Đặt hàng đào tạo lao động xuất khẩu
Năm 2009-2010, có thể tổ chức thực hiện theo phương thức đấu thầu đối với một số gói thầu đào tạo xuất khẩu lao động
Năm 2009 và năm 2010, có thể tổ chức thực hiện theo phương thức đấu thầu đối với một số gói thầu đào tạo xuất khẩu lao động.
Đối tượng tham gia là các cơ sở dạy nghề (công lập, ngoài công lập trên phạm vi cả nước, bao gồm cả cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp) đáp ứng yêu cầu của bên đặt hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có đơn hàng tuyển lao động các nghề phù hợp với đề án cam kết với cơ sở dạy nghề đưa số lao động sau đào tạo đi làm việc ở nước ngoài.
Đó là một số điểm chính của đề án thí điểm đào tạo nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế đặt hàng đấu thầu giai đoạn 2008 - 2010, đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt. Đây là tin vui không chỉ người lao động mà đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động hiện gặp khó khăn và lúng túng trong việc tuyển chọn nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Theo Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), lao động Việt Nam đã có mặt trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề, tập trung chủ yếu ở các nước, vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan, khu vực Trung Đông. Trên 50% lao động đi làm việc ở nước ngoài được đào tạo nghề và trên 90% được tư vấn, định hướng.
Tính đến thời điểm hiện tại đã có gần 459.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài. Tuy nhiên, theo đánh giá của bà Kim Ngọc, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, những năm gần đây dù đã có chuyển biến nhưng tỷ lệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài có nghề mới chỉ chiếm khoảng 30%.
Trong khi đó, xu hướng chung của phần lớn các thị trường đều cần nhu cầu về lao động có tay nghề, ngay cả thị trường nhận nhiều lao động như Malaysia, Đài Loan, Trung Đông.
Đối với những thị trường đòi hỏi lao động có trình độ tay nghề cao và tiềm năng như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đông Âu... thì ngoài tay nghề người lao động cần phải có một trình độ ngoại ngữ nhất định. Do vậy, hầu như các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của ta còn bị động trước những đơn hàng này, bởi những nghề đối tác nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng thì ta không đào tạo hoặc có đào tạo nhưng trình độ tay nghề, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu của nước tiếp nhận.
Chưa kể, việc gắn kết giữa đào tạo nghề và xuất khẩu lao động thời gian qua còn nhiều bất cập, cơ sở dạy nghề không nắm được nhu cầu để đào tạo, còn doanh nghiệp xuất khẩu lao động thì không tìm được lao động đạt trình độ tay nghề theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Theo số liệu thống kê thì tỷ lệ lao động kỹ thuật qua đào tạo nghề của nước ta còn khá khiêm tốn, chiếm khoảng 20% tổng số lao động của cả nước.
Đối tượng tham gia là các cơ sở dạy nghề (công lập, ngoài công lập trên phạm vi cả nước, bao gồm cả cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp) đáp ứng yêu cầu của bên đặt hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có đơn hàng tuyển lao động các nghề phù hợp với đề án cam kết với cơ sở dạy nghề đưa số lao động sau đào tạo đi làm việc ở nước ngoài.
Đó là một số điểm chính của đề án thí điểm đào tạo nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế đặt hàng đấu thầu giai đoạn 2008 - 2010, đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt. Đây là tin vui không chỉ người lao động mà đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động hiện gặp khó khăn và lúng túng trong việc tuyển chọn nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Theo Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), lao động Việt Nam đã có mặt trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề, tập trung chủ yếu ở các nước, vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan, khu vực Trung Đông. Trên 50% lao động đi làm việc ở nước ngoài được đào tạo nghề và trên 90% được tư vấn, định hướng.
Tính đến thời điểm hiện tại đã có gần 459.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài. Tuy nhiên, theo đánh giá của bà Kim Ngọc, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, những năm gần đây dù đã có chuyển biến nhưng tỷ lệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài có nghề mới chỉ chiếm khoảng 30%.
Trong khi đó, xu hướng chung của phần lớn các thị trường đều cần nhu cầu về lao động có tay nghề, ngay cả thị trường nhận nhiều lao động như Malaysia, Đài Loan, Trung Đông.
Đối với những thị trường đòi hỏi lao động có trình độ tay nghề cao và tiềm năng như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đông Âu... thì ngoài tay nghề người lao động cần phải có một trình độ ngoại ngữ nhất định. Do vậy, hầu như các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của ta còn bị động trước những đơn hàng này, bởi những nghề đối tác nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng thì ta không đào tạo hoặc có đào tạo nhưng trình độ tay nghề, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu của nước tiếp nhận.
Chưa kể, việc gắn kết giữa đào tạo nghề và xuất khẩu lao động thời gian qua còn nhiều bất cập, cơ sở dạy nghề không nắm được nhu cầu để đào tạo, còn doanh nghiệp xuất khẩu lao động thì không tìm được lao động đạt trình độ tay nghề theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Theo số liệu thống kê thì tỷ lệ lao động kỹ thuật qua đào tạo nghề của nước ta còn khá khiêm tốn, chiếm khoảng 20% tổng số lao động của cả nước.