Malaysia vẫn "khát" lao động Việt
Theo Ban quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia, nhu cầu nhận lao động Việt Nam tại các nhà máy của nước này vẫn rất lớn
Theo Ban quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia, nhu cầu nhận lao động Việt Nam tại các nhà máy của nước này vẫn rất lớn.
Tuy nhiên, về phía Việt Nam, xuất khẩu lao động sang Malaysia đang giảm sút nghiêm trọng. Dự kiến cả năm nay sẽ không có quá 10.000 người đi xuất khẩu lao động sang nước này.
Người lao động quay lưng
Tại Malaysia có khoảng 100.000 lao động Việt Nam đang làm việc và người lao động với lao động thủ công giản đơn, thu nhập bình quân từ 700-1.200 Ringit/tháng, tương ứng khoảng 4-4,5 triệu đồng/tháng. Nhiều nhà máy còn tạo điều kiện cho lao động làm thêm, tăng thu nhập 100-200 Ringit. Lao động làm việc ngày 8 tiếng.
Theo đánh giá của ông Vũ Đình Toàn, Tham tán thương mại, Trưởng ban Quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia, trong bối cảnh hiện nay mức thu nhập này là tạm ổn.
Tuy nhiên hiện ở trong nước vẫn tồn tại thông tin sang làm việc tại Malaysia thu nhập không cao, tiềm ẩn nhiểu rủi ro đã tác động mạnh đến tâm lý người lao động, khiến họ quay lưng lại với thị trường Malaysia.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã than phiền: có nhiều trường hợp đã đăng ký, được cấp calling visa, hoàn tất thủ tục xuất cảnh, thậm chí đến giờ bay... người lao động vẫn hủy hợp đồng. Có những doanh nghiệp xuất khẩu lao động trước đây mỗi năm cung ứng hơn 1.000 lao động sang Malaysia như Airseco, Châu Hưng, Hiteco, Sovilaco... thì nay đều rơi vào tình trạng khó tuyển lao động.
Theo Ban quản lý, nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc giảm sút lao động sang Malaysia là do thời gian qua, trước các biến động của nền kinh tế Malaysia, nhiều doanh nghiệp, nhà máy sản xuất của Malaysia thu hẹp sản xuất, một số nhà máy đóng cửa.
Tình trạng này dẫn đến không chỉ lao động Việt Nam mà lao động của Nepan, Indonesia, Bănglades không có việc làm thường xuyên, thu nhập không ổn định, một số phải về nước trước thời hạn làm ảnh hưởng đến tâm lý người lao động trong nước.
Đứng trước tình hình này, thay vì ồ ạt ký hợp đồng như trước mà tập trung khai thác nhu cầu ở những nhà máy hoạt động ổn định. Đơn cử như như Công ty Cổ phần Thương mại Châu Hưng. Công ty này vẫn thường xuyên tái ký hợp đồng với những nhà máy lớn của nước ngoài tại Malaysia như Canon, Sony, Sankyo... Có khoảng 500 lao động do công ty tuyển chọn đang làm việc tại các nhà máy trên với thu nhập từ 5 triệu đến 6 triệu đồng/người/tháng.
Có doanh nghiệp đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích người lao động sang Malaysia.
Ông Đàm Trung Bắc, Giám đốc Công ty Toàn Cầu cho biết, đã phối hợp với huyện áp dụng chính sách hỗ trợ cho người lao động. Theo đó, cam kết bảo đảm thu nhập tối thiểu mỗi tháng là 800 RM (khoảng 4 triệu đồng), người lao động được ứng trước chi phí (trừ dần vào lương), hỗ trợ tiền tàu xe, chi phí cấp chứng chỉ nghề, chi phí nhà ở trong suốt thời gian tập trung đào tạo.
Còn Công ty Sovilaco cũng đã đạt được thỏa thuận với nhà máy chế tác vàng Zenmax ở Penang (Malaysia), ứng trước toàn bộ chi phí cho người lao động...
Thời cơ thuận lợi
Ông Vũ Đình Toàn khẳng định, giai đoạn khó khăn đó đã qua, chính sách phát triển kinh tế cũng như tiếp nhận lao động của Malaysia đang đi vào ổn định. Hiện Chính phủ Malaysia đang có kế hoạch đầu tư, phát triển hành lang kinh tế phía Bắc và vùng duyên hải, rất cần nhiều lao động nước ngoài sang làm việc đến năm 2015. Đây là thời cơ rất thuận lợi cho việc tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc.
Ông Toàn nói tại các nhà máy của Malaysia nhu cầu và khả năng tiếp nhận lao động Việt Nam rất lớn. Malaysia vẫn là thị trường lao động phù hợp với thu nhập của đa phần lao động thủ công Việt Nam.
Về phía Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đã chỉ đạo các công ty chuyên đưa lao động sang làm việc tại thị trường Malaysia, khi ký hợp đồng cung ứng lao động cho phía bạn phải đảm bảo mỗi lao động thu nhập không dưới 19 Ringit/ngày/người.
Hiện thoả thuận giữa Việt Nam và Malaysia đều theo hướng: ngoài lương khởi điểm, lao động Việt Nam đều có phụ cấp làm thêm giờ về hệ số 1,5 (ngày thường), 2,0 ngày chủ nhật, riêng ngày lễ, tết theo lịch của Malaysia có hệ số 3,0.
Tuy nhiên, theo ông Toàn, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam tuyển chọn đưa lao động sang làm việc tại Malaysia cần kỹ lưỡng hơn, không nên phó mặc cho các cơ sở, chi nhánh trong nước. Thông tin đầy đủ thuận lợi, khó khăn cho người lao động trước khi sanng làm việc cần công khai, minh bạch, tránh chuyện hiểu nhầm.
Bên cạnh đó khâu tuyển chọn nguồn lao động trong nước nếu làm tốt, sẽ tạo thuận lợi không chỉ cho người lao động Việt Nam mà còn tạo uy tín cho doanh nghiệp Việt Nam với nhà máy của bạn.
Ông Toàn cho rằng, với các doanh nghiệp đưa được nhiều lao động sang thị trường Malaysia cần tăng cường trách nhiệm, duy trì người đại diện tại nước sở tại, không nên uỷ quyền cho môi giới lao động giải quyết những phát sinh.
Tuy nhiên, về phía Việt Nam, xuất khẩu lao động sang Malaysia đang giảm sút nghiêm trọng. Dự kiến cả năm nay sẽ không có quá 10.000 người đi xuất khẩu lao động sang nước này.
Người lao động quay lưng
Tại Malaysia có khoảng 100.000 lao động Việt Nam đang làm việc và người lao động với lao động thủ công giản đơn, thu nhập bình quân từ 700-1.200 Ringit/tháng, tương ứng khoảng 4-4,5 triệu đồng/tháng. Nhiều nhà máy còn tạo điều kiện cho lao động làm thêm, tăng thu nhập 100-200 Ringit. Lao động làm việc ngày 8 tiếng.
Theo đánh giá của ông Vũ Đình Toàn, Tham tán thương mại, Trưởng ban Quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia, trong bối cảnh hiện nay mức thu nhập này là tạm ổn.
Tuy nhiên hiện ở trong nước vẫn tồn tại thông tin sang làm việc tại Malaysia thu nhập không cao, tiềm ẩn nhiểu rủi ro đã tác động mạnh đến tâm lý người lao động, khiến họ quay lưng lại với thị trường Malaysia.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã than phiền: có nhiều trường hợp đã đăng ký, được cấp calling visa, hoàn tất thủ tục xuất cảnh, thậm chí đến giờ bay... người lao động vẫn hủy hợp đồng. Có những doanh nghiệp xuất khẩu lao động trước đây mỗi năm cung ứng hơn 1.000 lao động sang Malaysia như Airseco, Châu Hưng, Hiteco, Sovilaco... thì nay đều rơi vào tình trạng khó tuyển lao động.
Theo Ban quản lý, nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc giảm sút lao động sang Malaysia là do thời gian qua, trước các biến động của nền kinh tế Malaysia, nhiều doanh nghiệp, nhà máy sản xuất của Malaysia thu hẹp sản xuất, một số nhà máy đóng cửa.
Tình trạng này dẫn đến không chỉ lao động Việt Nam mà lao động của Nepan, Indonesia, Bănglades không có việc làm thường xuyên, thu nhập không ổn định, một số phải về nước trước thời hạn làm ảnh hưởng đến tâm lý người lao động trong nước.
Đứng trước tình hình này, thay vì ồ ạt ký hợp đồng như trước mà tập trung khai thác nhu cầu ở những nhà máy hoạt động ổn định. Đơn cử như như Công ty Cổ phần Thương mại Châu Hưng. Công ty này vẫn thường xuyên tái ký hợp đồng với những nhà máy lớn của nước ngoài tại Malaysia như Canon, Sony, Sankyo... Có khoảng 500 lao động do công ty tuyển chọn đang làm việc tại các nhà máy trên với thu nhập từ 5 triệu đến 6 triệu đồng/người/tháng.
Có doanh nghiệp đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích người lao động sang Malaysia.
Ông Đàm Trung Bắc, Giám đốc Công ty Toàn Cầu cho biết, đã phối hợp với huyện áp dụng chính sách hỗ trợ cho người lao động. Theo đó, cam kết bảo đảm thu nhập tối thiểu mỗi tháng là 800 RM (khoảng 4 triệu đồng), người lao động được ứng trước chi phí (trừ dần vào lương), hỗ trợ tiền tàu xe, chi phí cấp chứng chỉ nghề, chi phí nhà ở trong suốt thời gian tập trung đào tạo.
Còn Công ty Sovilaco cũng đã đạt được thỏa thuận với nhà máy chế tác vàng Zenmax ở Penang (Malaysia), ứng trước toàn bộ chi phí cho người lao động...
Thời cơ thuận lợi
Ông Vũ Đình Toàn khẳng định, giai đoạn khó khăn đó đã qua, chính sách phát triển kinh tế cũng như tiếp nhận lao động của Malaysia đang đi vào ổn định. Hiện Chính phủ Malaysia đang có kế hoạch đầu tư, phát triển hành lang kinh tế phía Bắc và vùng duyên hải, rất cần nhiều lao động nước ngoài sang làm việc đến năm 2015. Đây là thời cơ rất thuận lợi cho việc tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc.
Ông Toàn nói tại các nhà máy của Malaysia nhu cầu và khả năng tiếp nhận lao động Việt Nam rất lớn. Malaysia vẫn là thị trường lao động phù hợp với thu nhập của đa phần lao động thủ công Việt Nam.
Về phía Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đã chỉ đạo các công ty chuyên đưa lao động sang làm việc tại thị trường Malaysia, khi ký hợp đồng cung ứng lao động cho phía bạn phải đảm bảo mỗi lao động thu nhập không dưới 19 Ringit/ngày/người.
Hiện thoả thuận giữa Việt Nam và Malaysia đều theo hướng: ngoài lương khởi điểm, lao động Việt Nam đều có phụ cấp làm thêm giờ về hệ số 1,5 (ngày thường), 2,0 ngày chủ nhật, riêng ngày lễ, tết theo lịch của Malaysia có hệ số 3,0.
Tuy nhiên, theo ông Toàn, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam tuyển chọn đưa lao động sang làm việc tại Malaysia cần kỹ lưỡng hơn, không nên phó mặc cho các cơ sở, chi nhánh trong nước. Thông tin đầy đủ thuận lợi, khó khăn cho người lao động trước khi sanng làm việc cần công khai, minh bạch, tránh chuyện hiểu nhầm.
Bên cạnh đó khâu tuyển chọn nguồn lao động trong nước nếu làm tốt, sẽ tạo thuận lợi không chỉ cho người lao động Việt Nam mà còn tạo uy tín cho doanh nghiệp Việt Nam với nhà máy của bạn.
Ông Toàn cho rằng, với các doanh nghiệp đưa được nhiều lao động sang thị trường Malaysia cần tăng cường trách nhiệm, duy trì người đại diện tại nước sở tại, không nên uỷ quyền cho môi giới lao động giải quyết những phát sinh.