằng các bộ đang đá trái banh trách nhiệm sang cho sở. Bộ Xây dựng thì đã có “lá bùa hộ mệnh” là “dự thảo nghị định đã được trình lên Chính phủ từ tháng 11 năm ngoái”. Không thấy có quan chức chính quyền tỉnh thành hoặc cấp bộ nào công khai “hỏi ngược” Văn phòng Chính phủ xem vì sao thời gian xem xét dự thảo nghị định lâu đến thế, để người dân và doanh nghiệp nhận được sự giải thích một cách chính thức từ phía Chính phủ.
Hoặc ít nhất cũng nên công bố kết quả việc các bộ ngành và UBND các tỉnh thành đã thực hiện đến đâu những nhiệm vụ được giao trong Chỉ thị 11 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hồi tháng 5 về việc triển khai thi hành Luật Kinh doanh bất động sản.
Đề cập đến Chỉ thị 11 bởi vì một trong những nội dung quan trọng của chỉ thị này là Thủ tướng giao các bộ ngành, UBND các tỉnh thành phối hợp rà soát lại những quy định liên quan đến bất động sản có tính chồng chéo, mâu thuẫn nhau và trái với Luật Kinh doanh bất động sản để đề nghị chỉnh sửa bổ sung, thậm chí là bãi bỏ.
Nếu tiến trình thực hiện nhiệm vụ này của các cấp trên còn chưa đến đâu thì thật tội tình cho cơ quan cấp phép kinh doanh khi phải đáp ứng yêu cầu xem xét cấp phép kinh doanh “theo quy định của pháp luật”.