Ngân hàng và điểm nhạy cảm “sở hữu chéo”, “gia đình trị”
Tính chất “gia đình trị” đang len lỏi vào một vài ngân hàng thương mại nhà nước
Qua gần hai năm thực hiện Đề án 254 về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã xử lý xong 9 ngân hàng yếu kém và loại bỏ một số nhân tố tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những kết quả này không thể lu mờ mối lo từ các “công ty sân sau” của các ông chủ ngân hàng cổ phần, tình trạng phức tạp của sở hữu chéo và cả tính chất “gia đình trị” đang len lỏi vào một vài ngân hàng thương mại nhà nước chi phối vốn.
Mới chỉ rọi đèn mờ vào bóng tối?
Theo báo cáo của Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2013, đơn vị này đã tiến hành gần 1.000 lần thanh tra và trên 300 lần kiểm tra hoạt động của các tổ chức tín dụng trên khắp cả nước.
Thông qua đó, Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện và xử lý hàng loạt vi phạm trong cấp tín dụng như: cho vay vượt quá giới hạn với một vài hoặc nhóm khách hàng ẩn chứa nhiều nghi ngờ về công ty sân sau của các ông chủ ngân hàng; mua bán quyền truy đòi nợ, thậm chí mua bán nợ có kỳ hạn để che đậy nợ xấu hay cho vay để đảo nợ.
Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước cũng xử lý nghiêm tình trạng các ngân hàng dễ dãi chấp nhận khách hàng, dẫn đến chất lượng tín dụng không đạt chuẩn, nợ xấu tăng cao nhưng không trích lập dự phòng đúng với quy định. Chưa kể, số liệu báo cáo nợ xấu của các tổ chức tín dụng thấp hơn số liệu giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước.
Đáng chú ý, sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 780 cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ theo hướng giãn, hoãn kỳ hạn nợ để tránh áp lực nợ bị “nhảy nhóm”, không ít đơn vị đã lạm dụng quá mức chính sách này để tránh áp lực về số liệu nợ xấu. Chính hành vi này dẫn đến nợ xấu không được phản ánh thực chất và không trích lập đủ mức cần thiết.
Song song, Ngân hàng Nhà nước cũng phát hiện và xử lý nhiều tổ chức tín dụng vi phạm quy định về các tỷ lệ an toàn hoạt động ngân hàng, chuyển nhượng cổ phần cũng như giới hạn sở hữu cổ phần.
Ngoài ra, tình trạng huy động vốn vượt trần lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nước vẫn còn tồn tại ở không ít ngân hàng thông qua nhiều hình thức lách luật như “chiết khấu sổ tiết kiệm”, “hợp đồng ủy thác quản lý vốn”, trả thêm tiền lãi qua “phụ lục hợp đồng”...
Cũng thông qua các cuộc thanh, kiểm tra nói trên, trong năm 2013, Cơ quan Thanh tra giám sát đã gửi đến các tổ chức tín dụng trên 9 nghìn kiến nghị căn chỉnh hoạt động đi vào khuôn phép và các đơn vị đã thực hiện được một nửa trong số các kiến nghị trên.
Đặc biệt, điểm nhấn mà Cơ quan Thanh tra giám sát đưa ra là cần phải đánh giá đúng thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng và đề xuất các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu, ngăn chặn kịp thời các hành vi lạm dụng và chi phối ngân hàng của các cổ đông lớn và nhóm người có liên quan tại các ngân hàng.
“Lực lượng thị trường” là ai?
Mặc dù tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2014 tổ chức tại Hà Nội và Tp.HCM chỉ đề cập lướt qua vấn đề sở hữu chéo nhưng lại rất thu hút sự chú ý của giới phân tích tài chính. Thậm chí, họ dõi ánh mắt về phía Ngân hàng Nhà nước để xem cơ quan này sẽ ứng xử như thế nào trước thực trạng này.
Trước đó, không phải ngẫu nhiên mà tại một hội thảo về chính sách tiền tệ (30/10/2013), ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright đã thẳng thắn: “Khi tái cơ cấu 9 ngân hàng thương mại yếu kém, Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng sở hữu chéo này để thay thế sở hữu chéo kia và điều này có thể dẫn đến cơ cấu chủ sở hữu còn phức tạp hơn trước đó”.
Điều ông Thành nói không phải không có cơ sở vì theo thông lệ quốc tế, khi xử lý nợ xấu, Nhà nước thường bỏ ra một khoản tiền mua đứt bán đoạn số nợ xấu, tái cơ cấu lại chúng để bán sau này; đồng thời làm sạch bảng cân đối tài sản cho các ngân hàng thương mại để họ tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng với doanh nghiệp. Nhưng ở Việt Nam, do nguồn lực ngân sách có hạn nên các nhà quản lý đã nghĩ ra phương cách sử dụng “lực lượng thị trường” để tái cơ cấu các đơn vị yếu kém.
Nói cách khác, Ngân hàng Nhà nước đã thay thế các ông chủ yếu kém bằng các ông chủ khỏe mạnh hơn. Nhưng, phía sau các ông chủ ngân hàng được coi là khỏe mạnh về tài chính thì hầu hết lại không có nghề ngân hàng, đó là chưa nói đến việc họ lấy tiền ở đâu để sở hữu ngân hàng lại là vấn đề nhạy cảm khác mà cơ quan quản lý không dễ đụng vào. Chưa kể, còn nhiều ông chủ ngân hàng khác xuất thân là kỹ sư vô tuyến điện, buôn bán đất đai...
Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Phát triển kinh doanh Hà Nội (BDI) nói: “Về dài hạn, phải tìm cách đưa bằng được các ông chủ này ra khỏi vị trí sở hữu chủ chốt ở các ngân hàng. Bởi lẽ, phía sau những ngân hàng “gia đình trị” nói trên là những công ty sân sau, khiến cho nguồn lực tiết kiệm của xã hội không được phân bổ đúng nơi chốn mà nhiệm vụ của một trung gian tài chính cần phải thực hiện”.
Nới “room” cho cổ đông và lên sàn?
Cũng theo một chuyên gia, vấn đề “gia đình trị” không chỉ tồn tại ở khối ngân hàng cổ phần mà bắt đầu len lỏi vào một vài ngân hàng thương mại Nhà nước chi phối vốn dưới các hình thức khác nhau.
Không tiện nhắc tên cụ thể, ông này nêu lên tình trạng ở một ngân hàng thương mại nhà nước đã cổ phần hóa, chủ tịch hội đồng quản trị này gần như “lãnh chúa”, quyết tất cả mọi vấn đề trong hoạt động thay vì tôn trọng ý kiến cổ đông.
Đơn cử, một dự án đầu tư trụ sở hoạt động trị giá hàng tỷ USD, trong khi đã lựa chọn nhà thầu, nhà thi công nhưng vẫn tự quyết thay đổi; tùy tiện sử dụng nguồn tiền từ các quỹ phi kinh doanh cho hoạt động thiện nguyện nhưng không thông qua đại hội cổ đông; đề bạt con cháu giữ các chức vụ phó tổng giám đốc ngân hàng dù các nhân lực này có tuổi đời quá trẻ, quá trình cống hiến đối với ngân hàng còn ít hơn nhiều người khác.
Và đặc biệt, vị này dù đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn cố gắng vận động ở lại với lý do “đại biểu Quốc hội chưa hết nhiệm kỳ”.
Trước thực tế này, các chuyên gia đã nhiều lần khuyến cáo rằng, để góp phần giải quyết tình trạng cổ đông lớn chi phối và biểu hiện “gia đình trị” trong hệ thống, cần thúc đẩy nhanh tiến trình lên sàn niêm yết của tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần. Đồng thời, nên nới “room” sở hữu cho các nhà đầu tư nước ngoài lên mức cao hơn 20% mà Chính phủ vừa cho phép mới đây.
Tại buổi gặp mặt báo chí ngành ngân hàng vừa tổ chức cuối tháng 12/2013, ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói: “Ngân hàng Nhà nước coi việc thúc đẩy các ngân hàng thương mại nhanh chóng niêm yết trên sàn chứng khoán là biện pháp để minh bạch hóa hoạt động của ngân hàng. Trong năm 2014, Ngân hàng Nhà nước sẽ đôn đốc các ngân hàng thương mại phải có lộ trình hiện thực hóa quá trình niêm yết”.
Tuy nhiên, liệu có phải cứ lên sàn là hệ thống ngân hàng chấm dứt sở hữu chéo cũng như tình trạng “gia đình trị”?
Trên thực tế không hoàn toàn phải vậy, vì quan sát ở khối cổ phần, hầu hết đều do nhiều chủ sở hữu nhưng không vì thế mà nguồn vốn góp của họ và dòng tiền cấp tín dụng cho các dự án được minh bạch hoàn toàn. Không ít trường hợp cổ đông góp vốn không phải do nguồn vốn của chính mình mà được lấy từ tín dụng thông qua các bút toán phủ thủy.
Trong giới ngân hàng hiện đang xôn xao phi vụ giải ngân hàng nghìn tỷ đồng cho một ông chủ bất động sản kiêm chủ gỗ chỉ trong ít ngày nhưng không có mục đích rõ ràng để sử dụng vào mục đích mua cổ phiếu ngân hàng. Và sau khi nắm giữ đủ một lượng cổ phiếu cần thiết, rất có thể ông này sẽ thống lĩnh ngân hàng và tìm cách đưa tiền ra giải vây cho những dự án đất đai của mình đang bất động nhiều năm nay.
Chuyên gia tài chính Vũ Đình Ánh cho rằng, muốn triệt được sở hữu chéo và “gia đình trị” trong hệ thống ngân hàng thì phải kiểm soát dòng tiền đến và đi.
Có nghĩa là, một cổ đông muốn góp vốn và hoặc mua cổ phiếu ngân hàng, cần phải biết người đó lấy tiền ở đâu ra. Cùng đó, với hệ thống theo dõi core banking từ thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước đến các tổ chức tín dụng, phải kiểm soát chặt dòng tiền ra cho ai vay, mục đích gì.
Đây quả là áp lực lớn đối với Cơ quan Thanh tra giám sát và cao hơn là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Không khó, nhưng xử lý lại là vấn đề không dễ!
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những kết quả này không thể lu mờ mối lo từ các “công ty sân sau” của các ông chủ ngân hàng cổ phần, tình trạng phức tạp của sở hữu chéo và cả tính chất “gia đình trị” đang len lỏi vào một vài ngân hàng thương mại nhà nước chi phối vốn.
Mới chỉ rọi đèn mờ vào bóng tối?
Theo báo cáo của Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2013, đơn vị này đã tiến hành gần 1.000 lần thanh tra và trên 300 lần kiểm tra hoạt động của các tổ chức tín dụng trên khắp cả nước.
Thông qua đó, Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện và xử lý hàng loạt vi phạm trong cấp tín dụng như: cho vay vượt quá giới hạn với một vài hoặc nhóm khách hàng ẩn chứa nhiều nghi ngờ về công ty sân sau của các ông chủ ngân hàng; mua bán quyền truy đòi nợ, thậm chí mua bán nợ có kỳ hạn để che đậy nợ xấu hay cho vay để đảo nợ.
Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước cũng xử lý nghiêm tình trạng các ngân hàng dễ dãi chấp nhận khách hàng, dẫn đến chất lượng tín dụng không đạt chuẩn, nợ xấu tăng cao nhưng không trích lập dự phòng đúng với quy định. Chưa kể, số liệu báo cáo nợ xấu của các tổ chức tín dụng thấp hơn số liệu giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước.
Khi tái cơ cấu 9 ngân hàng thương mại yếu kém, Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng sở hữu chéo này để thay thế sở hữu chéo kia và điều này có thể dẫn đến cơ cấu chủ sở hữu còn phức tạp hơn trước đó. Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright
Đáng chú ý, sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 780 cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ theo hướng giãn, hoãn kỳ hạn nợ để tránh áp lực nợ bị “nhảy nhóm”, không ít đơn vị đã lạm dụng quá mức chính sách này để tránh áp lực về số liệu nợ xấu. Chính hành vi này dẫn đến nợ xấu không được phản ánh thực chất và không trích lập đủ mức cần thiết.
Song song, Ngân hàng Nhà nước cũng phát hiện và xử lý nhiều tổ chức tín dụng vi phạm quy định về các tỷ lệ an toàn hoạt động ngân hàng, chuyển nhượng cổ phần cũng như giới hạn sở hữu cổ phần.
Ngoài ra, tình trạng huy động vốn vượt trần lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nước vẫn còn tồn tại ở không ít ngân hàng thông qua nhiều hình thức lách luật như “chiết khấu sổ tiết kiệm”, “hợp đồng ủy thác quản lý vốn”, trả thêm tiền lãi qua “phụ lục hợp đồng”...
Cũng thông qua các cuộc thanh, kiểm tra nói trên, trong năm 2013, Cơ quan Thanh tra giám sát đã gửi đến các tổ chức tín dụng trên 9 nghìn kiến nghị căn chỉnh hoạt động đi vào khuôn phép và các đơn vị đã thực hiện được một nửa trong số các kiến nghị trên.
Đặc biệt, điểm nhấn mà Cơ quan Thanh tra giám sát đưa ra là cần phải đánh giá đúng thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng và đề xuất các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu, ngăn chặn kịp thời các hành vi lạm dụng và chi phối ngân hàng của các cổ đông lớn và nhóm người có liên quan tại các ngân hàng.
“Lực lượng thị trường” là ai?
Mặc dù tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2014 tổ chức tại Hà Nội và Tp.HCM chỉ đề cập lướt qua vấn đề sở hữu chéo nhưng lại rất thu hút sự chú ý của giới phân tích tài chính. Thậm chí, họ dõi ánh mắt về phía Ngân hàng Nhà nước để xem cơ quan này sẽ ứng xử như thế nào trước thực trạng này.
Trước đó, không phải ngẫu nhiên mà tại một hội thảo về chính sách tiền tệ (30/10/2013), ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright đã thẳng thắn: “Khi tái cơ cấu 9 ngân hàng thương mại yếu kém, Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng sở hữu chéo này để thay thế sở hữu chéo kia và điều này có thể dẫn đến cơ cấu chủ sở hữu còn phức tạp hơn trước đó”.
Điều ông Thành nói không phải không có cơ sở vì theo thông lệ quốc tế, khi xử lý nợ xấu, Nhà nước thường bỏ ra một khoản tiền mua đứt bán đoạn số nợ xấu, tái cơ cấu lại chúng để bán sau này; đồng thời làm sạch bảng cân đối tài sản cho các ngân hàng thương mại để họ tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng với doanh nghiệp. Nhưng ở Việt Nam, do nguồn lực ngân sách có hạn nên các nhà quản lý đã nghĩ ra phương cách sử dụng “lực lượng thị trường” để tái cơ cấu các đơn vị yếu kém.
Nói cách khác, Ngân hàng Nhà nước đã thay thế các ông chủ yếu kém bằng các ông chủ khỏe mạnh hơn. Nhưng, phía sau các ông chủ ngân hàng được coi là khỏe mạnh về tài chính thì hầu hết lại không có nghề ngân hàng, đó là chưa nói đến việc họ lấy tiền ở đâu để sở hữu ngân hàng lại là vấn đề nhạy cảm khác mà cơ quan quản lý không dễ đụng vào. Chưa kể, còn nhiều ông chủ ngân hàng khác xuất thân là kỹ sư vô tuyến điện, buôn bán đất đai...
Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Phát triển kinh doanh Hà Nội (BDI) nói: “Về dài hạn, phải tìm cách đưa bằng được các ông chủ này ra khỏi vị trí sở hữu chủ chốt ở các ngân hàng. Bởi lẽ, phía sau những ngân hàng “gia đình trị” nói trên là những công ty sân sau, khiến cho nguồn lực tiết kiệm của xã hội không được phân bổ đúng nơi chốn mà nhiệm vụ của một trung gian tài chính cần phải thực hiện”.
Nới “room” cho cổ đông và lên sàn?
Cũng theo một chuyên gia, vấn đề “gia đình trị” không chỉ tồn tại ở khối ngân hàng cổ phần mà bắt đầu len lỏi vào một vài ngân hàng thương mại Nhà nước chi phối vốn dưới các hình thức khác nhau.
Không tiện nhắc tên cụ thể, ông này nêu lên tình trạng ở một ngân hàng thương mại nhà nước đã cổ phần hóa, chủ tịch hội đồng quản trị này gần như “lãnh chúa”, quyết tất cả mọi vấn đề trong hoạt động thay vì tôn trọng ý kiến cổ đông.
Đơn cử, một dự án đầu tư trụ sở hoạt động trị giá hàng tỷ USD, trong khi đã lựa chọn nhà thầu, nhà thi công nhưng vẫn tự quyết thay đổi; tùy tiện sử dụng nguồn tiền từ các quỹ phi kinh doanh cho hoạt động thiện nguyện nhưng không thông qua đại hội cổ đông; đề bạt con cháu giữ các chức vụ phó tổng giám đốc ngân hàng dù các nhân lực này có tuổi đời quá trẻ, quá trình cống hiến đối với ngân hàng còn ít hơn nhiều người khác.
Và đặc biệt, vị này dù đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn cố gắng vận động ở lại với lý do “đại biểu Quốc hội chưa hết nhiệm kỳ”.
Ngân hàng Nhà nước coi việc thúc đẩy các ngân hàng thương mại nhanh chóng niêm yết trên sàn chứng khoán là biện pháp để minh bạch hóa hoạt động của ngân hàng. Trong năm 2014, Ngân hàng Nhà nước sẽ đôn đốc các ngân hàng thương mại phải có lộ trình hiện thực hóa quá trình niêm yết. Ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Trước thực tế này, các chuyên gia đã nhiều lần khuyến cáo rằng, để góp phần giải quyết tình trạng cổ đông lớn chi phối và biểu hiện “gia đình trị” trong hệ thống, cần thúc đẩy nhanh tiến trình lên sàn niêm yết của tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần. Đồng thời, nên nới “room” sở hữu cho các nhà đầu tư nước ngoài lên mức cao hơn 20% mà Chính phủ vừa cho phép mới đây.
Tại buổi gặp mặt báo chí ngành ngân hàng vừa tổ chức cuối tháng 12/2013, ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói: “Ngân hàng Nhà nước coi việc thúc đẩy các ngân hàng thương mại nhanh chóng niêm yết trên sàn chứng khoán là biện pháp để minh bạch hóa hoạt động của ngân hàng. Trong năm 2014, Ngân hàng Nhà nước sẽ đôn đốc các ngân hàng thương mại phải có lộ trình hiện thực hóa quá trình niêm yết”.
Tuy nhiên, liệu có phải cứ lên sàn là hệ thống ngân hàng chấm dứt sở hữu chéo cũng như tình trạng “gia đình trị”?
Trên thực tế không hoàn toàn phải vậy, vì quan sát ở khối cổ phần, hầu hết đều do nhiều chủ sở hữu nhưng không vì thế mà nguồn vốn góp của họ và dòng tiền cấp tín dụng cho các dự án được minh bạch hoàn toàn. Không ít trường hợp cổ đông góp vốn không phải do nguồn vốn của chính mình mà được lấy từ tín dụng thông qua các bút toán phủ thủy.
Trong giới ngân hàng hiện đang xôn xao phi vụ giải ngân hàng nghìn tỷ đồng cho một ông chủ bất động sản kiêm chủ gỗ chỉ trong ít ngày nhưng không có mục đích rõ ràng để sử dụng vào mục đích mua cổ phiếu ngân hàng. Và sau khi nắm giữ đủ một lượng cổ phiếu cần thiết, rất có thể ông này sẽ thống lĩnh ngân hàng và tìm cách đưa tiền ra giải vây cho những dự án đất đai của mình đang bất động nhiều năm nay.
Chuyên gia tài chính Vũ Đình Ánh cho rằng, muốn triệt được sở hữu chéo và “gia đình trị” trong hệ thống ngân hàng thì phải kiểm soát dòng tiền đến và đi.
Có nghĩa là, một cổ đông muốn góp vốn và hoặc mua cổ phiếu ngân hàng, cần phải biết người đó lấy tiền ở đâu ra. Cùng đó, với hệ thống theo dõi core banking từ thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước đến các tổ chức tín dụng, phải kiểm soát chặt dòng tiền ra cho ai vay, mục đích gì.
Đây quả là áp lực lớn đối với Cơ quan Thanh tra giám sát và cao hơn là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Không khó, nhưng xử lý lại là vấn đề không dễ!