“Lúc này không nên đưa ồ ạt lao động sang Đài Loan”
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh tới Đài Loan, buộc nhiều doanh nghiệp phải sa thải bớt lao động
Khủng hoảng kinh tế toàn
cầu đã tác động mạnh tới Đài Loan, buộc nhiều
doanh nghiệp phải sa thải bớt lao động.
Đánh giá về tình hình lao động Việt Nam ở Đài Loan trong bối cảnh này, ông Nguyễn Bá Hải, Trưởng ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan nói:
- Ngành bị tác động mạnh nhất là công nghiệp điện tử, vì các sản phẩm này chủ yếu xuất sang Nhật Bản và Mỹ, hai nước bị suy thoái nghiêm trọng. Hiện có khoảng 30% trong tổng số 81.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại ngành công nghiệp điện tử Đài Loan.
Theo đánh giá của các cơ quan Đài Loan, từ tháng 6/2009 trở đi, nền kinh tế sẽ phục hồi và mọi việc sẽ ổn định trở lại. Còn từ giờ đến tháng 6 chắc chắn sẽ còn nhiều lao động mất việc, phải về nước trước thời hạn.
Tuy nhiên, không phải lao động ở tất cả ngành nghề đều phải về nước. Hiện với hợp đồng chúng tôi mới thẩm định thì mấy tháng tới, mỗi tháng vẫn đều đặn 3.000-4.000 lao động sang Đài Loan.
Vậy với những ngành bị ảnh hưởng do tình hình suy thoái, chúng ta làm gì để bảo về người lao động?
Chúng tôi đã đề nghị Cục Lao công Đài Loan chuyển lao động sang những nơi có đủ việc làm, hạn chế hết mức việc đưa lao động về nước. Bên cạnh đó, Đài Loan có những chính sách hỗ trợ người lao động nước ngoài. Được biết, tất cả huyện thị đều đã thành lập các trung tâm lao động nước ngoài.
Với số lao động về nước trước thời hạn, cơ quan này cử người đến giám sát việc thanh lý hợp đồng để bảo vệ quyền lợi người lao động. Trước khi xuất cảnh có trạm đặt tại sân bay hỗ trợ người lao động.
Ông có nói đến việc Đài Loan có chính sách hỗ trợ người lao động nước ngoài bị mất việc. Cụ thể chính sách đó là gì, thưa ông?
Lao động bị mất việc làm, một là về nước, hai là chuyển chủ, hoặc có thể chủ cho về nước một thời gian sau đó lại sang.
Đối với lao động về nước, luật của Đài Loan quy định người kết thúc hợp đồng trước thời hạn sẽ được đền bù mỗi năm làm việc một tháng lương cơ bản (17.280 Đài tệ, khoảng 600 USD). Trong hợp đồng của lao động cũng có điều khoản nếu bên nào kết thúc hợp đồng trước thì phải đền bù giá vé máy bay lượt về.
Nếu lao động không về nước, Cục Lao công địa phương sẽ bố trí chuyển chủ cho họ. Thời gian ở lại chờ chuyển chủ là 60 ngày. Hết thời gian này nếu không tìm được việc làm mới thì buộc phải về nước. Hiện đã có khoảng 30 người về theo kiểu này. Theo thông báo của cơ quan lao động địa phương, thông thường khoảng 10% lao động nước ngoài được chuyển chủ.
Ông có khuyến cáo gì với lao động chuẩn bị sang Đài Loan làm việc và doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam?
Lao động nên đề nghị đơn vị ký hợp đồng cung cấp đầy đủ số liệu, tin tức về công việc sắp tới sẽ làm để tránh trường hợp phải về nước trước thời hạn. Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, thời điểm này không nên đưa ồ ạt lao động qua Đài Loan.
Cần thận trọng nghiên cứu kỹ các đơn hàng, tránh những doanh nghiệp có nguy cơ ngưng trệ hoạt động hoặc phá sản. Phải liên hệ thường xuyên với Cục Quản lý lao động ngoài nước tại Việt Nam hoặc Ban quản lý lao động ở Đài Loan để cập nhật thông tin.
* Năm 2008, trong 85.000 lao động Việt Nam xuất khẩu, Đài Loan là thị trường dẫn đầu về số lượng với 33.000 người. Lao động sang Đài Loan làm công nhân nhà máy và xây dựng, làm việc 2 năm và được gia hạn một năm. Với thu nhập 400-700 USD/tháng, thị trường này khá hấp dẫn người lao động.
Đánh giá về tình hình lao động Việt Nam ở Đài Loan trong bối cảnh này, ông Nguyễn Bá Hải, Trưởng ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan nói:
- Ngành bị tác động mạnh nhất là công nghiệp điện tử, vì các sản phẩm này chủ yếu xuất sang Nhật Bản và Mỹ, hai nước bị suy thoái nghiêm trọng. Hiện có khoảng 30% trong tổng số 81.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại ngành công nghiệp điện tử Đài Loan.
Theo đánh giá của các cơ quan Đài Loan, từ tháng 6/2009 trở đi, nền kinh tế sẽ phục hồi và mọi việc sẽ ổn định trở lại. Còn từ giờ đến tháng 6 chắc chắn sẽ còn nhiều lao động mất việc, phải về nước trước thời hạn.
Tuy nhiên, không phải lao động ở tất cả ngành nghề đều phải về nước. Hiện với hợp đồng chúng tôi mới thẩm định thì mấy tháng tới, mỗi tháng vẫn đều đặn 3.000-4.000 lao động sang Đài Loan.
Vậy với những ngành bị ảnh hưởng do tình hình suy thoái, chúng ta làm gì để bảo về người lao động?
Chúng tôi đã đề nghị Cục Lao công Đài Loan chuyển lao động sang những nơi có đủ việc làm, hạn chế hết mức việc đưa lao động về nước. Bên cạnh đó, Đài Loan có những chính sách hỗ trợ người lao động nước ngoài. Được biết, tất cả huyện thị đều đã thành lập các trung tâm lao động nước ngoài.
Với số lao động về nước trước thời hạn, cơ quan này cử người đến giám sát việc thanh lý hợp đồng để bảo vệ quyền lợi người lao động. Trước khi xuất cảnh có trạm đặt tại sân bay hỗ trợ người lao động.
Ông có nói đến việc Đài Loan có chính sách hỗ trợ người lao động nước ngoài bị mất việc. Cụ thể chính sách đó là gì, thưa ông?
Lao động bị mất việc làm, một là về nước, hai là chuyển chủ, hoặc có thể chủ cho về nước một thời gian sau đó lại sang.
Đối với lao động về nước, luật của Đài Loan quy định người kết thúc hợp đồng trước thời hạn sẽ được đền bù mỗi năm làm việc một tháng lương cơ bản (17.280 Đài tệ, khoảng 600 USD). Trong hợp đồng của lao động cũng có điều khoản nếu bên nào kết thúc hợp đồng trước thì phải đền bù giá vé máy bay lượt về.
Nếu lao động không về nước, Cục Lao công địa phương sẽ bố trí chuyển chủ cho họ. Thời gian ở lại chờ chuyển chủ là 60 ngày. Hết thời gian này nếu không tìm được việc làm mới thì buộc phải về nước. Hiện đã có khoảng 30 người về theo kiểu này. Theo thông báo của cơ quan lao động địa phương, thông thường khoảng 10% lao động nước ngoài được chuyển chủ.
Ông có khuyến cáo gì với lao động chuẩn bị sang Đài Loan làm việc và doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam?
Lao động nên đề nghị đơn vị ký hợp đồng cung cấp đầy đủ số liệu, tin tức về công việc sắp tới sẽ làm để tránh trường hợp phải về nước trước thời hạn. Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, thời điểm này không nên đưa ồ ạt lao động qua Đài Loan.
Cần thận trọng nghiên cứu kỹ các đơn hàng, tránh những doanh nghiệp có nguy cơ ngưng trệ hoạt động hoặc phá sản. Phải liên hệ thường xuyên với Cục Quản lý lao động ngoài nước tại Việt Nam hoặc Ban quản lý lao động ở Đài Loan để cập nhật thông tin.
* Năm 2008, trong 85.000 lao động Việt Nam xuất khẩu, Đài Loan là thị trường dẫn đầu về số lượng với 33.000 người. Lao động sang Đài Loan làm công nhân nhà máy và xây dựng, làm việc 2 năm và được gia hạn một năm. Với thu nhập 400-700 USD/tháng, thị trường này khá hấp dẫn người lao động.