“Ma trận” sở hữu chéo: Hạn chế thế nào?
Bản dự thảo một nghi định có những quy định quá chung chung, tối nghĩa về sở hữu chéo
Thời điểm Luật Doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực (1/7/2015) đang đến gần nhưng tới nay, dự thảo nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Doanh nghiệp vẫn còn khá nhiều vướng mắc chưa thể thông qua.
Một trong những vướng mắc lớn nhất là các quy định về sở hữu chéo giữa các công ty.
Trong cuộc hội thảo lấy ý kiến cho dự thảo nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Doanh nghiệp vừa diễn ra tại Hà Nội, luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam thẳng thắn, doanh nghiệp nội, nhất là khu vực tư nhân khó phát triển được là do chính các quy định pháp lý còn khá mập mờ, doanh nghiệp phải lần mò mà đi.
Theo ông Huỳnh, tại điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, hạn chế sở hữu chéo giữa các công ty và cần thiết phải được hướng dẫn cụ thể tại nghị định, song trong điều 3 của dự thảo nghị định, dù đã cụ thể một số nội dung về vấn đề này, nhưng lại rất khó hiểu. Nếu giữ nguyên quy định như thế sẽ khiến rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bị khởi tố oan...
Theo ông Vũ Phương Đông, Giảng viên Khoa Luật Kinh tế - Đại học Luật Hà Nội, tại khoản 1 điều 3 dự thảo nghị định quy định: “Công ty con theo quy định tại khoản 2 điều 189 Luật Doanh nghiệp là công ty đối với công ty mẹ trong các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 189 Luật Doanh nghiệp” và tại khoản 3 điều 3 định nghĩa: “Sở hữu chéo là việc đồng thời hai hoặc nhiều doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau”.
Đây là những quy định quá chung chung, tối nghĩa, không cụ thể vấn đề, nên ông Đông kiến nghị, dự thảo cần quy định cụ thể sở hữu chéo trực tiếp của hai doanh nghiệp, sở hữu chéo gián tiếp của nhiều doanh nghiệp.
Ông chỉ ra: “Sở hữu chéo trực tiếp là hình thức công ty A sở hữu cổ phần, phần vốn góp của công ty B và ngược lại. Còn sở hữu chéo gián tiếp của nhiều doanh nghiệp là hình thức công ty A sở hữu cổ phần, phần vốn góp của công ty B, công ty B sở hữu cổ phần, phần vốn góp của công ty C, công ty C lại sở hữu cổ phần, phần vốn góp của công ty A...”.
Phải cụ thể như vậy người dân mới hiểu mà tránh vi phạm luật, không thể đưa ra quy định chung chung rồi từ đó quy tội.
Luật sư Bùi Thanh Lam, Đoàn luật sư Hà Nội bổ sung thêm, quy định như trong dự thảo mới chỉ dừng lại việc chống sở hữu chéo vốn chủ sở hữu của nhau còn trong thực tế, có nhiều hình thức mà xét về bản chất dòng tiền là sở hữu chéo, nhưng hình thức giao dịch lại không phải là sở hữu chéo.
Chúng ta mới chỉ nhìn thấy, hạn chế được sở hữu chéo trực tiếp trong khi sở hữu chéo gián tiếp mới nảy sinh nhiều tiêu cực.
Luật sư Lam dẫn chứng: “Công ty A là công ty mẹ góp vốn hoặc mua cổ phần trên 50% vào công ty B là công ty con của A. Sau đó công ty A thông qua việc đầu tư vào các quỹ đầu tư để mua cổ phần hoặc góp vốn của công ty B. Vậy trường hợp này có bị tính là sở hữu chéo không? Trong dự thảo chưa quy định trường hợp này nhưng thực tế là đang tồn tại rất nhiều, đặc biệt là tại các ngân hàng, công ty tài chính...”.
Một ví dụ khác cũng được vị luật sư này đưa ra: “Công ty A là công ty mẹ góp vốn hoặc mua cổ phần trên 50% vào công ty B là công ty con của A. Công ty B ủy thác đầu tư cho công ty quản lý quỹ để đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết hoặc OTC trên thị trường và trong đó có cổ phiếu của công ty A. Đây đang được xem là hoạt động kinh doanh, đầu tư chứng khoán thông thường nhưng liệu có bị tính là sở hữu chéo không thì nghị định cũng chưa đề cập đến...”.
Theo luật sư Trần Đăng, Trưởng phòng Thủ tục pháp lý, Tập đoàn Vingroup, nghị định cần bổ sung quy định: “Các doanh nghiệp không có cổ phần hoặc phần vốn góp do Nhà nước sở hữu 100% thực hiện góp vốn, mua cổ phần trước ngày 1/7/2015 không phải thực hiện quy định tại khoản 2 điều 189 Luật Doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này có quyền tái cấu trúc theo nhu cầu của doanh nghiệp song không được tăng tỷ lệ sở hữu chéo”.
Bên cạnh đó, quy định “Công ty mẹ mà Nhà nước có sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên và các công ty con của công ty này không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp” trong dự thảo lại mâu thuẫn với Nghị định 69/2014/NĐ-CP vì nghị định này cấm hoàn toàn hoạt động đầu tư góp vốn vào nhau giữa các công ty trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
Nếu 2 nghị định cùng song hành tồn tại thì các doanh nghiệp mà Nhà nước có sở hữu dưới 65% vốn điều lệ sẽ áp dụng quy định nào?
Nói về quy định “cho phép các công ty không có vốn nhà nước đã thực hiện thì được phép duy trì sở hữu chéo đã thực hiện trước ngày 1/7/2015 nhưng không làm tăng tỷ lệ sở hữu chéo”, luật sư Bùi Thanh Lam đặt câu hỏi: “Không tăng tỷ lệ sở hữu chéo ở đây là về tỷ lệ số lượng giao dịch hay tăng về tỷ lệ giá trị tiền, vốn của các giao dịch góp vốn, mua cổ phần đã thực hiện? Nếu cấm tăng về giá trị tiền của các giao dịch là không khả thi vì nó biến thiên theo giá cả thị trường... Điều này ban soạn thảo cần quy định cụ thể hơn”.
Một trong những vướng mắc lớn nhất là các quy định về sở hữu chéo giữa các công ty.
Trong cuộc hội thảo lấy ý kiến cho dự thảo nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Doanh nghiệp vừa diễn ra tại Hà Nội, luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam thẳng thắn, doanh nghiệp nội, nhất là khu vực tư nhân khó phát triển được là do chính các quy định pháp lý còn khá mập mờ, doanh nghiệp phải lần mò mà đi.
Theo ông Huỳnh, tại điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, hạn chế sở hữu chéo giữa các công ty và cần thiết phải được hướng dẫn cụ thể tại nghị định, song trong điều 3 của dự thảo nghị định, dù đã cụ thể một số nội dung về vấn đề này, nhưng lại rất khó hiểu. Nếu giữ nguyên quy định như thế sẽ khiến rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bị khởi tố oan...
Theo ông Vũ Phương Đông, Giảng viên Khoa Luật Kinh tế - Đại học Luật Hà Nội, tại khoản 1 điều 3 dự thảo nghị định quy định: “Công ty con theo quy định tại khoản 2 điều 189 Luật Doanh nghiệp là công ty đối với công ty mẹ trong các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 189 Luật Doanh nghiệp” và tại khoản 3 điều 3 định nghĩa: “Sở hữu chéo là việc đồng thời hai hoặc nhiều doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau”.
Đây là những quy định quá chung chung, tối nghĩa, không cụ thể vấn đề, nên ông Đông kiến nghị, dự thảo cần quy định cụ thể sở hữu chéo trực tiếp của hai doanh nghiệp, sở hữu chéo gián tiếp của nhiều doanh nghiệp.
Ông chỉ ra: “Sở hữu chéo trực tiếp là hình thức công ty A sở hữu cổ phần, phần vốn góp của công ty B và ngược lại. Còn sở hữu chéo gián tiếp của nhiều doanh nghiệp là hình thức công ty A sở hữu cổ phần, phần vốn góp của công ty B, công ty B sở hữu cổ phần, phần vốn góp của công ty C, công ty C lại sở hữu cổ phần, phần vốn góp của công ty A...”.
Phải cụ thể như vậy người dân mới hiểu mà tránh vi phạm luật, không thể đưa ra quy định chung chung rồi từ đó quy tội.
Luật sư Bùi Thanh Lam, Đoàn luật sư Hà Nội bổ sung thêm, quy định như trong dự thảo mới chỉ dừng lại việc chống sở hữu chéo vốn chủ sở hữu của nhau còn trong thực tế, có nhiều hình thức mà xét về bản chất dòng tiền là sở hữu chéo, nhưng hình thức giao dịch lại không phải là sở hữu chéo.
Chúng ta mới chỉ nhìn thấy, hạn chế được sở hữu chéo trực tiếp trong khi sở hữu chéo gián tiếp mới nảy sinh nhiều tiêu cực.
Luật sư Lam dẫn chứng: “Công ty A là công ty mẹ góp vốn hoặc mua cổ phần trên 50% vào công ty B là công ty con của A. Sau đó công ty A thông qua việc đầu tư vào các quỹ đầu tư để mua cổ phần hoặc góp vốn của công ty B. Vậy trường hợp này có bị tính là sở hữu chéo không? Trong dự thảo chưa quy định trường hợp này nhưng thực tế là đang tồn tại rất nhiều, đặc biệt là tại các ngân hàng, công ty tài chính...”.
Một ví dụ khác cũng được vị luật sư này đưa ra: “Công ty A là công ty mẹ góp vốn hoặc mua cổ phần trên 50% vào công ty B là công ty con của A. Công ty B ủy thác đầu tư cho công ty quản lý quỹ để đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết hoặc OTC trên thị trường và trong đó có cổ phiếu của công ty A. Đây đang được xem là hoạt động kinh doanh, đầu tư chứng khoán thông thường nhưng liệu có bị tính là sở hữu chéo không thì nghị định cũng chưa đề cập đến...”.
Theo luật sư Trần Đăng, Trưởng phòng Thủ tục pháp lý, Tập đoàn Vingroup, nghị định cần bổ sung quy định: “Các doanh nghiệp không có cổ phần hoặc phần vốn góp do Nhà nước sở hữu 100% thực hiện góp vốn, mua cổ phần trước ngày 1/7/2015 không phải thực hiện quy định tại khoản 2 điều 189 Luật Doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này có quyền tái cấu trúc theo nhu cầu của doanh nghiệp song không được tăng tỷ lệ sở hữu chéo”.
Bên cạnh đó, quy định “Công ty mẹ mà Nhà nước có sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên và các công ty con của công ty này không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp” trong dự thảo lại mâu thuẫn với Nghị định 69/2014/NĐ-CP vì nghị định này cấm hoàn toàn hoạt động đầu tư góp vốn vào nhau giữa các công ty trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
Nếu 2 nghị định cùng song hành tồn tại thì các doanh nghiệp mà Nhà nước có sở hữu dưới 65% vốn điều lệ sẽ áp dụng quy định nào?
Nói về quy định “cho phép các công ty không có vốn nhà nước đã thực hiện thì được phép duy trì sở hữu chéo đã thực hiện trước ngày 1/7/2015 nhưng không làm tăng tỷ lệ sở hữu chéo”, luật sư Bùi Thanh Lam đặt câu hỏi: “Không tăng tỷ lệ sở hữu chéo ở đây là về tỷ lệ số lượng giao dịch hay tăng về tỷ lệ giá trị tiền, vốn của các giao dịch góp vốn, mua cổ phần đã thực hiện? Nếu cấm tăng về giá trị tiền của các giao dịch là không khả thi vì nó biến thiên theo giá cả thị trường... Điều này ban soạn thảo cần quy định cụ thể hơn”.